Mẹ có thấy sợ và hồi hộp không ạ?
Ngày chúng ta gặp nhau đến rất gần rồi. Hẳn là mẹ hồi hộp lắm. Có con ở đây rồi, mẹ đừng sợ mẹ nha!
Chỉ số chuẩn
Con bằng quả mít to <br>(48 - 53cm; 3200 - 3600g)
Con bằng quả mít to
(48 - 53cm; 3200 - 3600g)
Chu vi vòng đầu: 340mm
Chiều dài xương đùi: 68 - 82mm
Video
Phóng to
Khám thai - Xét nghiệm - Siêu âm

Tuần thứ 36 - 40 là thời điểm mẹ bầu cần đi khám thai lần thứ 11. Ngày sinh đã cận kề, mẹ hãy đi khám theo sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc khám ngay nếu gặp các dấu hiệu bất thường. 

Mục đích: Kiểm tra tử cung và tư vấn các dấu hiệu sắp sinh

Xét nghiệm:

  • Kiểm tra cổ tử cung
  • Siêu âm theo dõi thai nhi
  • Kiểm tra khung chậu để xác định bạn có khả năng sinh thường hay không
  • Xét nghiệm Non - stress
Sự phát triển tuần này

Thai nhi sinh ra trong tuần này là đủ tháng rồi đấy, lúc này trọng lượng của thai nhi vào khoảng 3.200~3.400gr. Cùng với sự nâng cao về điều kiện sống và sự cải thiện tình trạng dinh dưỡng của con người, cân nặng của thai nhi lúc này đạt khoảng 4.000gr là chuyện thường gặp, thông thường các bé trai nặng cân hơn các bé gái một chút. Lớp mỡ dưới da thai nhi tiếp tục phát triển, các cơ quan trong cơ thể đã phát triển hoàn thiện, trong đó phổi sẽ là cơ quan hoàn thiện cuối cùng. Trong tuần này, bà bầu cần chú ý ba hiện tượng quan trọng: Những cơn co thắt tử cung, vỡ ối và xuất huyết. 

Sự phát triển của thai nhi 39 tuần, hoặc 37 tuần sau khi thụ thai, biểu hiện rõ ở lồng ngực của em bé ngày càng căng phồng lên. Đối với bé trai, tinh hoàn tiếp tục di chuyển xuống bìu. Thai nhi 39 tuần đạp nhiều từ giờ cho đến ngày sinh.

  • Bé tích tụ mỡ và béo lên
  • Não bé phát triển mạnh
  • Thai nhi khóc trong bụng mẹ
  • Làn da của thai nhi
  • Thai nhi 39 tuần đạp nhiều
  • Lưu ý nếu bé chưa xoay đầu (ngôi mông/ đẻ ngược)

Những thay đổi trong cơ thể mẹ

  • Vỡ ối: Có thể là dòng chảy lớn hoặc chỉ rò rỉ nước ối nhẹ;
  • Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy hoặc buồn nôn có khả năng xuất hiện trước khi bắt đầu chuyển dạ;
  • Bản năng “làm tổ”: Sự xuất hiện của một nguồn năng lượng rất lớn thúc đẩy mẹ chuẩn bị sẵn sàng chào đón con.
  • Mất nút nhầy: Một nút nhầy niêm phong tử cung của mẹ có thể không còn nữa thông qua quá trình kiểm tra độ mở của tử cung;
  • Chảy máu âm đạo: Mao mạch cổ tử cung bị vỡ do sự giãn nở và tràn máu ra ngoài, khiến cho dịch tiết âm đạo có màu hồng hoặc nhuốm đỏ.
  • Đau nhói từ âm đạo xuống chân: Không nên quá lo lắng khi thỉnh thoảng mẹ sẽ cảm nhận được cơn đau này do thai nhi ấn vào dây thần kinh vùng chậu;
  • Cơn đau “giả”: Mẹ có thể nhận thấy nhiều cơn co thắt Braxton Hicks hơn khi chuẩn bị chuyển dạ, cần đến bệnh viện ngay nếu cơn gò có tần suất thường xuyên và mức độ dữ dội hơn.

Những điều mẹ cần lưu ý

  • Giữ cho tâm trạng thoải mái
  • Hãy thử chăm sóc da mặt tại nhà
  • Ăn trong khi chuyển dạ
  • Ngủ nghỉ
App thai giáo uy tín
được tin tưởng bởi
Cảm nhận của các mẹ
Dinh dưỡng tuần này

Thực đơn chi tiết từng ngày
Ngày 1

Bữa sáng

  • Cháo đậu đen đậu phụ
  • Trứng vịt lộn

Bữa phụ sáng

  • Bánh gối
  • Sữa hạt điều

Bữa trưa

  • Cơm
  • Chim bồ câu hầm táo đỏ
  • Bề bề xào đậu đũa
  • Rau cải thảo luộc

Bữa phụ chiều

  • Súp cua
  • Quả táo

Bữa tối

  • Cơm
  • Ếch xào lá lốt
  • Rau củ luộc thập cẩm
  • Canh bí đỏ móng giò
Ngày 2

Bữa sáng

  • Phở bò
  • Quả dâu tây

Bữa phụ sáng

  • Há cảo hấp
  • Sữa chua không đường

Bữa trưa

  • Cơm
  • Trứng hấp hải sản
  • Dưa chuột xào thịt bằm
  • Canh rau cần nấu cà chua

Bữa phụ chiều

  • Khoai lang luộc
  • Sữa tươi

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt quay
  • Rau bắp cải luộc
  • Canh gà nấu bí ngòi
Ngày 3

Bữa sáng

  • Bánh mì kẹp chả
  • Sữa yến mạch óc chó

Bữa phụ sáng

  • Quả chuối
  • Sữa chua

Bữa trưa

  • Cơm
  • Cá hồi hấp nấm
  • Thịt lợn xào đậu côve
  • Canh cải chíp giá đỗ

Bữa phụ chiều

  • Bánh gối
  • Nước dừa

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt băm viên sốt cà chua
  • Quả lặc lày xào trứng non
  • Rau muống luộc
Ngày 4

Bữa sáng

  • Xôi dừa
  • Sữa tươi

Bữa phụ sáng

  • Khoai lang mật ong tẩm vừng
  • Sữa chua

Bữa trưa

  • Cơm
  • Thịt bò cuộn nấm kim châm
  • Sò điệp xào ngô non
  • Canh rau cải

Bữa phụ chiều

  • Hủ tiếu
  • Dưa hấu

Bữa tối

  • Cơm
  • Giò lụa
  • Lườn gà xào ớt chuông
  • Canh mồng tơi
Ngày 5

Bữa sáng

  • Mì spaghetti hải sản
  • Quả việt quất

Bữa phụ sáng

  • Sinh tố bơ xoài
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa trưa

  • Cơm
  • Thịt kho dừa
  • Su su xào cà rốt
  • Canh thịt bằm rau cải xoăn

Bữa phụ chiều

  • Quả kiwi
  • 1 ly sữa bầu ColosBaby Gold for Mum

Bữa tối

  • Cơm
  • Cá chép rán
  • Salad cà chua dưa chuột
  • Canh rau cải bó xôi
Ngày 6

Bữa sáng

  • Miến gà
  • Quả hồng xiêm

Bữa phụ sáng

  • Sữa chua 
  • Mít chín 

Bữa trưa

  • Cơm
  • Thịt gà rang nghệ
  • Rau cải xào thịt lợn
  • Củ quả luộc

Bữa phụ chiều

  • Sinh tố thanh long
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt bò hầm khoai tây cà rốt
  • Tôm hấp nước dừa
  • Canh rau đay
Ngày 7

Bữa sáng

  • Cháo cá
  • Quả hồng xiêm

Bữa phụ sáng

  • Sinh tố dừa sáp
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa trưa

  • Cơm
  • Thịt chân giò hầm sữa
  • Su hào xào thịt gà
  • Canh rau bắp cải cà chua

Bữa phụ chiều

  • Súp gà nấm
  • Quả việt quất

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt vịt luộc
  • Thịt lợn xào súp lơ
  • Canh bí xanh
CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE















































THAI GIÁO CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
THAI GIÁO TOÀN TẬP