Trọng lượng của thai nhi lúc này đạt khoảng 1.900gr, chiều dài cơ thể vào khoảng hơn 40 - 44cm, lớp mỡ dưới da dày hơn trước, nếp nhăn trên da giảm đi, cơ thể trở nên tròn trịa hơn. Hệ thống hô hấp, tiêu hóa đã phát triển gần như hoàn thiện. Có bé đã có tóc, móng tay đã mọc dài ra đến đầu ngón tay, nhưng thông thường không dài vượt quá ngón tay. Nếu là bé trai, tinh hoàn có thể đã từ bụng tụt xuống bìu; nếu là bé gái, môi lớn của bé đã nhô lên rõ ràng. Điều này cho thấy cơ quan sinh dục của bé cũng bắt đầu gần hoàn thiện. Phần đầu của thai nhi đã hướng xuống vùng xương chậu của mẹ. Bởi vì đầu thai xoay nên áp lực đè lên bàng quang lớn, khiến cho bà bầu phải đi tiểu liên tục. Có thể bạn sẽ cảm thấy phần liên kết giữa xương chậu và xương mu có cảm giác khó chịu và đau đớn, có bà bầu còn cảm thấy các khớp ngón tay và gót chân của mình đau nhức, đau lưng nghiêm trọng hơn. Những hiện tượng này cho thấy thai nhi đang dần tụt xuống, các khớp xương và dây chằng toàn thân đang nới lỏng để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Những cơn co thắt tử cung không theo quy luật tăng dần, vùng bụng thường xuất hiện những cơn căng cứng. Âm đạo trở nên mềm và sưng to.
Ở tuần thứ 33 của thai kỳ, chiều dài của thai nhi gần như ổn định, cân nặng tiếp tục tăng lên, xương phát triển cứng cáp hơn, não được thu nhỏ lại, thị giác và hệ thống miễn dịch tiếp tục hoàn thiện.
- Thai nhi tuần 33 tiếp tục phát triển nhanh, phần xương thân dưới bắt đầu cứng hơn để hỗ trợ cho toàn bộ cơ thể bé. Trong khi đó, phần xương nằm trong hộp sọ vẫn khá mềm, để có thể chịu được lực nén nhẹ khi sinh qua đường âm đạo. Tuy nhiên, một số chi tiết trong hộp sọ vẫn giữ nguyên trạng thái mềm mại trong vài năm đầu đời của bé, cho phép bộ não phát triển toàn diện.
- Thai nhi đang bắt đầu phản ứng rõ rệt như đứa trẻ sơ sinh. Nhạy cảm với ánh sáng xuyên qua thành bụng ngày càng mỏng hơn của mẹ, đôi mắt buồn ngủ khi trời tối và lóe sáng khi trời sáng. Đây là những bài học đầu tiên của bé về việc học hỏi sự khác biệt giữa đêm và ngày, một sự khác biệt mà rõ ràng là rất quan trọng khi bé ra khỏi bụng mẹ.
- Vẫn đóng một vai trò quan trọng là nước ối bao quanh em bé. Nước ối giúp nhiệt độ của bé ấm hơn 1 độ C so với nhiệt độ cơ thể mẹ, vì vậy nó có tác dụng giữ cho em bé luôn ấm áp cho đến ngày trọng đại. Đến lúc này, nước ối đang dần nhiều hơn trong bụng mẹ, tạo ra một lớp đệm giữa mẹ và bé.
- Nhưng bây giờ nước ối đã ở mức cao nhất và em bé thì chiếm nhiều chỗ hơn trong tử cung. Kết quả là những cú móc trái và đá karate sẽ gây khó chịu hơn cho mẹ.
- Cơ thể bé lúc này vẫn đang bận rộn phát triển hệ thống miễn dịch độc lập, phần lớn nhờ vào các kháng thể mà mẹ cung cấp qua nhau thai.
Những thay đổi trong cơ thể mẹ
- Giãn tĩnh mạch
- Đau dây chằng tròn
- Thay đổi móng tay
- Khó thở
- Vụng về
- Não thai kỳ
- Braxton Hicks Co thắt
Những điều mẹ cần lưu ý
- Đối phó với mất ngủ
- Ăn thực phẩm giàu axit béo omega-3
- Bổ sung thêm Canxi
- Giảm khó chịu ở dạ dày
- Tập thể dục nhẹ
- Bổ sung lactase hoặc sử dụng sữa không chứa lactose
- Giảm sưng