Mẹ đã cảm nhận được thai máy chưa ạ?
1 hành trình đầy thú vị đã tới rồi. Con đã to bằng quả bơ. Mẹ sẽ cảm nhận được con rõ hơn mỗi ngày.
Chỉ số chuẩn
Con bằng quả bơ <br>(10,2 - 12,7cm; 90 - 110g)
Con bằng quả bơ
(10,2 - 12,7cm; 90 - 110g)
Chu vi vòng đầu: 122mm
Chiều dài xương đùi: 18 - 22mm
Video
Phóng to
Khám thai - Xét nghiệm - Siêu âm

Tuần thứ 14 - 16 là thời điểm mẹ bầu cần khám thai lần thứ 4. Nếu tuần trước đó chưa khám, mẹ hãy khám ở tuần này nhé! 

Mục đích: kiểm tra sự phát triển của thai nhi và các nguy cơ về dị tật bẩm sinh

Xét nghiệm: các xét nghiệm kiểm tra sức khỏe cơ bản như xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm, ...

Sự phát triển tuần này

Thai nhi lúc này dài khoảng 11cm, cân nặng khoảng 80~110gr, kích thước nằm gọn trong lòng bàn tay. Bây giờ thai nhi đã bắt đầu biết nấc cụt, đây cũng là dấu hiệu của việc hô hấp. Thời khắc khiến cho các bà bầu cảm thấy thích thú đã đến rồi, trong tuần này, bạn có thể cảm nhận được thai máy. Nhịp đập thai máy sẽ tăng dần và rõ rệt từ tuần 16~20, nếu cảm thấy tử cung động đậy, âm thanh ục ục như tiếng dạ dày phát ra khi đang đói chính là hiện tượng thai máy đấy. Nhất định phải ghi chép lại thời gian lần đầu tiên cảm nhận thai máy để thông báo cho bác sĩ khi đi khám. 

Thai nhi 16 tuần xuất hiện một hành vi sẽ trở thành thói quen ở những đứa trẻ mới sinh ra, đó là mút ngón tay cái. Hệ tuần hoàn của thai nhi cũng đã sẵn sàng và có thể bắt đầu hoạt động.

  • Sự phát triển của thai nhi tuần 16 của thai kỳ (tương đương 14 tuần sau thụ tinh) đặc trưng bởi sự phát triển của các cơ ở khu vực lưng và xương sống, khiến đầu và cổ của thai nhi có thể ngẩng thẳng hơn nữa.
  • Mắt của thai nhi có thể chuyển động từ từ, tai cũng bắt đầu những bước hoàn thiện cuối cùng, các xương nhỏ trong tai dần hoạt động giúp thai nhi có thể cảm nhận âm thanh từ bên ngoài.
  • Tứ chi của thai nhi có khả năng chuyển động cùng nhau và có thể nhìn thấy trong quá trình siêu âm. Tuy nhiên những vận động này còn quá nhỏ nên thai phụ sẽ khó cảm nhận được (thai phụ chưa thấy dấu hiệu thai máy xuất hiện).

Những thay đổi trong cơ thể mẹ

  • Ngực tiếp tục phát triển to lên: Đây là một hiện tượng hết sức bình thường, dù một số thai phụ sẽ cảm thấy hơi khó chịu;
  • Táo bón: Bên cạnh các tác động từ nội tiết tố khi mang thai, tử cung tăng kích thước làm tăng áp lực lên đại tràng, khiến tình trạng táo bón có thể nặng hơn. Hãy uống đủ nước để làm giảm tình trạng này;
  • Tăng dịch tiết âm đạo: Dù dịch tiết âm đạo rất có ích đối với cơ thể, nhưng lại gây ra cho thai phụ cảm giác bất tiện;
  • Đau lưng: Khi thai lớn dần, bụng mẹ bầu to lên khiến vùng lưng phải chịu áp lực nhiều hơn gây ra đau lưng. Tắm nước ấm bằng vòi sen hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm có thể giúp mẹ giảm đau;
  • Chảy máu chân răng: Sau khi đánh răng một số thai phụ thấy mình bị chảy máu chân răng. Điều này hết sức bình thường bởi các nội tiết tố khi mang thai khiến nướu răng bị viêm và dễ chảy máu. Hãy chú ý vệ sinh răng miệng thường xuyên hơn.

Những điều mẹ cần lưu ý

  • Ngăn ngừa suy tĩnh mạch
  • Chuẩn bị thực hiện xét nghiệm Quad test
  • Chú ý trong chế độ ăn uống
  • Bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ
App thai giáo uy tín
được tin tưởng bởi
Cảm nhận của các mẹ
Dinh dưỡng tuần này

Thực đơn chi tiết từng ngày
Ngày 1

Bữa sáng

  • Bún mọc thịt
  • Quả nho

Bữa phụ sáng

  • Bánh bao chiên
  • Sữa đậu nành

Bữa trưa

  • Cơm
  • Cá ba sa nướng
  • Rau cải xoăn xào tỏi
  • Canh sườn khoai tây

Bữa phụ chiều

  • Sữa chua hoa quả cốt dừa
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa tối

  • Cơm
  • Cá chim hấp mắm tỏi
  • Rau củ xào thập cẩm
  • Canh củ cải hầm thịt
Ngày 2

Bữa sáng

  • Mì spaghetti sốt bò bằm
  • Sữa yến mạch đậu đỏ

Bữa phụ sáng

  • Ngũ cốc
  • Sữa chua không đường

Bữa trưa

  • Cơm
  • Thịt gà xào sả
  • Đậu côve luộc
  • Canh bầu nấu thịt viên

Bữa phụ chiều

  • Súp rau củ
  • Quả chuối

Bữa tối

  • Cơm
  • Ếch rang muối
  • Rau dền luộc
  • Canh nấm cà chua đậu phụ
Ngày 3

Bữa sáng

  • Cháo gà
  • Bưởi

Bữa phụ sáng

  • Sinh tố chuối
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa trưa

  • Cơm
  • Sườn sốt cà chua
  • Tôm trộn quả bơ
  • Canh rau cải ngọt

Bữa phụ chiều

  • Quả táo
  • Sữa hạt điều yến mạch

Bữa tối

  • Cơm
  • Cá nướng riềng sả
  • Rau cải thảo luộc
  • Canh ngao chua
Ngày 4

Bữa sáng

  • Nui sốt kem nấm
  • Dưa vàng

Bữa phụ sáng

  • Khoai lang
  • Sữa tươi

Bữa trưa

  • Cơm
  • Gà om nấm
  • Bí ngòi luộc
  • Canh rau cần thịt bò

Bữa phụ chiều

  • Bánh mì
  • Sữa chua

Bữa tối

  • Cơm
  • Đậu phụ nhúng mắm hành
  • Thịt bê xào sả
  • Rau luộc
Ngày 5

Bữa sáng

  • Mì gạo nấu thịt heo rau cải
  • Quả quýt

Bữa phụ sáng

  • Ngũ cốc
  • Sữa hạt macca

Bữa trưa

  • Cơm
  • Cá hồi sốt teriyaki
  • Đậu bắp luộc
  • Canh chua thịt bằm giá đỗ

Bữa phụ chiều

  • Sinh tố mãng cầu

Bữa tối

  • Cơm
  • Nấm nhồi thịt hấp
  • Bắp cải luộc
  • Canh thịt viên bí xanh
Ngày 6

Bữa sáng

  • Bánh mì gối kẹp trứng ốp la
  • Sữa đậu đỏ cốt dừa

Bữa phụ sáng

  • Quả thanh long
  • Sữa chua

Bữa trưa

  • Cơm
  • Lươn om chuối đậu
  • Rau cải chíp luộc
  • Canh cà chua

Bữa phụ chiều

  • Súp thịt bằm rau củ
  • Chôm chôm

Bữa tối

  • Cơm
  • Cà chua nhồi thịt hấp
  • Gà xào bắp cải
  • Rau luộc
Ngày 7

Bữa sáng

  • Bánh giò
  • 1 ly sữa bầu ColosBaby Gold for Mum

Bữa phụ sáng

  • Bánh mì nho
  • Sữa chua

Bữa trưa

  • Cơm
  • Cà ri gà
  • Dưa chuột
  • Canh sườn hầm rau củ

Bữa phụ chiều

  • Sinh tố dâu tây
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa tối

  • Cơm
  • Bò cuộn măng tây áp chảo
  • Củ dền luộc
  • Canh cải bó xôi nấu trứng
CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE
THAI GIÁO CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
THAI GIÁO TOÀN TẬP