Nếu con chưa ra đời, mẹ hãy gặp bác sĩ nhé!
Bác sĩ sẽ giúp mẹ con mình sớm gặp nhau an toàn. Sau tuần 40, mẹ nên gặp bác sĩ mỗi ngày 1 lần ạ
Chỉ số chuẩn
Con bằng quả bí ngô to <br>(48 - 56cm; 3200 - 4100g)
Con bằng quả bí ngô to
(48 - 56cm; 3200 - 4100g)
Chu vi vòng đầu: 345mm
Chiều dài xương đùi: 70 - 84mm
Video
Phóng to
Khám thai - Xét nghiệm - Siêu âm

Tuần thứ 36 - 40 là thời điểm mẹ bầu cần đi khám thai lần thứ 11. Ngày sinh đã cận kề, mẹ hãy đi khám theo sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc khám ngay nếu gặp các dấu hiệu bất thường. 

Mục đích: Kiểm tra tử cung và tư vấn các dấu hiệu sắp sinh

Xét nghiệm:

  • Kiểm tra cổ tử cung
  • Siêu âm theo dõi thai nhi
  • Kiểm tra khung chậu để xác định bạn có khả năng sinh thường hay không
  • Xét nghiệm Non - stress
Sự phát triển tuần này

Phần lớn thai nhi đều sinh ra trong tuần này, nhưng chỉ có 5% thai nhi sinh ra đúng ngày sinh dự kiến, bởi vì ngày sinh dự kiến cũng có những sai số nhỏ, trước 2 tuần hoặc chậm 2 tuần cũng là bình thường, không cần thiết phải lo lắng. Nhưng nếu quá 2 tuần rồi mà vẫn chưa có dấu hiệu sinh, đặc biệt là số lần thai máy ít thấy rõ, thì nên đến bệnh viện kiểm tra ngay. Các bác sĩ sẽ nhanh chóng tìm ra phương pháp thích hợp để thai nhi được chào đời. Khoảnh khắc trọng đại của cuộc đời một con người chuẩn bị bắt đầu. Mười tháng mang thai, một cuộc sinh nở, tất cả những gian khổ đều sắp kết thúc, một sinh linh mà bạn trông đợi đã lâu chuẩn bị được đặt vào trong lòng mẹ rồi. Bây giờ các bác sĩ có thể căn cứ vào tình trạng sức khỏe của thai nhi và mẹ để xác định phương pháp sinh nở. Đa phần các bà bầu đều có thể tự sinh em bé, tức là sinh nở qua ngã âm đạo, đây là phương pháp sinh tự nhiên nhất và lành mạnh nhất, cũng có lợi cho sự phát triển của em bé sau này. Không nên vì sợ đau hoặc để duy trì vóc dáng mà lựa chọn phương pháp mổ đẻ. Đặc biệt, các sản phụ nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ để lựa chọn phương pháp sinh cho phù hợp.

Sự phát triển của thai nhi trong 40 tuần đã hoàn chỉnh và sẽ không có nhiều thay đổi so với một tuần trước, ngoài trừ phần tóc và móng tay vẫn tiếp tục dài ra.

Chúc mừng bạn đã gần đến đích!

  • Cơn co thắt Braxton Hicks
  • Thai nhi giảm cử động
  • Giãn cổ tử cung
  • Bệnh tiêu chảy
  • Đau vùng xương chậu
  • Chuột rút chân
  • Mất ngủ
  • Bản năng “làm tổ”

Những điều mẹ cần lưu ý

  • Dấu hiệu chuyển dạ: Hỏi bác sĩ sản khoa về những lý do và hình thức giục sinh nếu bé không ra đời đúng hạn;
  • Tham khảo liệu pháp châm cứu để thư giãn và làm giảm các cơn đau trong giai đoạn này;
  • Đề phòng trơn trượt trong phòng tắm, tránh tự tẩy lông bằng dao cạo hoặc sáp waxing dễ gây kích ứng với bà bầu;
  • Ngâm mình trong bồn tắm (nước không quá nóng) hoặc hồ bơi là cách giúp cơ thể nhẹ nhàng, loại bỏ một phần trọng lực nặng nề của hai mẹ con;
  • Thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng và thích hợp với bà bầu tuần 40, như đi dạo, vặn mình, xoay hông,..;
  • Đi spa, hẹn hò với bạn bè, xem phim,... là những cách giúp bà bầu 2 tuần cuối giảm bớt những suy nghĩ hoặc lo lắng về ngày sinh sắp tới;
  • Ăn nhẹ khi cảm thấy đói nhưng tránh các thực phẩm nhiều dầu mỡ và ăn quá no.
App thai giáo uy tín
được tin tưởng bởi
Cảm nhận của các mẹ
Dinh dưỡng tuần này

Thực đơn chi tiết từng ngày
Ngày 1

Bữa sáng

  • Hủ tiếu
  • Quả quýt

Bữa phụ sáng

  • Sữa chua trộn ngũ cốc
  • Quả chuối

Bữa trưa

  • Cơm
  • Thịt gà xào cần tây, tỏi tây
  • Rau luộc
  • Canh nấm đậu phụ

Bữa phụ chiều

  • Sinh tố dưa hấu
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt bò cuộn rau cải ngọt
  • Chả mực
  • Canh củ cải bí ngòi
Ngày 2

Bữa sáng

  • Nui sốt thịt băm
  • Quả cam

Bữa phụ sáng

  • Bánh rán
  • Sữa hạt điều vừng đen

Bữa trưa

  • Cơm
  • Trứng cuộn giò sống nấm hương
  • Thịt lợn xào giá đỗ
  • Canh bí đỏ

Bữa phụ chiều

  • Bánh mì trứng
  • Sữa hạt óc chó

Bữa tối

  • Cơm
  • Cá trứng chiên xù
  • Cải xoăn xào thịt bò
  • Bí xanh, cà rốt luộc
Ngày 3

Bữa sáng

  • Cháo ngao
  • Quả nho

Bữa phụ sáng

  • Bánh cupcake
  • Sữa gạo lứt

Bữa trưa

  • Cơm
  • Sườn non rim
  • Đậu bắp xào nấm kim châm
  • Canh rau đay

Bữa phụ chiều

  • Sữa chua
  • Quả xoài

Bữa tối

  • Cơm
  • Chả cá thác lác chiên
  • Salad khoai tây
  • Canh ngao chua giá đỗ
Ngày 4

Bữa sáng

  • Cháo chim bồ câu
  • Quả kiwi

Bữa phụ sáng

  • Bánh pancake
  • Sữa dừa hạt chia

Bữa trưa

  • Cơm
  • Thịt gà rang muối
  • Bắp cải xào cà chua
  • Canh sườn bí xanh

Bữa phụ chiều

  • Súp cua trứng cút
  • Quả vú sữa

Bữa tối

  • Cơm
  • Hàu hấp gừng hành
  • Bí đỏ xào thịt bò
  • Canh rau cải thảo cà chua
Ngày 5

Bữa sáng

  • Cháo bò hầm nấm
  • Quả lê

Bữa phụ sáng

  • Bánh ngô
  • Nước dừa

Bữa trưa

  • Cơm
  • Chả lá lốt
  • Rau củ luộc
  • Canh móng giò hầm đu đủ xanh

Bữa phụ chiều

  • Súp tôm bí đỏ
  • Quả táo

Bữa tối

  • Cơm
  • Ếch xào lá lốt tía tô
  • Giò bò
  • Rau lang luộc
Ngày 6

Bữa sáng

  • Cháo vừng đen
  • Đu đủ

Bữa phụ sáng

  • Bánh bao
  • 1 ly sữa bầu ColosBaby Gold for Mum

Bữa trưa

  • Cơm
  • Thịt gà luộc
  • Thịt bò xào dứa
  • Rau củ luộc

Bữa phụ chiều

  • Sinh tố kiwi
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa tối

  • Cơm
  • Chả băm viên
  • Rau cải ngọt xào nấm, cà rốt
  • Canh bí xanh nấu tôm
Ngày 7

Bữa sáng

  • Cháo thịt bằm
  • Quả chuối

Bữa phụ sáng

  • Súp nấm rau củ
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa trưa

  • Cơm
  • Cá rim mắm tỏi
  • Rau cải luộc
  • Canh ngao chua nấu dứa

Bữa phụ chiều

  • Chè vừng đen
  • Quả roi

Bữa tối

  • Cơm
  • Bề bề hấp
  • Thịt lợn xào su hào, cà rốt
  • Rau lang luộc
CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE

































THAI GIÁO CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
THAI GIÁO TOÀN TẬP