Vệ sinh đầu vú: Mẹ nên làm mỗi ngày
Việc này sẽ giúp mẹ cho con bú dễ dàng và đảm bảo hơn sau khi con ra đời đó ạ!
Chỉ số chuẩn
Con bằng cây bắp cải nhỏ <br>(37cm;	910g)
Con bằng cây bắp cải nhỏ
(37cm; 910g)
Chu vi vòng đầu: 256mm
Chiều dài xương đùi: 46 - 56mm
Video
Phóng to
Khám thai - Xét nghiệm - Siêu âm

Tuần thứ 24 - 27 là thời điểm mẹ bầu cần khám thai lần thứ 7. Nếu những tuần trước đó chưa khám, mẹ hãy đi khám ở tuần này nhé! 

Mục đích: Kiểm tra sự bất đồng nhóm máu, sự thay đổi bất thường trên cơ thể mẹ có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi

Xét nghiệm:

  • Kiểm tra chỉ số BMI
  • Kiểm tra huyết áp
  • Khám thai: Để tính tuổi thai và kiểm tra tim thai
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Siêu âm kiểm tra sự phát triển của thai nhi và kiểm tra lượng nước ối
  • Xét nghiệm máu nhằm tầm soát đái tháo đường thai kỳ
  • Xét nghiệm máu để xác định sự bất đồng nhóm máu giữa mẹ và thai nhi 
Sự phát triển tuần này

27 tuần tuổi, thai nhi đã xuất hiện những sợi tóc ngắn, tinh hoàn của bé trai vẫn chưa tụt xuống, môi nhỏ âm đạo của bé gái bắt đầu phát triển. Lúc này hệ thống thần kinh thính giác của thai nhi đã phát triển hoàn toàn, có phản ứng rõ rệt với những kích thích âm thanh ở bên ngoài; khí quản và phổi vẫn chưa phát triển hoàn thiện, nhưng vẫn tiếp tục hoạt động hô hấp. Lúc này bà bầu có thể có hiện tượng táo bón, do nhu động ruột giảm đi, các mạch máu xung quanh trực tràng bị chèn ép gây ra. Ngực của bà bầu thỉnh thoảng có thể tiết ra một ít chất lỏng như sữa, đây là hiện tượng hết sức bình thường. Lúc này bà bầu cần vệ sinh ngực sạch sẽ, sử dụng các loại áo ngực chuyên dành cho bà bầu, mỗi ngày nên vệ sinh đầu vú một lần để chuẩn bị sau này cho con bú.

Tuần thứ hai mươi bảy của thai kì đánh dấu hai tuần cuối của quý thứ hai, đây là cột mốc lớn cho cả mẹ và bé, và sự bắt đầu của giai đoạn cuối của thai kì.

  • Mắt của em bé đang trong quá trình phát triển và võng mạc đang hình thành
  • Bé đang định hình các kiểu thức và ngủ riêng của mình, vì vậy mẹ có thể nhận thấy rằng bé đang hoạt động theo một lịch trình, một kiểu mẫu, bao gồm lúc bé thức và hoạt động cũng như lúc bé đang ngủ và yên tĩnh hơn
  • Não của bé tiếp tục hình thành và phát triển. Mặc dù chưa có bằng chứng xác thực, các chuyên gia cho rằng lúc này bé có thể nằm mơ.
  • Mẹ hãy lưu ý rằng bé phản ứng rất mạnh với âm thanh và thay đổi nhiệt độ từ môi trường
  • Khi bé lớn hơn, bé sẽ có phản ứng với những cảm giác bất đồng. Bé có thể năng động hơn khi mẹ đang đi bộ trên đường, bé có thể nghe âm thanh từ các phương tiện giao thông, và cũng có những giai điệu hoặc bài hát làm bạn nhỏ của chúng ta phấn khích

Những thay đổi trong cơ thể mẹ

  • Sưng và phù
  • Thay đổi về rốn
  • Rạn da
  • Chóng mặt, ngất
  • Nướu chảy máu
  • Bụng bị ngứa
  • Hội chứng chân bồn chồn (RLS)
  • Đau dây chằng tròn
  • Nghẹt mũi

Những điều mẹ cần lưu ý

  • Giảm cảm giác đầy hơi
  • Chọn loại cá hồi tốt nhất
  • Làm dịu phát ban nhiệt
  • Chống phù nề
  • Theo dõi nhịp tim
App thai giáo uy tín
được tin tưởng bởi
Cảm nhận của các mẹ
Dinh dưỡng tuần này

Thực đơn chi tiết từng ngày
Ngày 1

Bữa sáng

  • Cháo đậu đen đậu phụ
  • Trứng vịt lộn

Bữa phụ sáng

  • Bánh gối
  • Sữa hạt điều

Bữa trưa

  • Cơm
  • Chim bồ câu hầm táo đỏ
  • Bề bề xào đậu đũa
  • Rau cải thảo luộc

Bữa phụ chiều

  • Súp cua
  • Quả táo

Bữa tối

  • Cơm
  • Ếch xào lá lốt
  • Rau củ luộc thập cẩm
  • Canh bí đỏ móng giò
Ngày 2

Bữa sáng

  • Phở bò
  • Quả dâu tây

Bữa phụ sáng

  • Há cảo hấp
  • Sữa chua không đường

Bữa trưa

  • Cơm
  • Trứng hấp hải sản
  • Dưa chuột xào thịt bằm
  • Canh rau cần nấu cà chua

Bữa phụ chiều

  • Khoai lang luộc
  • Sữa tươi

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt quay
  • Rau bắp cải luộc
  • Canh gà nấu bí ngòi
Ngày 3

Bữa sáng

  • Bánh mì kẹp chả
  • Sữa yến mạch óc chó

Bữa phụ sáng

  • Quả chuối
  • Sữa chua

Bữa trưa

  • Cơm
  • Cá hồi hấp nấm
  • Thịt lợn xào đậu côve
  • Canh cải chíp giá đỗ

Bữa phụ chiều

  • Bánh gối
  • Nước dừa

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt băm viên sốt cà chua
  • Quả lặc lè xào trứng non
  • Rau muống luộc
Ngày 4

Bữa sáng

  • Xôi dừa
  • Sữa tươi

Bữa phụ sáng

  • Khoai lang mật ong tẩm vừng
  • Sữa chua

Bữa trưa

  • Cơm
  • Thịt bò cuộn nấm kim châm
  • Sò điệp xào ngô non
  • Canh rau cải

Bữa phụ chiều

  • Hủ tiếu
  • Dưa hấu

Bữa tối

  • Cơm
  • Giò lụa
  • Lườn gà xào ớt chuông
  • Canh mồng tơi
Ngày 5

Bữa sáng

  • Mì spaghetti hải sản
  • Quả việt quất

Bữa phụ sáng

  • Sinh tố bơ xoài
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa trưa

  • Cơm
  • Thịt kho dừa
  • Su su xào cà rốt
  • Canh thịt bằm rau cải xoăn

Bữa phụ chiều

  • Quả kiwi
  • 1 ly sữa bầu ColosBaby Gold for Mum

Bữa tối

  • Cơm
  • Cá chép rán
  • Salad cà chua dưa chuột
  • Canh rau cải bó xôi
Ngày 6

Bữa sáng

  • Miến gà
  • Quả hồng xiêm

Bữa phụ sáng

  • Sữa chua 
  • Mít chín 

Bữa trưa

  • Cơm
  • Thịt gà rang nghệ
  • Rau cải xào thịt lợn
  • Củ quả luộc

Bữa phụ chiều

  • Sinh tố thanh long
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt bò hầm khoai tây cà rốt
  • Tôm hấp nước dừa
  • Canh rau đay
Ngày 7

Bữa sáng

  • Cháo cá
  • Quả hồng xiêm

Bữa phụ sáng

  • Sinh tố dừa sáp
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa trưa

  • Cơm
  • Thịt chân giò hầm sữa
  • Su hào xào thịt gà
  • Canh rau bắp cải cà chua

Bữa phụ chiều

  • Súp gà nấm
  • Quả việt quất

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt vịt luộc
  • Thịt lợn xào súp lơ
  • Canh bí xanh
CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE
THAI GIÁO CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
THAI GIÁO TOÀN TẬP