Thai nhi đã bắt đầu mọc tóc và lông mày, trên lớp da mỏng cũng xuất hiện một lớp lông tơ, trông giống như một lớp vải nhung bao bọc xung quanh cơ thể bé, lớp lông tơ này sẽ biến mất sau khi bé được sinh ra. Trong tuần này, thai nhi có thể làm được nhiều động tác, ví dụ: Nắm chặt hai tay, nheo mắt, liếc mắt, nhíu mày, làm mặt xấu, mút ngón tay cái của mình… Những động tác này có thể giúp thai nhi phát triển trí não tốt hơn. Bà bầu cần đặc biệt chú ý việc vệ sinh khoang miệng. Sau khi có thai, vì sự thay đổi của nội tiết, nhu cầu đối với hoóc môn estrogen tăng lên, nên nướu răng của bà bầu dễ bị sung huyết hoặc xuất huyết, có thể gây ra bệnh viêm lợi. Bà bầu cần hình thành thói quen súc miệng sau khi ăn, sử dụng chỉ nha khoa và đánh răng buổi sáng và buổi tối.
Da của thai nhi 15 tuần vẫn còn rất mỏng, và nếu được nhìn trực tiếp, chúng ta có thể thấy toàn bộ những gì hiện diện bên trong cơ thể của thai nhi qua làn da ấy, đặc biệt là hệ thống mạch máu phức tạp đang dần hình thành.
- Sự phát triển của thai nhi 15 tuần (tương đương 13 tuần sau thụ tinh) diễn ra rất nhanh và mạnh. Tổng thể, ngoại hình của thai nhi dần dần trở nên giống với hình ảnh của một em bé thu nhỏ.
- Xương tiếp tục phát triển hơn nữa, và sẽ có thể nhìn thấy dưới hình ảnh siêu âm sau một khoảng thời gian nữa.
- Phần da đầu có tóc của thai nhi cũng bắt đầu hình thành.
- Cơ của thai nhi khỏe hơn, giúp thai nhi có thể di chuyển tay chân, nắm bàn tay, quắp ngón chân và biểu lộ cảm xúc trên khuôn mặt.
- Tuy nhiên vì kích thước của thai nhi 15 tuần còn nhỏ, do đó thai phụ không thể cảm nhận được các hoạt động của thai nhi diễn ra trong tử cung (nghĩa là chưa xuất hiện dấu hiệu thai máy).
Những thay đổi trong cơ thể mẹ
- Trào ngược thực quản - dạ dày: Cơ thể sẽ dần cảm thấy đói hơn nhiều so với trước, do đó dễ dẫn tới ăn quá nhiều thức ăn một lúc, khiến trào ngược dạ dày - thực quản xuất hiện. Để phòng tránh hiện tượng này, hãy ăn làm nhiều bữa ăn trong ngày để tránh hệ tiêu hóa bị quá tải khi ăn một bữa ăn lớn.
- Chóng mặt: Nếu cảm thấy chóng mặt, muốn ngất xỉu, hãy nằm xuống ngay lập tức, hoặc ngồi cúi đầu giữa hai đầu gối. Nếu không thể có chỗ có thể nằm hay ngồi xuống, hãy quỳ xuống và cúi đầu xuống phía trước để tránh ngất xỉu và có thể bị thương nếu ngã.
- Thường xuyên đau đầu: Nội tiết tố, mệt mỏi, căng thẳng,... tất cả đều có thể gây ra đau đầu. Để giảm đau, hãy thử ngồi ở nơi tối, yên tĩnh.
- Bộ não khi mang thai: Không thể nhớ những việc bình thường, hay quên đồ vật,... đó chính là sự ảnh hưởng lên não bộ khi mang thai. Hãy sử dụng bất kỳ thứ gì có thể (như giấy ghi chú, điện thoại, máy tính bảng,...) để giúp sắp xếp mọi việc và tránh quên những điều quan trọng.
Những điều mẹ cần lưu ý
- Để hạn chế tình trạng thâm nám và sạm da, bà bầu nên hạn chế ở lâu dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp. Nếu bắt buộc phải ra ngoài trời, mẹ đừng quên đội một chiếc mũ có vành rộng.
- Học cách nằm ngủ nghiêng về bên trái, dùng nhiều gối sao cho tư thế cảm thấy thoải mái nhất. Nằm nghiêng về bên trái sẽ giúp tuần hoàn máu của mẹ tốt hơn. Mẹ có thể ngủ với tư thế nằm nghiêng, dồn trọng tâm ngửa vào đầu gối để tránh áp lực lên dây thần kinh. Cố gắng để hai chân nâng lên một chút bằng cách gác lên dụng cụ để chân.
- Cơ thể của mẹ sẽ từng ngày thay đổi, vì vậy mẹ cũng cần có chế độ luyện tập linh hoạt để phù hợp với tình trạng cơ thể mình. Vào tuần thứ 15 của thai kỳ, bảo đảm an toàn, cân bằng và thoải mái trong khi luyện tập là yếu tố ưu tiên hàng đầu đối với các mẹ khi luyện tập.
- Từ tuần thứ 15 đến tuần thứ 18, để chắc chắn, mẹ cũng có thể được đề nghị chọc ối, xét nghiệm một mẫu nước ối nhỏ được rút bằng kim siêu âm. Mẹ có thể nói chuyện với bác sĩ về những xét nghiệm trước khi sinh mà bạn có thể muốn, bởi bác sĩ là người hiểu rõ tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé, sau đó sẽ đưa ra lời khuyên cho bạn.