Con biết nhíu mày, liếc mắt, làm mặt xấu rồi!
Con khỏe mạnh và nghịch ngợm nhiều hơn. Mẹ chú ý giữ sức khỏe trong thời gian này mẹ nhé!
Chỉ số chuẩn
Con bằng quả dưa chuột <br>(14cm; 140 - 180g)
Con bằng quả dưa chuột
(14cm; 140 - 180g)
Chu vi vòng đầu: 148mm
Chiều dài xương đùi: 25 - 29mm
Video
Phóng to
Khám thai - Xét nghiệm - Siêu âm

Tuần thứ 16 - 20 là thời điểm mẹ bầu cần khám thai lần thứ 5. Nếu các tuần trước đó chưa khám, mẹ hãy đi khám ở tuần này nhé! 

Mục đích: Kiểm tra sự phát triển của thai nhi và các dị tật bẩm sinh bằng các xét nghiệm chính xác hơn.

Xét nghiệm:

  • Chỉ số BMI
  • Kiểm tra huyết áp
  • Khám thai: Kiểm tra nhịp tim và đo tử cung tính bằng tuổi thai
  • Xét nghiệm nước tiểu: nhằm tầm soát dấu hiệu của đái tháo đường thai kỳ và nguy cơ tiền sản giật
  • Siêu âm: kiểm tra sự phát triển của thai nhi và phát hiện các bất thường về lượng nước ối
  • Chọc ối (nếu có chỉ định của bác sĩ): xét nghiệm được thực hiện khi bác sĩ phát hiện có bất thường liên quan đến các dị tật của thai nhi. Thời gian làm xét nghiệm thích hợp từ tuần 16 đến tuần 18. 
  • Xét nghiệm Triple test: xét nghiệm giúp phát hiện các dị tật ống thần kinh, các rối loạn về gen
Sự phát triển tuần này

Thai đã bắt đầu máy thường xuyên hơn. Trong tuần này, hai con mắt vốn nằm lệch sang hai phía khuôn mặt đã bắt đầu gần lại, khuôn mặt đã giống với người trưởng thành hơn, bắt đầu có những biểu cảm đầu tiên, thai nhi biết nhíu mày, liếc mắt, làm mặt xấu… Làn da của bé vẫn còn trong suốt, có thể nhìn rõ các mạch máu dưới da, cũng có thể nhìn rõ xương cốt của toàn cơ thể đã bắt đầu cứng lại. Một số bà bầu có hiện tượng bị ngạt mũi, xung huyết hoặc xuất huyết niêm mạc mũi. Tình trạng này có liên quan đến sự thay đổi nội tiết trong thời gian mang bầu. Lúc này, bà bầu tuyệt đối không được dùng các loại thuốc nhỏ mũi hoặc các loại thuốc chống dị ứng, có thể sử dụng một số loại thuốc đông y có tác dụng làm mát. Không cần điều trị, hiện tượng này sẽ giảm bớt. Nếu bị chảy máu mũi nghiêm trọng, tốt nhất nên đến bác sĩ kiểm tra.

Bắt đầu từ tuần thứ 18 của thai nhi, thai phụ sẽ cảm nhận được một hiện tượng đặc biệt, đó là thai máy. Và cũng từ thời điểm này, thai nhi đã có thể nghe được tiếng mẹ nói.

  • Ở tuần thứ 18 của thai kỳ (tương đương 16 tuần sau thụ tinh), tai của thai nhi bắt đầu lồi ra bên ngoài, và đã bắt đầu có khả năng nghe.
  • Mắt của thai nhi có thể nhìn về phía trước, và hệ tiêu hóa cũng dần dần hoạt động.
  • Các dây thần kinh của thai nhi bắt đầu hình thành lớp vỏ bảo vệ myelin.
  • Bà mẹ mang thai ở thời điểm này sẽ bắt đầu có những thắc mắc về việc thai nhi 18 tuần tuổi biết làm gì hay thai nhi 18 tuần tuổi đã biết đạp chưa.
  • Tuần thai thứ 18 đánh dấu mốc thai nhi đã đủ lớn để thai phụ cảm nhận được những chuyển động của con như: xoay, lật, đạp chân, duỗi người,... Nhờ vậy thai phụ đã cảm nhận được thai máy.

Những thay đổi trong cơ thể mẹ

  • Đầy bụng, chướng hơi: Nếu cảm thấy khó chịu, thai phụ nên thư giãn bởi căng thẳng có thể khiến thai phụ nuốt vào nhiều không khí hơn và làm trầm trọng thêm vấn đề;
  • Chuột rút ở chân: Thai phụ có thể xuất hiện những cơn chuột rút ở chân khi đang ngủ, và hiện tượng này có thể là một vấn đề thực sự, bởi giấc ngủ của thai phụ vốn đã bị ảnh hưởng bởi cảm giác buồn tiểu và phải đi tiểu nhiều lần trong đêm khi mang thai. Nguyên nhân dẫn tới chuột rút ở phụ nữ mang thai chưa được xác định rõ ràng, nhưng có một cách để hạn chế chuột rút đó là thai phụ nên thực hiện động tác duỗi chân;
  • Chảy máu nướu răng: Do ảnh hưởng của các nội tiết tố khi mang thai lên hệ thống màng nhầy mà nướu răng dễ bị kích thích, viêm và dẫn tới chảy máu. Do đó, thai phụ cần thường xuyên làm vệ sinh răng miệng, nhưng động tác không nên quá thô bạo để tránh việc chảy máu trầm trọng hơn;
  • Phù chân: Thai phụ bắt đầu xuất hiện hiện tượng phù chân (phù là do cơ thể tăng tích nước ở các mô). Để giảm nhẹ triệu chứng này, thai phụ không nên đứng hoặc ngồi quá lâu, và hãy gác chân lên cao mỗi khi có thể;
  • Rạn da: Thai nhi phát triển ngày một lớn hơn thì các vết rạn sẽ xuất hiện ngày một nhiều hơn, và kem dưỡng da có thể giúp ích phần nào trong trường hợp này.

Những điều mẹ cần lưu ý

  • Nghỉ ngơi nếu bạn cảm thấy chóng mặt và tránh đứng dậy quá nhanh.
  • Bổ sung đủ lượng sắt - hãy ăn nhiều đồ ăn có sắt như thịt đỏ, rau bina, bông cải xanh... và uống bổ sung sắt để tránh tình trạng thiếu máu.
  • Chọn lọc các loại thuốc uống bổ sung - một số thuốc uống bổ sung chưa được chứng minh có tác dụng hỗ trợ đảm bảo sức khỏe cho bạn trong thai kỳ, do vậy bạn nên nghiên cứu kỹ các loại thuốc trước khi uống.
App thai giáo uy tín
được tin tưởng bởi
Cảm nhận của các mẹ
Dinh dưỡng tuần này

Thực đơn chi tiết từng ngày
Ngày 1

Bữa sáng

  • Cháo gà yến mạch
  • Quả việt quất

Bữa phụ sáng

  • Bánh chuối
  • Nước dừa

Bữa trưa

  • Cơm
  • Mực hấp lá lốt
  • Súp lơ, cà rốt luộc
  • Canh chua hàu

Bữa phụ chiều

  • Quả chuối  
  • Sữa hạt óc chó yến mạch

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt lợn rim
  • Thịt bò xào hành tây
  • Canh mướp nấu tôm
Ngày 2

Bữa sáng

  • Bún bò
  • Quả nho

Bữa phụ sáng

  • Khoai lang luộc
  • Sữa đậu nành đậu đen

Bữa trưa

  • Cơm
  • Tôm hấp sả
  • Đậu côve luộc
  • Canh sườn cải bó xôi

Bữa phụ chiều

  • Sinh tố đu đủ
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt kho củ cải
  • Đậu phụ rán
  • Rau củ luộc
Ngày 3

Bữa sáng

  • Phở gà
  • Quả chôm chôm

Bữa phụ sáng

  • Bánh bao chay
  • Sữa gạo hạt sen

Bữa trưa

  • Cơm
  • Lươn xào sả ớt
  • Bí ngòi hấp thịt bằm
  • Rau cải luộc

Bữa phụ chiều

  • Sữa chua hoa quả
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt bò kho gừng
  • Đậu phụ luộc
  • Canh rau muống nấu tôm
Ngày 4

Bữa sáng

  • Bánh sandwich kẹp thịt 
  • Sữa dừa đậu xanh

Bữa phụ sáng

  • Súp thịt bò rau củ
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa trưa

  • Cơm
  • Cá sốt cà chua
  • Thịt gà xào su su cà rốt
  • Canh miso rong biển đậu phụ

Bữa phụ chiều

  • Trứng luộc
  • Sinh tố lê sữa 

Bữa tối

  • Cơm
  • Cá hồi rang muối
  • Thịt lợn xào rau cải ngọt
  • Bầu luộc 
Ngày 5

Bữa sáng

  • Xôi gà
  • Sữa yến mạch đậu phộng

Bữa phụ sáng

  • Trứng luộc
  • Quả thanh long

Bữa trưa

  • Cơm
  • Cá diêu hồng sốt tiêu đen
  • Ngọn su su xào tỏi
  • Canh su su nấu thịt bằm

Bữa phụ chiều

  • Sinh tố việt quất 
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt bò kho cà rốt
  • Rau luộc
  • Canh chua sườn 
Ngày 6

Bữa sáng

  • Bánh bao
  • 1 ly sữa bầu ColosBaby Gold for Mum

Bữa phụ sáng

  • Súp lươn
  • Quả chuối

Bữa trưa

  • Cơm
  • Tôm rang
  • Thịt bò xào nấm
  • Rau muống luộc

Bữa phụ chiều

  • Sinh tố bơ chuối 
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa tối

  • Cơm
  • Gà viên rau củ
  • Củ quả luộc chấm kho quẹt
  • Canh chua nấm thịt viên
Ngày 7

Bữa sáng

  • Mì chũ nấu cà chua thịt bằm
  • Quả nho

Bữa phụ sáng

  • Sinh tố dâu xoài
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa trưa

  • Cơm
  • Thịt lợn luộc
  • Rau muống xào tỏi
  • Canh cua mồng tơi

Bữa phụ chiều

  • Khoai lang nướng thảo mộc
  • Sữa bí ngô hạt chia

Bữa tối

  • Cơm
  • Sườn kho đậu hũ
  • Củ cải xào trứng
  • Rau lang luộc
CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE
THAI GIÁO CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
THAI GIÁO TOÀN TẬP