Rạn da sau sinh không phải là một vấn đề nguy hiểm với cả mẹ và bé, nhưng chúng gây mất thẩm mỹ và làm chị em thiếu tự tin, thoải mái. Hãy cùng Mamibabi tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Rạn da sau sinh là hiện tượng da bị kéo căng quá mức bởi sự phát triển không ngừng của con yêu trong thai kỳ dài, dẫn đến xuất hiện những vết rạn nứt trên bề mặt da. Nguyên nhân xảy ra là khi mẹ bầu tăng cân đột ngột hay sự giãn nở của da trong quá trình mang thai sẽ khiến các collagen tự nhiên và lớp đàn hồi - elastin dưới da bị phá vỡ, tạo vết rạn trên da. Những vết rạn da sau sinh không được khắc phục kịp thời lâu ngày chuyển thành màu trắng trông như những vết sẹo, sờ vào còn có cảm giác sần sùi
Những vết rạn da sau sinh thường xuất hiện tại các vùng đùi, ngực, bụng, mông... và trở thành những nỗi ám ảnh của các mẹ sau sinh.
Khi mới hình thành, các vết rạn thường có màu đỏ hoặc hồng. Sau thời gian chúng chuyển sang màu tím thẫm hoặc tím nhạt. Và sau cùng là chuyển sang màu trắng, hay còn gọi là rạn da sau sinh lâu năm.
2.1. Rạn da sau sinh màu đỏ
Những vết rạn da màu đỏ trông giống như những vết nứt hay chảy máu dưới da. Đồng thời kèm theo các cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho mẹ bầu.
Thực chất, đó là hiện tượng da bị kéo căng, giãn tối đa và mỏng đi, khiến chúng ta dễ dàng nhìn thấy các mạch máu dưới da hơn. Do vậy mà các vết rạn có màu đỏ và khá nổi bật, khiến nhiều người cảm thấy tự ti. Và cũng không ít người lo lắng nó có phải là dấu hiệu về tình trạng sức khỏe của 2 mẹ con.
2.2. Rạn da sau sinh màu tím
Sau một thời gian kể từ khi xuất hiện, các vết rạn nứt dưới da bắt đầu liền lại, chúng sẽ chuyển sang màu tím thẫm hoặc tím lợt. Tại thời điểm này, mẹ bầu cần tìm phương pháp trị rạn da phù hợp nếu muốn chúng biến mất nhanh chóng. Bởi chỉ ít thời gian nữa, các vết rạn tím này sẽ chuyển thành rạn trắng và sẽ tồn tại vĩnh viễn trên cơ thể của bạn mà khả năng làm chúng biến mất là vô cùng khó khăn.
2.3. Rạn da sau sinh màu trắng
Rạn trắng hay còn được gọi với cái tên khác là rạn da lâu năm. Các vết rạn da tím chuyển dần thành màu trắng, khi này chúng không lồi lên như những ngày đầu xuất hiện mà chúng sẽ chuyển thành những rãnh lõm sâu dưới da và có màu trắng. Việc điều trị rạn da lâu năm rất khó, bạn cần phải nhờ tới sự can thiệp của các công nghệ thẩm mỹ hiện đại chứ không thể trị rạn da đơn thuần tại nhà.
Rạn da sau sinh không phải là một vấn đề nguy hiểm với cả mẹ và bé, nhưng chúng gây mất thẩm mỹ và làm chị em thiếu tự tin, thoải mái. Đặc biệt vị trí xuất hiện của những vết rạn thường nằm ở vòng 1, 2 và 3 - Những vị trí mà chị em đặc biệt quan tâm.
Ở một số trường hợp, mẹ bầu tự ti tới mức ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý vì sự mặc cảm, thiếu thẩm mỹ trên cơ thể khi xuất hiện những vết rạn này.
Loại bỏ hoàn toàn những vết rạn da sau sinh là một việc làm không dễ dàng, thậm chí có thể nói là không thể. Do đó, việc cần làm là phải thực hiện các biện pháp phòng tránh rạn da sau sinh trước khi chúng xuất hiện.
4.1. Kiểm soát cân nặng
Kiểm soát cân nặng, không để tăng cân quá nhanh trong một khoảng thời gian ngắn chính là để làn da dần thích ứng với việc giãn ra khi thai nhi phát triển. Đặc biệt ở tháng thứ 6 hoặc tháng thứ 7 là sự phát triển mạnh mẽ của thai nhi cũng như cân nặng ở các mẹ. Do vậy đây chính là giai đoạn các vết rạn thường xuyên xuất hiện.
Hãy tập trung sử dụng các thực phẩm bổ sung nhiều dinh dưỡng cho con, tránh trường hợp vào mẹ quá nhiều, dẫn tới thừa cân quá mức.
4.2. Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao
Tập luyện thể dục thể thao giúp cho các mẹ có một sức khỏe ổn định, dẻo dai, thuận lợi cho quá trình lâm bồn sau đó. Hơn thế nữa, thể dục thể thao cũng chính là một cách giúp cho làn da của mẹ tăng tính đàn hồi, sẽ giảm bớt những vấn đề khi rạn da xuất hiện.
4.3. Uống nhiều nước
Nước có tác dụng lọc da, giúp cho da căng và sáng mịn hơn. Khi được cung cấp đủ nước, làn da sẽ có đủ độ đàn hồi tăng khả năng ngăn ngừa và làm giảm các vết rạn da sau sinh hiệu quả.
4.4. Bổ sung các vitamin tự nhiên
Các loại vitamin tự nhiên cung cấp các vi chất giúp tăng khả năng tái tạo máu, giúp mẹ duy trì sức khỏe tốt
4.5. Sử dụng các loại kem tăng độ đàn hồi cho da
Ngoài ra trên thị trường còn rất nhiều loại kem trị rạn khác mà các mẹ bầu vẫn đang sử dụng. Tuy nhiên, khi sử dụng bất kỳ loại kem chống rạn da sau sinh nào, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ, đặc biệt tránh những loại có chứa Tretinoin - một chất gây ra dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.
4.6. Sử dụng các biện pháp phẫu thuật thẩm mỹ