Con đã cảm nhận được sự thay đổi ánh sáng rồi mẹ ơi!
Mẹ hãy cùng bố thai giáo cho con nhé!
Chỉ số chuẩn
Con bằng củ khoai lang <br>(16,5cm;	280g)
Con bằng củ khoai lang
(16,5cm; 280g)
Chu vi vòng đầu: 177mm
Chiều dài xương đùi: 30 - 36mm
Video
Phóng to
Khám thai - Xét nghiệm - Siêu âm

Tuần thứ 20 - 24 là thời điểm mẹ bầu cần khám thai lần thứ 6. 

Mục đích: kiểm tra hình thái thai nhi, tầm soát các bất thường (tim, chân tay, bụng, xương, não, cột sống, thận) và kiểm tra vị trí bám của nhau thai, lượng nước ối.

Xét nghiệm:

  • Chỉ số BMI
  • Kiểm tra huyết áp
  • Khám thai: Để tính tuổi thai và kiểm tra tim thai
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Siêu âm kiểm tra sự phát triển của thai nhi và kiểm tra lượng nước ối

Nếu kiểm tra thấy các bất thường nghiêm trọng về thể chất, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định đình chỉ thai nghén. Việc làm này nên được thực hiện trước tuần thứ 24 của thai kỳ

Sự phát triển tuần này

Kể từ tuần này, võng mạc của thai nhi đã hình thành, bắt đầu có phản ứng với ánh sáng, đồng thời cảm nhận được ánh sáng bên ngoài bụng mẹ. Các cơ quan cảm giác của thai nhi bước vào thời kì phát triển quan trọng, đại não bắt đầu phân chia các khu vực chuyên biệt phụ trách khứu giác, vị giác, thính giác, thị giác và xúc giác. Vùng bụng của bà bầu đã dần dần thích nghi với sự phình to của tử cung, hiện giờ các ông bố tương lai cần giúp vợ đo độ cao của tử cung mỗi tuần. Mỗi tuần độ cao của tử cung sẽ tăng thêm 1 cm, nếu liên tục hai tuần liền không có sự thay đổi, cần phải đến bệnh viện kiểm tra.

Tuần 20 của thai kỳ đánh dấu mốc sản phụ đã đi được một nửa trong thai kỳ hoặc 18 tuần sau khi thụ thai, khi này sản phụ đã có thể cảm nhận được các cử động của thai nhi. Thai nhi thường xuyên ngủ và thức dậy, ngoài ra thai nhi có thể bị đánh thức bởi tiếng ồn hoặc chuyển động của sản phụ.

  • Tới thời điểm này, bé sẽ có 4 lớp da, và một trong số đó có chứa những đường kẻ – giúp tạo ra những hoa văn riêng cho dấu vân tay, lòng bàn tay và bàn chân. Và xem nào, tóc của bé cũng đang mọc nhiều hơn.
  • Cùng thời điểm này, một phần của não bộ của bé gọi là tiểu não, đang không ngừng phát triển. Chúng nắm giữ một vai trò cực kỳ quan trọng việc kiểm soát thần kinh vận động và liên quan tới cả chức năng nhận thức (sự tập trung, ngôn ngữ) và cảm xúc (kiểm soát phản ứng sợ hãi và vui sướng).
  • Ở tuần thứ 20, trẻ được bao phủ trong một chất màu trắng gọi là vernix caseosa hay còn gọi là chất gây. Chất này giúp bảo vệ làn da bé của bạn khỏi bị kích thích khi ở trong nước ối.
  • Ngoài ra, chất gây này cũng làm cho thai nhi dễ dàng di chuyển qua cổ tử cung và âm đạo một cách dễ dàng hơn khi sinh thường. Ở tuần này, thai nhi đã bắt đầu thải ra phân su, một chất dính màu xanh đậm hoặc đen. Một số ít em bé bị phân su khi còn trong tử cung hoặc khi chuyển dạ.

Những thay đổi trong cơ thể mẹ

  • Chứng ợ nóng và khó tiêu
  • Chóng mặt, nhức đầu và ngất xỉu
  • Chuột rút chân
  • Phù nề (sưng ​​ở bàn chân và mắt cá chân)
  • Lỗ rốn nhô ra ngoài

Những điều mẹ cần lưu ý

  • Siêu âm để biết giới tính của em bé
  • Cảm nhận chuyển động của thai nhi
  • Cân nhắc kỹ trước những chuyến đi xa
  • Hạn chế vận động quá sức
  • Tăng cân vừa phải
  • Bổ sung sắt
  • Không nên ngồi hoặc đứng quá lâu
App thai giáo uy tín
được tin tưởng bởi
Cảm nhận của các mẹ
Dinh dưỡng tuần này

Thực đơn chi tiết từng ngày
Ngày 1

Bữa sáng

  • Phở gà
  • Quả táo

Bữa phụ sáng

  • Sữa ngô
  • Bánh bao chay

Bữa trưa

  • Cơm
  • Chả quế
  • Gà xào giá đỗ
  • Canh cải ngồng nấu thịt bằm

Bữa phụ chiều

  • Sữa đậu nành không đường
  • Bánh sandwich kẹp trứng

Bữa tối

  • Cơm
  • Bao tử cá xào thì là
  • Rau củ luộc
  • Canh sườn hầm củ sen
Ngày 2

Bữa sáng

  • Cháo đậu xanh ăn kèm đậu phụ rim mắm hành
  • Quả quýt

Bữa phụ sáng

  • Sữa hạnh nhân đậu gà
  • Bánh quy

Bữa trưa

  • Cơm
  • Thịt bò om nấm
  • Rau luộc
  • Canh thịt gà hầm đậu trắng

Bữa phụ chiều

  • Sữa chua
  • Nho khô

Bữa tối

  • Cơm
  • Chim bồ câu xào nấm hương
  • Su su, cà rốt luộc
  • Canh rau cải xanh nấu tôm
Ngày 3

Bữa sáng

  • Bánh cuốn
  • Quả vú sữa

Bữa phụ sáng

  • Sữa hạt sen đậu xanh
  • Bánh mì phômai

Bữa trưa

  • Cơm
  • Thịt kho trứng cút
  • Rau củ xào thập cẩm
  • Canh cá nấu su hào

Bữa phụ chiều

  • Nui nấu thịt lợn
  • Quả nho

Bữa tối

  • Cơm
  • Chả mực sốt cà chua
  • Nấm rơm xào thịt
  • Rau cải luộc
Ngày 4

Bữa sáng

  • Mỳ vằn thắn
  • Quả na

Bữa phụ sáng

  • Súp khoai tây thịt gà
  • Quả dâu tây

Bữa trưa

  • Cơm
  • Sườn sốt me
  • Su su cà rốt xào diềm thăn
  • Canh rau mồng tơi nấu mướp

Bữa phụ chiều

  • Bánh mì trứng
  • Sữa gạo lứt yến mạch

Bữa tối

  • Cơm
  • Canh củ cải cà rốt thịt băm
  • Gà xào hạt điều
  • Súp lơ luộc
Ngày 5

Bữa sáng

  • Cháo sườn
  • Quả lê

Bữa phụ sáng

  • Bánh bao
  • Nước cam

Bữa trưa

  • Cơm
  • Cá chép hấp
  • Đậu que xào thịt lợn
  • Canh rau đay nấu tôm khô

Bữa phụ chiều

  • Bột ngũ cốc
  • Quả việt quất

Bữa tối

  • Cơm
  • Tôm rang thịt
  • Rau mầm đá luộc
  • Canh ngao rau cải
Ngày 6

Bữa sáng

  • Bánh đa cua
  • Thanh long

Bữa phụ sáng

  • Sữa chua không đường
  • Khoai lang

Bữa trưa

  • Cơm
  • Rong biển cuộn tôm thịt
  • Rau củ luộc
  • Canh trứng cà chua

Bữa phụ chiều

  • Bánh gối
  • Nước dừa

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt gà chiên mắm
  • Nấm hấp sả
  • Canh rau bí
Ngày 7

Bữa sáng

  • Cháo gà hạt sen
  • Quả táo

Bữa phụ sáng

  • Sinh tố dưa lưới
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa trưa

  • Cơm
  • Đuôi lợn hầm đậu đen
  • Củ cải xào thì là
  • Canh rau cải xanh nấu cá

Bữa phụ chiều

  • 1 ly sữa bầu ColosBaby Gold for Mum
  • Quả chuối

Bữa tối

  • Cơm
  • Canh sườn khoai môn
  • Trứng đúc thịt
  • Rau lang luộc
CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE
THAI GIÁO CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
THAI GIÁO TOÀN TẬP