Con bắt đầu cử động rồi mẹ ơi, thật tuyệt
Mẹ có muốn chạm nhẹ vào con 1 chút để cảm nhận con cử động không ạ?
Chỉ số chuẩn
Con bằng quả chanh vàng  <br>(7,6cm; 28g)
Con bằng quả chanh vàng
(7,6cm; 28g)
Chu vi vòng đầu: 84mm
Chiều dài xương đùi: -mm
Video
Phóng to
Khám thai - Xét nghiệm - Siêu âm

Tuần thứ 10 - 13 là thời điểm mẹ bầu cần khám thai lần 3. 

Mục đích: Kiểm tra các dị tật ở thai nhi

Xét nghiệm:

  • Xét nghiệm Thalassemia: xác định có nguy cơ bị bệnh thiếu máu di truyền, hồng cầu vỡ sớm dẫn đến thiếu oxy hay không.
  • Xét nghiệm Double test: xét nghiệm sàng lọc sử dụng các xét nghiệm hóa sinh và đo độ mờ da gáy bằng siêu âm, nhằm đánh giá một số nguy cơ mắc các hội chứng Down, Edward hoặc Patau ở quý 1 của thai kỳ.

Siêu âm:

  • Siêu âm kiểm tra dị dạng chi
  • Siêu âm kiểm tra thoát vị cơ hoành
  • Siêu âm đo độ mờ da gáy: nhằm đánh giá nguy cơ bị bệnh Down của thai nhi. Nếu kết quả siêu âm đo độ mờ da gáy cho thấy thai nhi có nguy cơ mắc các bệnh di truyền, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu làm xét nghiệm sinh thiết gai nhau (CVS). Sinh thiết gai nhau được thực hiện từ tuần thứ 12 - 14 của thai kỳ. Xét nghiệm sinh thiết gai nhau là một xét nghiệm xâm lấn, có nguy cơ gây sảy thai với tỷ lệ rất thấp. 
Sự phát triển tuần này

Bây giờ, mặt của thai nhi đã giống với người trưởng thành hơn, trông như một búp bê xinh xắn. Lúc này, nếu bạn dùng ngón tay chạm nhẹ vào bụng, thai nhi sẽ bắt đầu cử động, nhưng bà bầu vẫn chưa thể cảm nhận được sự chuyển động này đâu. Bắt đầu từ tháng này, các bà bầu bắt đầu bước vào giai đoạn giữa của thai kì, có thể trên bụng và eo của bà bầu đã bắt đầu xuất hiện những vết rạn da. Để khắc phục những vết rạn da này, bà bầu cần luyện tập thể thao thích hợp và sử dụng một số loại kem dưỡng da chống rạn da, tiến hành mát xa đúng cách để kích thích tuần hoàn máu, tăng cường độ đàn hồi cho da.

Sự phát triển của thai nhi tuần 13 (tương đương tuần thứ 11 sau thụ tinh) đặc trưng bởi hiện tượng thai nhi bắt đầu uống nước ối và bài xuất nước tiểu vào buồng ối, và lại uống, tạo thành chu kỳ.

Xương của thai nhi bắt đầu cứng chắc hơn, đặc biệt là xương sọ và các xương dài. Thai nhi có thể chuyển động tay và chân ngẫu nhiên, và đặc biệt có thể cho ngón tay cái vào miệng (thói quen thường gặp ở trẻ sau khi ra đời). Da của thai nhi tuy vẫn còn mỏng và dễ nhìn xuyên qua, nhưng nó sẽ sớm dày lên. Trong tuần thứ 13 này dây thanh âm của thai nhi sẽ phát triển.

Những thay đổi trong cơ thể mẹ

  • Cơ thể bớt mệt mỏi: cơ thể đã trải qua ba tháng đầu của thai kỳ để thích nghi với tình trạng mang thai, do đó sự mệt mỏi dần giảm bớt.
  • Thay đổi khẩu vị: nếu vẫn cảm thấy thích hay sợ một số thức ăn nào đó, đừng quá khiên cưỡng với bản thân. Hãy cố gắng lựa chọn những món ăn bản thân cảm thấy thích và tốt cho sức khỏe.
  • Trào ngược dạ dày - thực quản: khi mang thai có thể xuất hiện tình trạng trào ngược dạ dày - thực quản (acid từ trong dạ dày trào ngược lên thực quản) gây nên cảm giác bỏng rát ở ngực. Để hạn chế tình trạng này, hãy cố gắng tránh những đồ ăn, thức uống có thể gây khởi phát trào ngược như: rượu, thức uống chứa caffein, chocolate, bạc hà, cam chanh, đồ ăn cay nóng,...
  • Táo bón: dưới tác dụng của nội tiết tố, tình trạng táo bón có thể xuất hiện. Hãy cố gắng ăn nhiều thức ăn giàu chất xơ (như rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt).
  • Chóng mặt: nếu đến giai đoạn này cơ thể vẫn xuất hiện những cơn chóng mặt, hãy cố gắng tránh thay đổi tư thế quá nhanh, và nếu cảm thấy chóng mặt, muốn xỉu, hãy ngay lập tức nằm xuống hoặc ngồi cúi gập đầu giữa hai đầu gối.

Những điều mẹ cần lưu ý

  • Giữ ẩm khoang mũi và bảo vệ trước khói bụi bằng khẩu trang thường xuyên.
  • Chuẩn bị cho mình những chiếc áo ngực mới, rộng hơn và thoải mái hơn.
  • Thường xuyên thay quần lót để được thoải mái hơn. Tuyệt đối không được thụt rửa vùng âm đạo khi bạn đang mang thai, điều này có thể làm đảo lộn sự cân bằng bình thường của vi sinh vật, dẫn đến nhiễm trùng âm đạo và thậm chí làm không khí vào âm đạo trong khi mang thai, có thể nguy hiểm.
  • Bà bầu ở tuần 13 sẽ sở hữu một làn da mịn và đẹp hơn, những vết mụn xấu xí sẽ bị loại bỏ. Để cung cấp đủ độ ẩm và dưỡng chất cho làn da trong thời kì mang thai, bà bầu nên sử dụng kem dưỡng ẩm. Tuy nhiên, tình trạng chảy máu nướu của bạn vẫn tiếp tục diễn ra, 80% các bà bầu sẽ bị chảy máu nướu trong thời kì này, nên bạn đừng quên kiểm tra nha khoa thường xuyên nhé. Ngoài ra, áo ngực của bà bầu cũng nên được thay đổi để có thể phù hợp hơn, giảm bớt đi cảm giác nặng nề, đau nhức hay nhạy cảm.
App thai giáo uy tín
được tin tưởng bởi
Cảm nhận của các mẹ
Dinh dưỡng tuần này

Thực đơn chi tiết từng ngày
Ngày 1

Bữa sáng

  • Bánh giò
  • Sữa tươi

Bữa phụ sáng

  • Há cảo hấp
  • Quả cam

Bữa trưa

  • Cơm
  • Trứng hấp thịt
  • Rau muống xào
  • Canh chua cá

Bữa phụ chiều

  • Trứng gà luộc
  • Quả chuối chín

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt lợn luộc
  • Giá xào thịt bò
  • Canh rau cải xanh
Ngày 2

Bữa sáng

  • Bánh mì kẹp thịt
  • Quả táo chín

Bữa phụ sáng

  • Sữa đậu nành
  • Quả xoài

Bữa trưa

  • Cơm
  • Cá kho thịt
  • Súp lơ xào tỏi
  • Canh rau cải cúc nấu thịt bằm

Bữa phụ chiều

  • Bánh bao
  • Sữa chua

Bữa tối

  • Cơm
  • Đậu phụ nhồi thịt sốt cà chua
  • Gà xào su su
  • Rau cải ngọt luộc
Ngày 3

Bữa sáng

  • Xôi xéo
  • Sữa hạnh nhân

Bữa phụ sáng

  • Quả thanh long
  • Sữa chua

Bữa trưa

  • Cơm
  • Mực nhồi thịt hấp gừng
  • Ngọn su su xào tỏi
  • Canh mọc rau củ

Bữa phụ chiều

  • Quả vú sữa
  • Sữa hạt sen

Bữa tối

  • Cơm
  • Chả trứng
  • Su hào xào thịt bò
  • Canh bí xanh
Ngày 4

Bữa sáng

  • Phở gà
  • Dưa hấu

Bữa phụ sáng

  • Khoai lang luộc
  • Quả kiwi

Bữa trưa

  • Cơm
  • Bò lúc lắc khoai tây
  • Đậu phụ hấp nấm
  • Canh rau cải bó xôi

Bữa phụ chiều

  • Sữa yến mạch
  • Quả nho

Bữa tối

  • Cơm
  • Cá diêu hồng hấp gừng hành
  • Mực xào hành tây
  • Canh rau đay 
Ngày 5

Bữa sáng

  • Bánh mì bơ tỏi ăn kèm trứng cuộn
  • Sữa hạt óc chó

Bữa phụ sáng

  • Hoa quả dầm sữa chua
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa trưa

  • Cơm
  • Cải ngọt xào tôm
  • Bầu luộc
  • Canh gà hạt sen

Bữa phụ chiều

  • Súp nấm rau củ
  • Quả lê

Bữa tối

  • Cơm
  • Cá hồi áp chảo sốt chanh leo
  • Trứng chim cút hấp nấm
  • Canh rau mồng tơi 
Ngày 6

Bữa sáng

  • Bún bò sốt vang
  • Quả nho

Bữa phụ sáng

  • Ngô luộc
  • Sữa đậu đỏ

Bữa trưa

  • Cơm
  • Mực xào cần tỏi
  • Súp lơ luộc
  • Canh sườn bí đỏ

Bữa phụ chiều

  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)
  • Quả bơ chín

Bữa tối

  • Cơm
  • Sườn xào chua ngọt
  • Bạch tuộc hấp sả
  • Rau củ luộc
Ngày 7

Bữa sáng

  • Cháo cá chép
  • Quả dâu tây

Bữa phụ

  • Khoai lang luộc
  • 1 ly sữa bầu ColosBaby Gold for Mum

Bữa trưa

  • Cơm
  • Thịt bê hấp sả
  • Súp lơ, cà rốt xào nấm
  • Canh thịt bằm rau củ

Bữa phụ chiều

  • Nui nấu thịt gà
  • Quả việt quất

Bữa tối

  • Cơm
  • Bí ngòi nhồi thịt hấp
  • Ngó sen xào tôm
  • Canh rong biển
CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE
THAI GIÁO CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
THAI GIÁO TOÀN TẬP