Mẹ ơi, mẹ có nghe thấy trái tim con không?
Con bắt đầu có tim thai rồi mẹ ạ, nhưng chắc mẹ chưa nghe được đâu ạ. Mẹ đợi thêm xíu nha!
Chỉ số chuẩn
Con bằng hạt đậu <br>(0,5 - 0,6cm)
Con bằng hạt đậu
(0,5 - 0,6cm)
Chu vi vòng đầu: -mm
Chiều dài xương đùi: -mm
Video
Phóng to
Khám thai - Xét nghiệm - Siêu âm

Tuần thứ 5 - 8 là giai đoạn mẹ cần khám thai lần đầu tiên. Nếu tuần trước đó chưa khám, mẹ bầu hãy đi khám ở tuần này nhé! 

Mục đích: Xác định chắc chắn có thai hay không, và vị trí làm tổ của thai

Xét nghiệm cần thực hiện:

  • Xác định chỉ số BMI (dựa vào chiều cao và cân nặng): đánh giá mẹ bầu có bị thiếu cân, thừa cân, béo phì hay không
  • Đo huyết áp: xác định có bị huyết áp cao, nguy cơ tiền sản giật hay không
  • Xét nghiệm nước tiểu: kiểm tra nồng độ hormone thai kỳ (hCG) nhằm xác định sự phát triển của thai nhi
  • Siêu âm: kiểm tra vị trí, tuổi của thai nhi nhằm phát hiện các bất thường
  • Xác định ngày dự kiến sinh và tính tuổi thai dựa vào ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối
  • Xét nghiệm máu: nhằm kiểm tra nồng độ kháng thể sau khi tiêm vacxin (kháng thể bệnh sởi, bệnh thủy đậu, viêm gan B, giang mai, HIV/AIDS...)

Bác sĩ tư vấn:

  • Uống bổ sung vitamin bầu, đặc biệt là acid folic nhằm ngăn ngừa các dị tật ở thai nhi
  • Tư vấn về dinh dưỡng, chế độ ăn uống và vệ sinh thực phẩm
  • Tư vấn về sàng lọc trước sinh
  • Tiền sử bệnh liên quan đến thai nhi: đã từng sảy thai, sinh non, tiền sản giật, bệnh mãn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, từng có con bị dị tật bẩm sinh, mẹ bầu hoặc người thân mắc các bệnh di truyền
Sự phát triển tuần này

Tim thai bắt đầu đập có quy luật, phôi thai mặc dù chỉ to bằng nhân quả thông, khoảng 4mm nhưng các cơ quan chủ yếu trong cơ thể như thận và tim đã hình thành, các ống thần kinh bắt đầu liên kết đại não và tủy sống. Bà bầu bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu mang thai rõ rệt, cơ thể cũng có những thay đổi.

Tuần thứ 6 của thai kỳ, bé yêu đang dần phát triển và hoàn thiện các bộ phận cơ thể. Tuần này, bé đã có thêm tay và chân, các đường nét trên khuôn mặt cũng ngày một rõ ràng hơn. Mẹ chắc hẳn đang rất hạnh phúc và tò mò về sự phát triển của con từng ngày.

Sang tuần thứ 6 của thai kỳ, bé có kích thước bằng hạt đậu và dài khoảng 0,4 - 0,6cm. Bàn tay và bàn chân bé đang nhô ra từ cánh tay và cẳng chân, giống như hình mái chèo. Các nét trên khuôn mặt bé cũng ngày một rõ nét hơn. Mắt của bé lúc này là hai đốm đen nhỏ ở vị trí khá xa nhau, có chiều hướng gần với hai bên thái dương. Nếp gấp mí mắt đang che một phần mắt của bé. Lỗ mũi cũng đã xuất hiện. 

Trong tuần thứ 6, van tim của bé đã xuất hiện, các đường dẫn khí từ cổ họng đến phổi cũng được hình thành. Hai bán cầu não của thai nhi cũng đang phát triển mạnh mẽ, gan giữ chức năng tạo ra tế bào hồng cầu cho tới khi tủy xương được hình thành và đảm nhận vai trò này.

Ngoài ra, ruột thừa và tuyến tụy của bé cũng đã xuất hiện. Đây là nơi sản sinh ra hormone insulin. Một đoạn ruột sẽ phát triển thành dây rốn, có mạch máu riêng biệt để mang các chất dinh dưỡng, oxy và chất thải ra khỏi cơ thể của bé.

Những thay đổi trong cơ thể mẹ

  • Ở tuần thứ 6 của thai kỳ, thai phụ có thể đã tăng được vài cân hoặc nếu có thể đã giảm cân nếu bị ốm nghén nhiều
  • Thai phụ có thể bắt đầu nhận thấy một số thay đổi trên cơ thể như quần áo trở nên chật hơn một chút quanh eo, chân và ngực đầy đặn hơn, bụng to hơn một chút
  • Thai phụ vẫn còn có thể bị buồn nôn, nhạy cảm với mùi của một số loại thức ăn
  • Lúc này, cảm giác nặng và đầy ở vùng chậu có thể trở nên rõ nét hơn
    Khi khám phụ khoa, bác sĩ sẽ nhận thấy sự thay đổi kích thước tử cung
  • Thai phụ cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường. Có thể thấy luôn thèm ngủ hoặc ngược lại mất ngủ.
  • Từ tuần thứ 6 trở đi, thai phụ có thể cảm nhận hơi đau ở dưới thắt lưng mà trước khi có thai chưa từng bị. Đau lưng thường là do áp lực từ tử cung đang lớn dần tác động lên cột sống phía dưới
  • Ở tuần thứ 6, tâm trạng của thai phụ vẫn thay đổi khá thất thường. Thai phụ dễ dàng cảm thấy buồn rầu, chán nản, lo âu rồi bỗng nhiên lại trở nên vui vẻ, hạnh phúc. Đó là sự thay đổi bình thường khi mang thải do sự tăng giảm bất thường của hormon trong cơ thể

Lưu ý

  • Vì kích thước cơ thể đã dần thay đổi nên thai phụ cần lựa chọn các loại quần áo rộng rãi, thoải mái, nên chọn quần lưng thun hoặc đầm rộng
  • Thai phụ cần có chế độ ăn uống lành mạnh, uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ để tránh táo bón
  • Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ
  • Tránh xa các tác nhân có nguy cơ gây hại cho thai nhi như rượu bia, thuốc lá, hóa chất, một số loại thuốc, tia X-quang,...
App thai giáo uy tín
được tin tưởng bởi
Cảm nhận của các mẹ
Dinh dưỡng tuần này

Thực đơn chi tiết từng ngày
Ngày 1

Bữa sáng

  • Cháo gà yến mạch
  • Quả việt quất

Bữa phụ sáng

  • Bánh chuối
  • Nước ép lựu

Bữa trưa

  • Cơm
  • Mực hấp lá lốt
  • Súp lơ, cà rốt luộc
  • Canh chua hàu

Bữa phụ chiều

  • Quả chuối  
  • Sữa hạt óc chó yến mạch

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt lợn rim
  • Thịt bò xào hành tây
  • Canh mướp nấu tôm
Ngày 2

Bữa sáng

  • Bún bò
  • Quả nho

Bữa phụ sáng

  • Khoai lang luộc
  • Sữa đậu nành đậu đen

Bữa trưa

  • Cơm
  • Tôm hấp sả
  • Đậu côve luộc
  • Canh sườn cải bó xôi

Bữa phụ chiều

  • Sinh tố đu đủ
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt kho củ cải
  • Đậu phụ rán
  • Rau củ luộc
Ngày 3

Bữa sáng

  • Phở gà
  • Quả chôm chôm

Bữa phụ sáng

  • Bánh bao chay
  • Sữa gạo hạt sen

Bữa trưa

  • Cơm
  • Lươn xào sả ớt
  • Bí ngòi hấp thịt bằm
  • Rau cải luộc

Bữa phụ chiều

  • Sữa chua hoa quả
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt bò kho gừng
  • Đậu phụ luộc
  • Canh rau muống nấu tôm
Ngày 4

Bữa sáng

  • Bánh sandwich kẹp thịt 
  • Sữa dừa đậu xanh

Bữa phụ sáng

  • Súp thịt bò rau củ
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa trưa

  • Cơm
  • Cá sốt cà chua
  • Thịt gà xào su su cà rốt
  • Canh miso rong biển đậu phụ

Bữa phụ chiều

  • Trứng luộc
  • Sinh tố lê sữa 

Bữa tối

  • Cơm
  • Cá hồi rang muối
  • Thịt lợn xào rau cải ngọt
  • Bầu luộc 
Ngày 5

Bữa sáng

  • Xôi gà
  • Sữa yến mạch đậu phộng

Bữa phụ sáng

  • Trứng luộc
  • Quả thanh long

Bữa trưa

  • Cơm
  • Cá diêu hồng sốt tiêu đen
  • Ngọn su su xào tỏi
  • Canh su su nấu thịt bằm

Bữa phụ chiều

  • Sinh tố việt quất 
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt bò kho cà rốt
  • Rau luộc
  • Canh chua sườn 
Ngày 6

Bữa sáng

  • Bánh bao
  • 1 ly sữa bầu ColosBaby Gold for Mum

Bữa phụ sáng

  • Súp lươn
  • Quả chuối

Bữa trưa

  • Cơm
  • Tôm rang
  • Thịt bò xào nấm
  • Rau muống luộc

Bữa phụ chiều

  • Sinh tố bơ chuối 
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa tối

  • Cơm
  • Gà viên rau củ
  • Củ quả luộc chấm kho quẹt
  • Canh chua nấm thịt viên
Ngày 7

Bữa sáng

  • Mì chũ nấu cà chua thịt bằm
  • Quả nho

Bữa phụ sáng

  • Sinh tố dâu xoài
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa trưa

  • Cơm
  • Thịt lợn luộc
  • Rau muống xào tỏi
  • Canh cua mồng tơi

Bữa phụ chiều

  • Khoai lang nướng thảo mộc
  • Sữa bí ngô hạt chia

Bữa tối

  • Cơm
  • Sườn kho đậu hũ
  • Củ cải xào trứng
  • Rau lang luộc
CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE
THAI GIÁO CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
THAI GIÁO TOÀN TẬP