Thai giáo là các hoạt động để giúp thai nhi phát triển tốt ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Bằng nhiều cách khác nhau, người mẹ sẽ truyền tới thai nhi chất dinh dưỡng, trí tuệ và cảm xúc; ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của thai nhi cả trước và sau khi ra đời.
Mamibabi cung cấp đầy đủ các bài tập thai giáo trong suốt 280 ngày mang thai để giúp mẹ thai giáo hiệu quả và tiết kiệm thời gian nhất.
Thai giáo trực tiếp bao gồm các bài tập tác động đến 5 giác quan của bé:
a. Thính giác
Bố mẹ có thể thai giáo cho bé thông qua thính giác. Âm thanh được phát ra gần bụng bầu sẽ giúp trẻ phát triển thính giác:
b. Thị giác
Khi nói tới thai giáo ánh sáng, đa số mọi người sẽ nghĩ ngay đến việc dùng 1 chiếc đèn pin và chiếu vào bụng. Điều này đúng nhưng chưa đủ.
Thai giáo ánh sáng là sử dụng ánh sáng để tương tác với em bé trong bụng, giúp gắn kết tình cảm với con yêu, giúp con yêu phát triển thị giác và trí não ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Khi nhìn thấy ánh sáng, bé sẽ phản ứng lại bằng cách đạp, trườn tới nơi có ánh sáng.
Có 2 cách thai giáo ánh sáng:
Đây là một hoạt động của thai giáo vận động, đơn giản, dễ thực hiện và rất thú vị.
c. Xúc giác
Thai giáo xúc giác là ba mẹ tác động lên thai nhi bằng nhiều hình thức như sờ, nắn, nâng, ôm ấp, vỗ về… Những tác động này sẽ truyền rung động vào nước ối, não bộ của thai nhi sẽ “đánh giá” và cảm nhận được tình yêu thương, sự bao bọc mà ba mẹ dành cho mình.
d. Khứu giác
Mùi vị thai nhi được tiếp xúc trong bụng mẹ sẽ quyết định bé thích mùi vị gì khi ra đời. Để giúp bé phát triển khứu giác, mẹ nên ngửi những hương thơm mình thích, ưu tiên mùi hương thiên nhiên như hoa quả, cây cỏ và mùi của những loại thức ăn ưa thích, tránh xa những mùi độc hại như hóa chất, mùi hôi thối...
e. Vị giác
Đến tháng thứ 4, cơ quan cảm thụ vị giác trên đầu lưỡi của thai nhi hình thành hoàn toàn, bé có sự phân biệt và sở thích về các vị rõ rệt. Việc ăn uống của mẹ hết sức quan trọng trong việc giúp bé phát triển vị giác. Để kích thích vị giác phát triển, mẹ cần ăn những thức ăn ngon, hợp khẩu vị, giàu dinh dưỡng. Mẹ có thể xem thêm thực đơn cho bà bầu chi tiết từng ngày tại đây.
Thai giáo gián tiếp là quá trình chăm sóc sức khỏe về mặt dinh dưỡng, tinh thần cho mẹ, từ đó giúp thai nhi phát triển tốt. Một số hình thức thai giáo gián tiếp:
Thai giáo vào thời gian nào trong ngày?
Thai giáo nên được thực hiện đều đặn mỗi ngày với sự tham gia của cả bố và mẹ. Thời gian mỗi lần thai giáo từ 15 - 30 phút, tùy theo sự sắp xếp của gia đình. Thai giáo nếu có thể thực hiện cố định vào một khung giờ là tốt nhất, điều này sẽ hình thành thói quen cho bé.
Nhưng nếu không thể thu xếp được, mẹ có thể thai giáo cho bé vào bất cứ khung giờ nào trong ngày. Thông thường, khung giờ thai giáo được nhiều mẹ yêu thích là sau 9h tối khi đã xong hết việc nhà.
Thai giáo nên bắt đầu từ khi nào?
Thai giáo nên được bắt đầu càng sớm càng tốt ngay từ khi biết tin mình có bầu, không nên đợi tới lúc thai nhi phát triển đủ các giác quan.
Mẹ nên thai giáo trong không gian như thế nào?
Không có yêu cầu đặc biệt về không gian tiến hành thai giáo. Mẹ có thể nằm trên giường, ghế sofa hoặc bất cứ đâu mà mẹ thấy thoải mái. Hãy tạm thời quên hết những âu lo trong công việc, cuộc sống, chỉ nghĩ tới em bé trong bụng thôi các mẹ nhé.
Tôi đang ở tuần thứ X, liệu bây giờ mới bắt đầu thai giáo thì có muộn không?
Đây là một trong những câu hỏi được các mẹ hỏi nhiều nhất. X là số tuần thai rất đa dạng, từ 1- 40. Có mẹ biết đến thai giáo từ trước khi bầu nhưng cũng có những mẹ gần sát ngày sinh mới bắt đầu tìm hiểu.
Không có tiêu chuẩn nào về thời gian bắt đầu thai giáo, cũng không bao giờ là quá muộn để mẹ bắt đầu. Điều quan trọng nhất trong thai giáo chính là mẹ có thể tận hưởng cảm giác “đồng nhất” với con.
Cho dù mẹ có thực hành thai giáo nhiều đến thế nào nhưng nếu mẹ nóng vội hoặc lo lắng mình đã không bắt đầu sớm hơn, mẹ sẽ truyền đến con cảm giác tiêu cực. Ngược lại, dù bắt đầu muộn hoặc có rất ít thời gian thai giáo nhưng nếu mẹ luôn vui vẻ truyền đến con cảm giác tích cực thì chắc chắn vẫn tốt hơn cho bé.
Thay vì lo lắng “hôm nay không có nhiều thời gian cho con” hoặc “mình bắt đầu thai giáo hơi muộn so với chúng bạn”, mẹ hãy chuyển suy nghĩ của mình theo hướng “mình đã bắt đầu thai giáo cho bé được 2 tuần rồi” hay “hôm nay dù rất bận, mình cũng đã cho con nghe được hai bản nhạc và kể cho con một câu chuyện”. Chỉ cần mẹ luôn giữ tâm trạng tích cực và cố gắng thực hành thai giáo sớm nhất có thể là đủ.
Thai giáo nhưng bé không phản ứng lại thì có đáng lo không?
Câu trả lời ngắn là Không. Một số mẹ vì nôn nóng nên tỏ ra rất lo lắng khi mới bắt đầu thai giáo nhưng không nhận được phản hồi của bé.
Ví dụ nhiều mẹ thai giáo ánh sáng nhưng không thấy con đạp, cho bé nghe nhạc nhưng bé không “động đậy”. Đây là hiện tượng bình thường, phản ứng như thế nào tùy thuộc sự phát triển và tính cách của mỗi bé.
Có bé thích nghe nhạc nên khi được nghe sẽ đáp lại mẹ ngay. Cũng có bé “nhạy cảm” nên nằm yên, phải sau một thời gian kiên trì thai giáo, mẹ mới thấy bé “nhúc nhích”.
Một số dấu hiệu bất thường mẹ cần chú ý: bé gò hoặc đạp dữ dội hơn bình thường, đau bụng, ra máu… Khi ấy, mẹ cần tạm dừng thai giáo và hỏi ý kiến bác sĩ.
GỢI Ý HOẠT ĐỘNG THAI
GIÁO 3 THÁNG ĐẦU |
||
Ngày | Hoạt động | |
Nên làm hàng ngày | Chọn và làm theo ngày | |
Thứ Hai |
- Cùng bé nghe nhạc thai giáo - Trò chuyện và ôm ấp thai nhi - Thiền - Giữ tâm trạng vui vẻ, lạc quan |
Đọc sách thai giáo, kiến thức mang thai |
Thứ Ba | Viết nhật ký thai kỳ | |
Thứ Tư | Học điều gì đó mới mẻ | |
Thứ Năm | Trồng cây, cắm hoa | |
Thứ Sáu | "Tám" với những người đã sinh con | |
Thứ Bảy | Xem phim có nội dung tích cực | |
Chủ Nhật | Nghỉ ngơi và tránh làm việc nặng |
GỢI Ý HOẠT ĐỘNG THAI
GIÁO 3 THÁNG GIỮA |
||
Ngày | Hoạt động | |
Nên làm hàng ngày | Chọn và làm theo ngày | |
Thứ Hai |
- Đọc truyện thai giáo - Làm đẹp, chăm sóc da, chống rạn da |
Thai giáo xúc giác |
Thứ Ba | Đọc sách thai giáo, mang thai, nuôi con | |
Thứ Tư | Thai giáo tưởng tượng | |
Thứ Năm |
Nói lời cảm ơn với thai nhi |
|
Thứ Sáu | Chơi game thai giáo | |
Thứ Bảy |
Tham gia lớp học tiền sản |
|
Chủ Nhật | Thai giáo mỹ thuật |
GỢI Ý HOẠT ĐỘNG THAI GIÁO
3 THÁNG CUỐI |
||
Ngày | Hoạt động | |
Nên làm hàng ngày | Chọn và làm theo ngày | |
Thứ Hai |
- Đọc truyện thai giáo - Thai giáo vận động: Vận động nhẹ nhàng - Thai giáo ngôn ngữ / Vỗ về và nói chuyện cùng bé - Thai giáo âm nhạc: Nghe nhạc hát ru và liên tưởng đến con - Mặc quần áo thật đẹp |
Ngắm ảnh các em bé đáng yêu |
Thứ Ba | Đọc sách chăm sóc bé sau sinh | |
Thứ Tư | Thai giáo ánh sáng | |
Thứ Năm | Làm đồ thủ công | |
Thứ Sáu | Thai giáo ánh sáng | |
Thứ Bảy | Mua sắm đồ cho bé | |
Chủ Nhật | Chụp ảnh bầu |
Mẹ đừng lo, Mamibabi sẽ giúp mẹ tránh được tất cả những sai lầm trên!