Mẹ lưu ý luôn cần uống nước đầy đủ
Mẹ đừng thấy tay chăn mặt mũi bị phù mà giảm uống nước nhé. Cả con và mẹ đều cần đủ nước ạ!
Chỉ số chuẩn
Con bằng quả dưa vàng <br>(43 - 46cm; 2300g)
Con bằng quả dưa vàng
(43 - 46cm; 2300g)
Chu vi vòng đầu: 309mm
Chiều dài xương đùi: 60 - 72mm
Video
Phóng to
Khám thai - Xét nghiệm - Siêu âm

Tuần thứ 28 - 36 là thời điểm mẹ bầu cần khám thai lần thứ 8. Nếu những tuần trước chưa khám, mẹ hãy đi khám ở tuần này nhé! 

Mục đích: Kiểm tra ngôi thai, sự phát triển của thai, và tiêm phòng cuống rốn

Xét nghiệm:

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Siêu âm thai: nhằm xác định ngôi thai và hướng dẫn xoay ngôi thai, kiểm tra cổ tử cung xem có dấu hiệu sắp sinh hay chưa
  • Tiêm phòng uốn ván cuống rốn: Tiêm phòng 2 mũi, mũi 2 sau mũi 1 ít nhất 30 ngày và trước khi sinh ít nhất 30 ngày. 
  • Xét nghiệm Non - stress (NST): nhằm kiểm tra sức khỏe của thai nhi và kiểm tra xem em bé có nhận đủ oxy hay không

Từ tuần thứ 30 trở đi:

  • Đếm cử động của thai nhi: bình thường 4 lần/giờ
  • Tái khám khi phát hiện các bất thường: đau bụng, ra máu âm đạo, thai máy yếu và các dấu hiệu bất thường khác
Sự phát triển tuần này

Trọng lượng của thai nhi lúc này vào khoảng 2.100gr, đã sẵn sàng cho quá trình sinh nở. Thai nhi đã chuyển sang ngôi đầu, tức là đầu hướng xuống dưới, phần đầu đã đi vào trong khung xương chậu. Nhưng tư thế lúc này của thai nhi vẫn chưa hoàn toàn cố định, còn có thể sẽ phát sinh sự thay đổi, cần phải chú ý sát sao. Xương đầu bây giờ vẫn còn rất mềm, hơn nữa giữa mỗi mảnh xương đầu đều có khe hở để khi sinh phần đầu có thể thuận lợi đi qua đường âm đạo nhỏ hẹp. Lúc này bà bầu có thể thấy chân, mặt, tay của mình bị sưng phù khá rõ rệt, gót chân còn sưng to hơn, đặc biệt là vào những mùa ấm áp hoặc là vào buổi chiều thì hiện tượng phù nề càng thêm nghiêm trọng. Cho dù là vậy cũng không cần phải hạn chế lượng nước hấp thu vào trong cơ thể, bởi vì bản thân bà bầu và thai nhi đều cần một lượng nước rất lớn. Hơn nữa, điều bất ngờ là hấp thu nước càng nhiều thì càng giúp bà bầu đào thải lượng nước trong cơ thể ra ngoài nhanh hơn. 

  • Tinh hoàn di chuyển đến bìu: Tinh hoàn đã được hình thành ở ổ bụng và đang trong giai đoạn di chuyển đến bìu. Trong khoảng 3 - 4% bé trai, quá trình di chuyển tinh hoàn đến bìu diễn ra lâu hơn. Vì vậy, đừng lo lắng nếu con trai được sinh ra mà tinh hoàn vẫn chưa xuống bìu, chúng sẽ xuất hiện trước sinh nhất 1 tuổi của bé.
  • Sản xuất hormone giới tính: Tại thời điểm này, cả hai bé trai và bé gái đều đang sản xuất rất nhiều hormone giới tính, điều này sẽ giải thích tại sao bộ phận sinh dục có thể xuất hiện lớn và sưng khi sinh và trong trường hợp với bé trai, tại sao da bìu có thể xuất hiện sắc tố sẫm màu trong vài tuần đầu sau sinh.
  • Lớp sáp bảo vệ da dày lên: Lúc này chỉ còn vài tuần nữa là đến ngày trọng đại, vernix - lớp phủ sáp trắng bảo vệ da bé khỏi nước ối và cung cấp chất nhầy giúp bôi trơn để sinh nở - đang dày lên ngay trong thời gian chuẩn bị sinh.
  • Hệ tiêu hóa hoàn thiện: Hệ tiêu hóa đã được hoàn thiện cho phép bé sẵn sàng hấp thụ sữa mẹ khi được sinh ra. Hầu hết các cơ quan chính khác - hệ hô hấp và thần kinh - gần như đã có thể tự hoạt động. Em bé có thể đã quay ở tư thế đầu chổng ngược xuống, sẵn sàng để được sinh ra. Không gian trong tử cung bị chật hẹp dần, người mẹ có thể cảm nhận thấy khuỷu tay hay đầu gối của con đang động đậy trong bụng.
  • Hệ thống thần kinh trung ương hoàn thiện: Hệ thống thần kinh trung ương cùng với phổi của bé đang trong quá trình hoàn thiện. Em bé được sinh ra trong khoảng 34 - 37 tuần không có vấn đề sức khỏe nào khác thường chứng tỏ các cơ quan này đã hoàn thiện sớm.
  • Móng tay xuất hiện: Trong vòng 1 tuần phát triển, sau tuần thứ 33, móng tay của em bé cuối cùng cũng đã chạm đến đầu ngón tay.

Những thay đổi trong cơ thể mẹ

  • Đầy hơi và khí
  • Táo bón
  • Tăng tiết dịch âm đạo
  • Bệnh trĩ
  • Đau lưng
  • Chuột rút chân
  • Vết rạn da
  • Phù (sưng ​​ở bàn chân và mắt cá chân)
  • Tóc mọc nhanh
  • Khó thở
  • Mất ngủ
  • Rò rỉ sữa non 

Những điều mẹ cần lưu ý

  • Bảo vệ đôi mắt
  • Trầm cảm trước khi sinh
  • Đừng ăn quá nhiều thức ăn
  • Tăng cường sức khỏe
  • Không ăn quá nhiều muối
  • Duy trì thể dục đều đặn
App thai giáo uy tín
được tin tưởng bởi
Cảm nhận của các mẹ
Dinh dưỡng tuần này

Thực đơn chi tiết từng ngày
Ngày 1

Bữa sáng

  • Bún bung
  • Quả chuối chín

Bữa phụ sáng

  • Sữa chua
  • Mít chín

Bữa trưa

  • Cơm
  • Giò lụa
  • Măng tây xào thịt bò
  • Rau luộc

Bữa phụ chiều

  • Súp gà ngô non
  • Quả lựu

Bữa tối

  • Cơm
  • Bò sốt vang
  • Su su luộc
  • Canh rau dền thịt bằm
Ngày 2

Bữa sáng

  • Cháo thịt bò đậu xanh
  • Quả quýt

Bữa phụ sáng

  • Sữa ngô
  • Quả kiwi

Bữa trưa

  • Cơm
  • Thịt kho tàu
  • Rau cải xào thịt bò
  • Bầu luộc

Bữa phụ chiều

  • Quả chuối chín
  • Sữa dừa đậu xanh

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt rang
  • Rau củ xào
  • Canh chua sườn nấm
Ngày 3

Bữa sáng

  • Bánh bao
  • Sữa gạo lứt

Bữa phụ sáng

  • Sữa chua
  • Quả hồng xiêm

Bữa trưa

  • Cơm
  • Gà rang gừng
  • Rau bí xào thịt bò
  • Canh bí xanh

Bữa phụ chiều

  • Trứng luộc
  • Sữa hạt sen

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt lợn viên nấm hương
  • Rau bí xào thịt bò
  • Củ quả luộc
Ngày 4

Bữa sáng

  • Bún thang
  • Xoài chín

Bữa phụ sáng

  • Há cảo hấp
  • Sữa dừa

Bữa trưa

  • Cơm
  • Cá hồi hấp xì dầu
  • Rau cải ngọt luộc
  • Canh khoai sọ nấu móng giò

Bữa phụ chiều

  • Sữa đậu xanh
  • Vài múi bưởi

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt bò hấp gừng sả
  • Đậu que xào thịt bò
  • Bầu luộc
Ngày 5

Bữa sáng

  • Bún cá
  • Quả nho

Bữa phụ sáng

  • Bánh bao
  • Nước dừa

Bữa trưa

  • Cơm
  • Chim bồ câu hầm sen nấm
  • Hoa thiên lý xào tỏi
  • Canh sườn khoai tây cà rốt

Bữa phụ chiều

  • Bánh mì gối
  • Sữa hạt hạnh nhân óc chó

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt bê hấp gừng hành
  • Tôm mực xào hành tây
  • Canh rau cải cúc
Ngày 6

Bữa sáng

  • Bún gạo nấu thịt lợn cà chua
  • Quả táo

Bữa phụ sáng

  • Bánh mì nguyên cám
  • 1 ly sữa bầu ColosBaby Gold for Mum

Bữa trưa

  • Cơm
  • Bắp cải cuộn thịt hấp
  • Sò điệp xào hành tây
  • Canh rau cải 

Bữa phụ chiều

  • Súp thịt gà cải bó xôi
  • Quả dâu tây

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt vịt om sấu
  • Ngô non xào rau củ
  • Canh rau muống nấu tôm
Ngày 7

Bữa sáng

  • Cháo thịt bò yến mạch
  • Dưa lưới

Bữa phụ sáng

  • Sinh tố bơ
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa trưa

  • Cơm
  • Thịt rang cháy cạnh
  • Rau củ luộc
  • Canh chua cá

Bữa phụ chiều

  • Súp tôm bí đỏ
  • Dưa hấu                   

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt lợn luộc
  • Hàu xào giá
  • Canh bí đỏ đậu phộng
CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE
THAI GIÁO CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
THAI GIÁO TOÀN TẬP