Tiểu đường thai kỳ: Mẹ cẩn trọng nhé!
Đây là lúc mẹ nên đi xét nghiệm tiểu đường và điều trị ngay nếu cần. Rất quan trọng đó mẹ ạ!
Chỉ số chuẩn
Con bằng quả đu đủ to <br>(36cm; 910g)
Con bằng quả đu đủ to
(36cm; 910g)
Chu vi vòng đầu: 241mm
Chiều dài xương đùi: 45 - 53mm
Video
Phóng to
Khám thai - Xét nghiệm - Siêu âm

Tuần thứ 24 - 27 là thời điểm mẹ bầu cần khám thai lần thứ 7. Nếu những tuần trước đó chưa khám, mẹ hãy đi khám ở tuần này nhé! 

Mục đích: Kiểm tra sự bất đồng nhóm máu, sự thay đổi bất thường trên cơ thể mẹ có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi

Xét nghiệm:

  • Kiểm tra chỉ số BMI
  • Kiểm tra huyết áp
  • Khám thai: Để tính tuổi thai và kiểm tra tim thai
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Siêu âm kiểm tra sự phát triển của thai nhi và kiểm tra lượng nước ối
  • Xét nghiệm máu nhằm tầm soát đái tháo đường thai kỳ
  • Xét nghiệm máu để xác định sự bất đồng nhóm máu giữa mẹ và thai nhi 
Sự phát triển tuần này

Trong tuần này, cân nặng của em bé đã xấp xỉ 800gr, chiều dài cơ thể khoảng 32 - 36cm, lớp mỡ dưới da đã bắt đầu xuất hiện, toàn thân bé được bao phủ bởi một lớp lông tơ. Ở tuần thứ 26, cơ quan thính giác của thai nhi đã hoàn thiện về cơ bản, vì vậy bà bầu cần lựa chọn những bản nhạc hay cho thai nhi nghe. Những bản nhạc cho thai nhi nghe không nên có âm phổ quá rộng, các âm cao không quá nhiều, áp lực âm thanh không quá lớn. Những bản nhạc rock, nhạc nhảy không phù hợp với thai nhi. Giai đoạn này là thời kì bà bầu dễ mắc các bệnh thiếu máu, tiểu đường, vì vậy cần đến bệnh viện kiểm tra định kì, cũng cần chú ý đến các chỉ số liên quan, đồng thời tiến hành phòng bệnh theo sự tư vấn của bác sĩ. Có một số bà bầu xuất hiện tình trạng phù chân, nên tránh đứng hoặc đi lại quá lâu, nghỉ ngơi đầy đủ, lúc ngủ kê cao chân thì có thể ngăn ngừa bệnh này hiệu quả hơn. 

Khi thai nhi 26 tuần tuổi, mẹ chuẩn bị bước vào quý thứ ba – quý cuối của thai kỳ, bạn sẽ cảm nhận được những khác biệt diễn ra từng ngày, từng tuần.

  • Đôi mắt của thai nhi vẫn nhắm chặt, nhưng vào một khoảnh khắc nào đó, đôi mắt ấy sẽ lần đầu mở ra. Tuy bé vẫn chưa nhìn thấy được gì trong tử cung của mẹ, bé sẽ chớp và nhắm mắt khi bé đi ngủ và tỉnh giấc. Bé vẫn nhìn thật gầy, nhưng bé sẽ tích mỡ và tăng cân dần dần trong những tuần thai còn lại.
  • Tử cung đang trở nên chật chội với bé, và mẹ sẽ cảm thấy càng lúc càng khó chịu khi bé đạp và duỗi người.
  • Hệ mạch máu và hệ tuần hoàn của bé đã có đầy đủ chức năng. Tim bé đang bơm máu, các mạch máu đã được phát triển và thực hiện vai trò của mình. Phổi của bé cũng đang phát triển mạch máu ở giai đoạn này.
  • Do phổi vẫn chưa phát triển hoàn toàn, những em bé sinh non ở tuần thai này thường mắc phải các vấn đề hô hấp, nhưng theo lý thuyết, các bé vẫn có thể sống sót, nghĩa là nếu chẳng may mẹ sinh non, bé vẫn có cơ hội sống tiếp. Tuy vậy, chúng ta phải tránh trường hợp này hết mức có thể, để bé có thêm thời gian để phát triển phổi và não bộ trong bụng mẹ.
  • Dây rốn hiện khoẻ và dày hơn, cung cấp cho em bé tất cả dinh dưỡng cần thiết. Càng gần lúc sinh, mẹ càng có cảm giác muốn ăn là do đây, tuy nhiên, mẹ nên giữ chế độ ăn khoẻ mạnh, tránh ăn ngọt và ăn vặt.

Những thay đổi trong cơ thể mẹ

  • Đầy hơi
  • Chứng hay quên
  • Trở nên vụng về
  • Chứng đau nửa đầu
  • Nhìn mờ
  • Đau dây chằng tròn

Những điều mẹ cần lưu ý

  • Nấu kỹ thực phẩm tươi sống
  • Tránh trứng sống
  • Thực hành tư thế giảm đau
  • Đảm bảo không gian sống sạch sẽ
  • Theo dõi chuyển động của thai nhi
App thai giáo uy tín
được tin tưởng bởi
Cảm nhận của các mẹ
Dinh dưỡng tuần này

Thực đơn chi tiết từng ngày
Ngày 1

Bữa sáng

  • Bún bung
  • Quả chuối chín

Bữa phụ sáng

  • Sữa chua
  • Mít chín

Bữa trưa

  • Cơm
  • Giò lụa
  • Măng tây xào thịt bò
  • Rau luộc

Bữa phụ chiều

  • Súp gà ngô non
  • Quả lựu

Bữa tối

  • Cơm
  • Bò sốt vang
  • Su su luộc
  • Canh rau dền thịt bằm
Ngày 2

Bữa sáng

  • Cháo thịt bò đậu xanh
  • Quả quýt

Bữa phụ sáng

  • Sữa ngô
  • Quả kiwi

Bữa trưa

  • Cơm
  • Thịt kho tàu
  • Rau cải xào thịt bò
  • Bầu luộc

Bữa phụ chiều

  • Quả chuối chín
  • Sữa dừa đậu xanh

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt rang
  • Rau củ xào
  • Canh chua sườn nấm
Ngày 3

Bữa sáng

  • Bánh bao
  • Sữa gạo lứt

Bữa phụ sáng

  • Sữa chua
  • Quả hồng xiêm

Bữa trưa

  • Cơm
  • Gà rang gừng
  • Rau bí xào thịt bò
  • Canh bí xanh

Bữa phụ chiều

  • Trứng luộc
  • Sữa hạt sen

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt lợn viên nấm hương
  • Rau bí xào thịt bò
  • Củ quả luộc
Ngày 4

Bữa sáng

  • Bún thang
  • Xoài chín

Bữa phụ sáng

  • Há cảo hấp
  • Sữa dừa

Bữa trưa

  • Cơm
  • Cá hồi hấp xì dầu
  • Rau cải ngọt luộc
  • Canh khoai sọ nấu móng giò

Bữa phụ chiều

  • Sữa đậu xanh
  • Vài múi bưởi

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt bò hấp gừng sả
  • Đậu que xào thịt bò
  • Bầu luộc
Ngày 5

Bữa sáng

  • Bún cá
  • Quả nho

Bữa phụ sáng

  • Bánh bao
  • Nước dừa

Bữa trưa

  • Cơm
  • Chim bồ câu hầm sen nấm
  • Hoa thiên lý xào tỏi
  • Canh sườn khoai tây cà rốt

Bữa phụ chiều

  • Bánh mì gối
  • Sữa hạt hạnh nhân óc chó

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt bê hấp gừng hành
  • Tôm mực xào hành tây
  • Canh rau cải cúc
Ngày 6

Bữa sáng

  • Bún gạo nấu thịt lợn cà chua
  • Quả táo

Bữa phụ sáng

  • Bánh mì nguyên cám
  • 1 ly sữa bầu ColosBaby Gold for Mum

Bữa trưa

  • Cơm
  • Bắp cải cuộn thịt hấp
  • Sò điệp xào hành tây
  • Canh rau cải 

Bữa phụ chiều

  • Súp thịt gà cải bó xôi
  • Quả dâu tây

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt vịt om sấu
  • Ngô non xào rau củ
  • Canh rau muống nấu tôm
Ngày 7

Bữa sáng

  • Cháo thịt bò yến mạch
  • Dưa lưới

Bữa phụ sáng

  • Sinh tố bơ
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa trưa

  • Cơm
  • Thịt rang cháy cạnh
  • Rau củ luộc
  • Canh chua cá

Bữa phụ chiều

  • Súp tôm bí đỏ
  • Dưa hấu                   

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt lợn luộc
  • Hàu xào giá
  • Canh bí đỏ đậu phộng
CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE
THAI GIÁO CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
THAI GIÁO TOÀN TẬP