Trải qua quá trình “vượt cạn” đầy nguy hiểm và khó khăn, cơ thể phụ nữ sẽ trở nên vô cùng nhạy cảm và căng thẳng. Đối với việc sinh mổ, điều quan trọng nhất làm thế nào để hạn chế các nguy cơ tổn thương cũng như nhiễm trùng tại vết mổ. Do đó việc tắm rửa sau khi sinh mổ còn mang nhiều tranh cãi.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Thị Yến - Bác sĩ Chuyên khoa sản - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Tắm rửa sau khi sinh mổ được nhiều bác sĩ khuyến khích bởi nó đem lại cho người mẹ rất nhiều lợi ích từ thể chất đến tinh thần, cụ thể như:
Sinh mổ ở mẹ khác hoàn toàn với việc sinh thường, vì người mẹ đã phải trải qua một cuộc phẫu thuật lớn. Bên cạnh đó, tình trạng vết mổ có thể khác nhau tùy theo từng đối tượng.
Để đảm bảo cho quá trình phục hồi, trong những ngày đầu sau sinh, mẹ nên nghỉ ngơi tại chỗ hoàn toàn trên giường. Tuy nhiên, vẫn cần phải giữ vệ sinh cơ thể bằng cách lau khô người, thay quần áo hàng ngày.
Khoảng 2 – 3 ngày sau, mẹ nên bắt đầu di chuyển và đi dạo dần dần ở phạm vi gần. Điều này rất tốt cho việc phục hồi. Cũng trong giai đoạn này, việc tắm rửa sau sinh mổ sẽ được các bác sĩ khuyến khích. Gội đầu và các hoạt động vệ sinh cá nhân khác như đánh răng, rửa mặt... không cần phải hạn chế. Tuy nhiên khi tắm rửa, cần chú ý:
Đối với vết mổ, tuyệt đối không nên thoa bất kỳ loại kem nào cho đến khi vết mổ lành hoàn toàn. Thông thường, thời gian phục hồi kéo dài khoảng 3 tuần. Trong thời gian này, chú ý luôn giữ khu vực vùng quanh vết mổ và vết mổ thật sạch sẽ, khô ráo.
Việc tắm rửa sau khi sinh mổ có thể gây ra một số rủi ro cho mẹ trong thời gian đầu. Vì vậy, để phòng tránh, bạn nên:
Sau khi sinh em bé, dù là sinh mổ hay sinh thường, các bà mẹ đều sẽ xuất hiện sản dịch (tương tự như kinh nguyệt). Điều này đến từ nguyên nhân bong tróc lớp nội mạc tử cung.
Ban đầu, sản dịch sẽ có màu đỏ tươi và ra rất nhiều. Lượng máu sẽ giảm dần với màu sáng hơn (đỏ tươi, đỏ hồng, vàng, trắng...). Sản dịch có thể kéo dài khoảng 6 tuần. Vì vậy, bạn nên sử dụng một miếng đệm tampon (băng vệ sinh) để thấm hút lượng sản dịch trên. Để tránh các vấn đề nhiễm trùng âm đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu..., cần phải thay băng thường xuyên sau mỗi 2 – 4 giờ.
Việc đi tiểu và đi đại tiện trong thời gian này cũng cần phải được chú ý như sau:
Ngoài ra, hãy ăn nhiều chất xơ để giúp cơ thể nhuận tràng, tránh tình trạng táo bón sau sinh.
Nguồn: vinmec.com
---
Mamibabi là app Giáo dục sớm với hàng trăm bài chơi đơn giản chỉ từ 5 phút/ngày giúp bé phát triển trí thông minh vượt trội và tăng cường khả năng vận động. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app