Mẹ đã tăng cân nhiều chưa ạ?
Đa số sẽ tăng từ 5kg trong giai đoạn này. Mẹ lưu ý chế độ ăn uống để tăng cân hợp lý nhất nhé!
Chỉ số chuẩn
Con bằng cây súp lơ nhỏ <br>(39 - 41cm;	1100 - 1400g)
Con bằng cây súp lơ nhỏ
(39 - 41cm; 1100 - 1400g)
Chu vi vòng đầu: 273mm
Chiều dài xương đùi: 51 - 61mm
Video
Phóng to
Khám thai - Xét nghiệm - Siêu âm

Tuần thứ 28 - 36 là thời điểm mẹ bầu cần khám thai lần thứ 8. Nếu những tuần trước chưa khám, mẹ hãy đi khám ở tuần này nhé! 

Mục đích: Kiểm tra ngôi thai, sự phát triển của thai, và tiêm phòng cuống rốn

Xét nghiệm:

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Siêu âm thai: nhằm xác định ngôi thai và hướng dẫn xoay ngôi thai, kiểm tra cổ tử cung xem có dấu hiệu sắp sinh hay chưa
  • Tiêm phòng uốn ván cuống rốn: Tiêm phòng 2 mũi, mũi 2 sau mũi 1 ít nhất 30 ngày và trước khi sinh ít nhất 30 ngày. 
  • Xét nghiệm Non - stress (NST): nhằm kiểm tra sức khỏe của thai nhi và kiểm tra xem em bé có nhận đủ oxy hay không

Từ tuần thứ 30 trở đi:

  • Đếm cử động của thai nhi: bình thường 4 lần/giờ
  • Tái khám khi phát hiện các bất thường: đau bụng, ra máu âm đạo, thai máy yếu và các dấu hiệu bất thường khác
Sự phát triển tuần này

Thai nhi hiện nay đã nặng 1.100gr, chiều dài cơ thể khoảng 38cm. Lúc này thai nhi đã có thể mở mắt và xoay đầu theo nguồn ánh sáng thông qua bụng của mẹ. Lớp mỡ dưới da thai nhi lúc này đã hình thành, các móng tay đã rất rõ ràng. Từ tuần thứ 29 đến tuần thứ 40 trên lí thuyết được gọi là giai đoạn cuối của thai kì. Đa phần các bà bầu sẽ tăng từ 5kg trở lên trong giai đoạn này. Giai đoạn này có thể kéo dài đến tuần thứ 42. Nếu thời gian mang thai dài quá 42 tuần, thông thường các bác sĩ sẽ dùng phương pháp thúc đẻ để tránh thai nhi già quá hoặc gặp phải những nguy cơ khác. Sự co tử cung bất thường cũng có thể xảy ra trong giai đoạn này, thỉnh thoảng bạn sẽ cảm thấy bụng căng cứng từng cơn, điều này là hết sức bình thường. Hiện tượng này càng dễ xảy ra khi bạn phải đi bộ nhiều hoặc cơ thể mệt mỏi, do đó cần chú ý nghỉ ngơi, không nên đi bộ quá nhiều hoặc đứng quá lâu. 

Ở tuần 29, bé đạp thường xuyên hơn, và đây là dấu hiệu tốt cho thấy bé của mẹ đang rất ổn. Bác sĩ sẽ khuyên mẹ đếm số lần bé đạp mỗi ngày với những thông tin cụ thể. Mẹ hãy đếm số lần đạp của bé để kiểm tra, như có thói quen đếm số lần bé đạp hai lần một ngày, sáng và tối.

  • Suốt giai đoạn này, bé sẽ tích đủ số cân bằng một nửa trọng lượng lúc sinh.
  • Cơ bắp và phổi của bé đang tiếp tục trưởng thành. Sự tăng trưởng của thai nhi khiến mẹ đói bụng hơn, do bé cần nhiều dinh dưỡng hơn để phát triển.
  • Đầu của bé đang tăng kích thước để phù hợp với bộ não đang phát triển từ tuần trước và tiếp tục trong tuần này. Bé bắt đầu tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.
  • Thính lực cải thiện, cơ bắp và phổi tiếp tục trưởng thành.
  • Da bé càng lúc càng mượt mà hơn và mất phần lông nhung.
  • Tuỷ sống bắt đầu sản xuất hồng cầu. Bé cũng có thể nhắm và mở mắt.

Những thay đổi trong cơ thể mẹ

  • Táo bón
  • Chứng đau nửa đầu
  • Bệnh trĩ
  • Chứng hay quên
  • Móng tay mọc nhanh
  • Chứng ợ nóng và khó tiêu

Những điều mẹ cần lưu ý

  • Mua miếng đệm vú
  • Ngăn chặn hội chứng chân bồn chồn (RLS)
  • Hạn chế nguy cơ bị các bệnh đường tiết niệu UTI
  • Chăm sóc da mặt
  • Chọn trang phục phù hợp
  • Xem xét việc lưu trữ máu cuống rốn cho bé
App thai giáo uy tín
được tin tưởng bởi
Cảm nhận của các mẹ
Dinh dưỡng tuần này

Thực đơn chi tiết từng ngày
Ngày 1

Bữa sáng

  • Bánh giò
  • Sữa tươi

Bữa phụ sáng

  • Há cảo hấp
  • Quả cam

Bữa trưa

  • Cơm
  • Trứng hấp thịt
  • Rau muống xào
  • Canh chua cá

Bữa phụ chiều

  • Trứng gà luộc
  • Quả chuối chín

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt lợn luộc
  • Giá xào thịt bò
  • Canh rau cải xanh
Ngày 2

Bữa sáng

  • Bánh mì kẹp thịt
  • Quả táo chín

Bữa phụ sáng

  • Sữa đậu nành
  • Quả xoài

Bữa trưa

  • Cơm
  • Cá kho thịt
  • Súp lơ xào tỏi
  • Canh rau cải cúc nấu thịt bằm

Bữa phụ chiều

  • Bánh bao
  • Sữa chua

Bữa tối

  • Cơm
  • Đậu phụ nhồi thịt sốt cà chua
  • Gà xào su su
  • Rau cải ngọt luộc
Ngày 3

Bữa sáng

  • Xôi xéo
  • Sữa hạnh nhân

Bữa phụ sáng

  • Quả thanh long
  • Sữa chua

Bữa trưa

  • Cơm
  • Mực nhồi thịt hấp gừng
  • Ngọn su su xào tỏi
  • Canh mọc rau củ

Bữa phụ chiều

  • Quả vú sữa
  • Sữa hạt sen

Bữa tối

  • Cơm
  • Chả trứng
  • Su hào xào thịt bò
  • Canh bí xanh
Ngày 4

Bữa sáng

  • Phở gà
  • Dưa hấu

Bữa phụ sáng

  • Khoai lang luộc
  • Quả kiwi

Bữa trưa

  • Cơm
  • Bò lúc lắc khoai tây
  • Đậu phụ hấp nấm
  • Canh rau cải bó xôi

Bữa phụ chiều

  • Sữa yến mạch
  • Quả nho

Bữa tối

  • Cơm
  • Cá diêu hồng hấp gừng hành
  • Mực xào hành tây
  • Canh mồng tơi rau đay 
Ngày 5

Bữa sáng

  • Bánh mì bơ tỏi ăn kèm trứng cuộn
  • Sữa hạt óc chó

Bữa phụ sáng

  • Hoa quả dầm sữa chua
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa trưa

  • Cơm
  • Cải ngọt xào tôm
  • Bầu luộc
  • Canh gà hạt sen

Bữa phụ chiều

  • Súp nấm rau củ
  • Quả lê

Bữa tối

  • Cơm
  • Cá hồi áp chảo sốt chanh leo
  • Trứng chim cút hấp nấm
  • Canh rau mồng tơi 
Ngày 6

Bữa sáng

  • Bún bò sốt vang
  • Quả nho

Bữa phụ sáng

  • Ngô luộc
  • Sữa đậu đỏ

Bữa trưa

  • Cơm
  • Mực xào cần tỏi
  • Súp lơ luộc
  • Canh sườn bí đỏ

Bữa phụ chiều

  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)
  • Quả bơ chín

Bữa tối

  • Cơm
  • Sườn xào chua ngọt
  • Bạch tuộc hấp sả
  • Rau củ luộc
Ngày 7

Bữa sáng

  • Cháo cá chép
  • Quả dâu tây

Bữa phụ

  • Khoai lang luộc
  • Sữa đậu nành

Bữa trưa

  • Cơm
  • Thịt bê hấp sả
  • Súp lơ, cà rốt xào nấm
  • Canh thịt bằm rau củ

Bữa phụ chiều

  • Nui nấu thịt gà
  • Quả việt quất

Bữa tối

  • Cơm
  • Bí ngòi nhồi thịt hấp
  • Ngó sen xào tôm
  • Canh rong biển
CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE
THAI GIÁO CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
THAI GIÁO TOÀN TẬP