Làm sao để mẹ giảm khó thở và nặng nề
Mẹ hãy vận động nhẹ nhàng, chia nhỏ bữa ăn và đi dạo hàng ngày nhé! Con đang phát triển rất tốt
Chỉ số chuẩn
Con bằng quả dừa <br>(41cm;	1500g)
Con bằng quả dừa
(41cm; 1500g)
Chu vi vòng đầu: 282mm
Chiều dài xương đùi: 55 - 65mm
Video
Phóng to
Khám thai - Xét nghiệm - Siêu âm

Tuần thứ 28 - 36 là thời điểm mẹ bầu cần khám thai lần thứ 8. Nếu những tuần trước chưa khám, mẹ hãy đi khám ở tuần này nhé! 

Mục đích: Kiểm tra ngôi thai, sự phát triển của thai, và tiêm phòng cuống rốn

Xét nghiệm:

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Siêu âm thai: nhằm xác định ngôi thai và hướng dẫn xoay ngôi thai, kiểm tra cổ tử cung xem có dấu hiệu sắp sinh hay chưa
  • Tiêm phòng uốn ván cuống rốn: Tiêm phòng 2 mũi, mũi 2 sau mũi 1 ít nhất 30 ngày và trước khi sinh ít nhất 30 ngày. 
  • Xét nghiệm Non - stress (NST): nhằm kiểm tra sức khỏe của thai nhi và kiểm tra xem em bé có nhận đủ oxy hay không

Từ tuần thứ 30 trở đi:

  • Đếm cử động của thai nhi: bình thường 4 lần/giờ
  • Tái khám khi phát hiện các bất thường: đau bụng, ra máu âm đạo, thai máy yếu và các dấu hiệu bất thường khác
Sự phát triển tuần này

Hệ thống tiêu hóa và phổi của thai nhi cơ bản đã hoàn thiện, chiều dài cơ thể tăng chậm lại nhưng cân nặng tăng vọt. Tuần này, mắt của thai nhi lúc nhắm lúc mở, có thể phân biệt được sáng tối, thậm chí có thể nhìn theo nguồn phát ra ánh sáng. Bà bầu sẽ cảm thấy ngày càng khó thở hơn, nhiều lúc thở không ra hơi. Đáy tử cung đã cao lên đến dưới cơ hoành, cứ mỗi khi ăn xong lại cảm thấy dạ dày khó chịu nên ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn. Lúc này tốt nhất nên ăn ít và ăn thành nhiều bữa để giảm nhẹ cảm giác khó chịu ở dạ dày. Mặc dù có rất nhiều vấn đề khó chịu nhưng đừng sốt ruột, mọi chuyện rồi sẽ qua nhanh thôi. Bắt đầu từ tuần thứ 34 trở đi, đầu của thai nhi sẽ tụt xuống, đi vào khung xương chậu, chạm đến cổ tử cung để chuẩn bị cho việc sinh nở, lúc đó bạn sẽ cảm thấy việc hít thở và ăn uống dễ dàng hơn nhiều. Lúc này, xung quanh đầu vú, bụng dưới và âm đạo của bà bầu sẽ càng lúc càng sậm màu, các vết rạn da và các vết nám trên mặt có thể ngày càng rõ rệt.

Các tế bào thần kinh trong não phát triển với tốc độ nhanh chóng trong giai đoạn này để đảm bảo rằng bộ não của bé đã sẵn sàng cho thế giới bên ngoài. Sự phát triển nhanh chóng này còn dẫn đến sự phát triển của năm giác quan, nghĩa là thai nhi đã có vị giác và xúc giác.

  • Thị giác: Mắt bé đã có tròng đen và cảm nhận được ánh sáng.
  • Thính giác: Đôi tai đã có khả năng phân biệt một số loại âm thanh quen thuộc như giọng nói và âm nhạc. Bằng chứng là nhịp tim của thai nhi thực sự tăng lên và chậm lại khi nghe các loại âm nhạc khác nhau.
  • Khướu giác: Bé đã cảm nhận mùi hương từ nước ối chảy qua đường mũi.
  • Xúc giác: Bé bắt đầu tiếp xúc với mũi, ngón chân, dây rốn và thành tử cung của mẹ
  • Vị giác: Bé đã mở cái miệng nhỏ ra, nếm và mút ngón tay cái.

Những thay đổi trong cơ thể mẹ

  • Đi tiểu thường xuyên hơn
  • Đau lưng
  • Vụng về
  • Chứng hay quên
  • Mất ngủ
  • Nhức đầu thường xuyên

Những điều mẹ cần lưu ý

  • Theo dõi phù ở mặt
  • Uống nhiều nước
  • Ngăn ngừa giãn tĩnh mạch
  • Giảm đau tại cổ
App thai giáo uy tín
được tin tưởng bởi
Cảm nhận của các mẹ
Dinh dưỡng tuần này

Thực đơn chi tiết từng ngày
Ngày 1

Bữa sáng

  • Cháo đậu đen đậu phụ
  • Trứng vịt lộn

Bữa phụ sáng

  • Bánh gối
  • Sữa hạt điều

Bữa trưa

  • Cơm
  • Chim bồ câu hầm táo đỏ
  • Bề bề xào đậu đũa
  • Rau cải thảo luộc

Bữa phụ chiều

  • Súp cua
  • Quả táo

Bữa tối

  • Cơm
  • Ếch xào lá lốt
  • Rau củ luộc thập cẩm
  • Canh bí đỏ móng giò
Ngày 2

Bữa sáng

  • Phở bò
  • Quả dâu tây

Bữa phụ sáng

  • Há cảo hấp
  • Sữa chua không đường

Bữa trưa

  • Cơm
  • Trứng hấp hải sản
  • Dưa chuột xào thịt bằm
  • Canh rau cần nấu cà chua

Bữa phụ chiều

  • Khoai lang luộc
  • Sữa tươi

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt quay
  • Rau bắp cải luộc
  • Canh gà nấu bí ngòi
Ngày 3

Bữa sáng

  • Bánh mì kẹp chả
  • Sữa yến mạch óc chó

Bữa phụ sáng

  • Quả chuối
  • Sữa chua

Bữa trưa

  • Cơm
  • Cá hồi hấp nấm
  • Thịt lợn xào đậu côve
  • Canh cải chíp giá đỗ

Bữa phụ chiều

  • Bánh gối
  • Nước dừa

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt băm viên sốt cà chua
  • Quả lặc lè xào trứng non
  • Rau muống luộc
Ngày 4

Bữa sáng

  • Xôi dừa
  • Sữa tươi

Bữa phụ sáng

  • Khoai lang mật ong tẩm vừng
  • Sữa chua

Bữa trưa

  • Cơm
  • Thịt bò cuộn nấm kim châm
  • Sò điệp xào ngô non
  • Canh rau cải

Bữa phụ chiều

  • Hủ tiếu
  • Dưa hấu

Bữa tối

  • Cơm
  • Giò lụa
  • Lườn gà xào ớt chuông
  • Canh mồng tơi
Ngày 5

Bữa sáng

  • Mì spaghetti hải sản
  • Quả việt quất

Bữa phụ sáng

  • Sinh tố bơ xoài
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa trưa

  • Cơm
  • Thịt kho dừa
  • Su su xào cà rốt
  • Canh thịt bằm rau cải xoăn

Bữa phụ chiều

  • Quả kiwi
  • 1 ly sữa bầu ColosBaby Gold for Mum

Bữa tối

  • Cơm
  • Cá chép rán
  • Salad cà chua dưa chuột
  • Canh rau cải bó xôi
Ngày 6

Bữa sáng

  • Miến gà
  • Quả hồng xiêm

Bữa phụ sáng

  • Sữa chua 
  • Mít chín 

Bữa trưa

  • Cơm
  • Thịt gà rang nghệ
  • Rau cải xào thịt lợn
  • Củ quả luộc

Bữa phụ chiều

  • Sinh tố thanh long
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt bò hầm khoai tây cà rốt
  • Tôm hấp nước dừa
  • Canh rau đay
Ngày 7

Bữa sáng

  • Cháo cá
  • Quả hồng xiêm

Bữa phụ sáng

  • Sinh tố dừa sáp
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa trưa

  • Cơm
  • Thịt chân giò hầm sữa
  • Su hào xào thịt gà
  • Canh rau bắp cải cà chua

Bữa phụ chiều

  • Súp gà nấm
  • Quả việt quất

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt vịt luộc
  • Thịt lợn xào súp lơ
  • Canh bí xanh
CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE
THAI GIÁO CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
THAI GIÁO TOÀN TẬP