Mẹ có bị táo bón thai kỳ không ạ?
Có mẹ còn bị trĩ nữa ạ. Mẹ hãy uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ mỗi ngày mẹ nhé!
Chỉ số chuẩn
Con bằng bắp ngô <br>(29,2cm;	590g)
Con bằng bắp ngô
(29,2cm; 590g)
Chu vi vòng đầu: 221mm
Chiều dài xương đùi: 40 - 48mm
Video
Phóng to
Khám thai - Xét nghiệm - Siêu âm

Tuần thứ 20 - 24 là thời điểm mẹ bầu cần khám thai lần thứ 6. Nếu những tuần trước chưa khám, mẹ hãy đi khám ở tuần này nhé! 

Mục đích: kiểm tra hình thái thai nhi, tầm soát các bất thường (tim, chân tay, bụng, xương, não, cột sống, thận) và kiểm tra vị trí bám của nhau thai, lượng nước ối.

Xét nghiệm:

  • Chỉ số BMI
  • Kiểm tra huyết áp
  • Khám thai: Để tính tuổi thai và kiểm tra tim thai
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Siêu âm kiểm tra sự phát triển của thai nhi và kiểm tra lượng nước ối

Nếu kiểm tra thấy các bất thường nghiêm trọng về thể chất, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định đình chỉ thai nghén. Việc làm này nên được thực hiện trước tuần thứ 24 của thai kỳ

Sự phát triển tuần này

Thai nhi 24 tuần tuổi đã nặng khoảng 600gr, dài 30cm. Ngoài ra, khả năng nghe đã phát triển, hệ thống hô hấp cũng đang phát triển. Cho dù vẫn liên tục nuốt nước ối, nhưng thông thường bé sẽ không thải ra phân. Cơ thể mẹ càng trở nên nặng nề, trọng tâm cơ thể cũng chuyển về phía trước. Cái rốn vốn lõm vào trong nay bắt đầu lồi ra ngoài, nhưng đừng lo, đợi sau khi sinh nở nó sẽ khôi phục hình dạng ban đầu thôi. Có phải bạn đã có hiện tượng táo bón không? Bởi vì tử cung phình to đè lên các mạch máu xung quanh, có lẽ còn kéo theo cả bệnh trĩ nữa đấy. 

Thai nhi đã có thể sống sót nếu phải sinh ở tuần 24, tuy nhiên vẫn cần sự trợ giúp của máy thở nếu việc sinh nở phải diễn ra. Trong tuần thai này, làn da của em bé nhăn nheo, nhưng những nếp nhăn này đang được lấp đầy và làm mờ đi khi thai nhi phát triển mỡ tích tụ bên dưới da.

  • Bộ não của thai nhi đang phát triển nhanh chóng vào thời điểm này.
  • Vị giác cũng đang hình thành và phổi ngày càng phát triển và phức tạp hơn.
  • Các nhánh chính của phổi đang bắt đầu hình thành cũng như các tế bào đặc biệt sẽ tạo ra chất hoạt động bề mặt hay còn gọi là surfactant, đây là chất cần thiết cho phế nang dễ dàng phồng lên.
  • Những đứa trẻ được sinh ra sớm thường khó thở vì những tế bào này không có đủ thời gian để phát triển hoặc tạo ra không đủ chất hoạt động bề mặt cần thiết.

Những thay đổi trong cơ thể mẹ

  • Giảm ham muốn tình dục
  • Hội chứng ống cổ tay (Carpal Tunnel Syndrome)
  • Ngứa và mẩn đỏ lòng bàn tay, bàn chân
  • Táo bón
  • Đau bụng dưới
  • Thị lực suy giảm
  • Chứng đau nửa đầu

Những điều mẹ cần lưu ý

  • Cải thiện giấc ngủ
  • Xét nghiệm đường huyết
  • Tăng cường bổ sung protein
  • Theo dõi cân nặng
  • Chú ý sức khỏe răng miệng
App thai giáo uy tín
được tin tưởng bởi
Cảm nhận của các mẹ
Dinh dưỡng tuần này

Thực đơn chi tiết từng ngày
Ngày 1

Bữa sáng

  • Cháo gà yến mạch
  • Quả việt quất

Bữa phụ sáng

  • Bánh chuối
  • Nước dừa

Bữa trưa

  • Cơm
  • Mực hấp lá lốt
  • Súp lơ, cà rốt luộc
  • Canh chua hàu

Bữa phụ chiều

  • Quả chuối  
  • Sữa hạt óc chó yến mạch

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt lợn rim
  • Thịt bò xào hành tây
  • Canh mướp nấu tôm
Ngày 2

Bữa sáng

  • Bún bò
  • Quả nho

Bữa phụ sáng

  • Khoai lang luộc
  • Sữa đậu nành đậu đen

Bữa trưa

  • Cơm
  • Tôm hấp sả
  • Đậu côve luộc
  • Canh sườn cải bó xôi

Bữa phụ chiều

  • Sinh tố đu đủ
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt kho củ cải
  • Đậu phụ rán
  • Rau củ luộc
Ngày 3

Bữa sáng

  • Phở gà
  • Quả chôm chôm

Bữa phụ sáng

  • Bánh bao chay
  • Sữa gạo hạt sen

Bữa trưa

  • Cơm
  • Lươn xào sả ớt
  • Bí ngòi hấp thịt bằm
  • Rau cải luộc

Bữa phụ chiều

  • Sữa chua hoa quả
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt bò kho gừng
  • Đậu phụ luộc
  • Canh rau muống nấu tôm
Ngày 4

Bữa sáng

  • Bánh sandwich kẹp thịt 
  • Sữa dừa đậu xanh

Bữa phụ sáng

  • Súp thịt bò rau củ
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa trưa

  • Cơm
  • Cá sốt cà chua
  • Thịt gà xào su su cà rốt
  • Canh miso rong biển đậu phụ

Bữa phụ chiều

  • Trứng luộc
  • Sinh tố lê sữa 

Bữa tối

  • Cơm
  • Cá hồi rang muối
  • Thịt lợn xào rau cải ngọt
  • Bầu luộc 
Ngày 5

Bữa sáng

  • Xôi gà
  • Sữa yến mạch đậu phộng

Bữa phụ sáng

  • Trứng luộc
  • Quả thanh long

Bữa trưa

  • Cơm
  • Cá diêu hồng sốt tiêu đen
  • Ngọn su su xào tỏi
  • Canh su su nấu thịt bằm

Bữa phụ chiều

  • Sinh tố việt quất 
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt bò kho cà rốt
  • Rau luộc
  • Canh chua sườn 
Ngày 6

Bữa sáng

  • Bánh bao
  • Sữa hạt điều đậu đỏ

Bữa phụ sáng

  • Súp lươn
  • Quả chuối

Bữa trưa

  • Cơm
  • Tôm rang
  • Thịt bò xào nấm
  • Rau muống luộc

Bữa phụ chiều

  • Sinh tố bơ chuối 
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa tối

  • Cơm
  • Gà viên rau củ
  • Củ quả luộc chấm kho quẹt
  • Canh chua nấm thịt viên
Ngày 7

Bữa sáng

  • Mì chũ nấu cà chua thịt bằm
  • Quả nho

Bữa phụ sáng

  • Sinh tố dâu xoài
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa trưa

  • Cơm
  • Thịt lợn luộc
  • Rau muống xào tỏi
  • Canh cua mồng tơi

Bữa phụ chiều

  • Khoai lang nướng thảo mộc
  • 1 ly sữa bầu ColosBaby Gold for Mum

Bữa tối

  • Cơm
  • Sườn kho đậu hũ
  • Củ cải xào trứng
  • Rau lang luộc
CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE
THAI GIÁO CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
THAI GIÁO TOÀN TẬP