Sức khỏe của mẹ sẽ tốt hơn trong tuần này
Mẹ sẽ không còn buồn nôn, mệt mỏi nhiều như trước nữa. Các phần xương của con cũng cứng cáp hơn
Chỉ số chuẩn
Con bằng quả chanh xanh <br>(5,1 - 5,7cm;	14g)
Con bằng quả chanh xanh
(5,1 - 5,7cm; 14g)
Chu vi vòng đầu: 70mm
Chiều dài xương đùi: -mm
Video
Phóng to
Khám thai - Xét nghiệm - Siêu âm

Tuần thứ 10 - 13 là thời điểm mẹ bầu cần khám thai lần 3. 

Mục đích: Kiểm tra các dị tật ở thai nhi

Xét nghiệm:

  • Xét nghiệm Thalassemia: xác định có nguy cơ bị bệnh thiếu máu di truyền, hồng cầu vỡ sớm dẫn đến thiếu oxy hay không.
  • Xét nghiệm Double test: xét nghiệm sàng lọc sử dụng các xét nghiệm hóa sinh và đo độ mờ da gáy bằng siêu âm, nhằm đánh giá một số nguy cơ mắc các hội chứng Down, Edward hoặc Patau ở quý 1 của thai kỳ.

Siêu âm:

  • Siêu âm kiểm tra dị dạng chi
  • Siêu âm kiểm tra thoát vị cơ hoành
  • Siêu âm đo độ mờ da gáy: nhằm đánh giá nguy cơ bị bệnh Down của thai nhi. Nếu kết quả siêu âm đo độ mờ da gáy cho thấy thai nhi có nguy cơ mắc các bệnh di truyền, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu làm xét nghiệm sinh thiết gai nhau (CVS). Sinh thiết gai nhau được thực hiện từ tuần thứ 12 - 14 của thai kỳ. Xét nghiệm sinh thiết gai nhau là một xét nghiệm xâm lấn, có nguy cơ gây sảy thai với tỷ lệ rất thấp. 
Sự phát triển tuần này

Thai nhi vẫn đang phát triển với tốc độ nhanh, chiều dài cơ thể vào khoảng hơn 5cm, đầu vẫn rất to, bằng một nửa cơ thể. Do lớp màng giữa các ngón tay và chân đã biến mất, các ngón tay và chân của bé đã tách rời hoàn toàn; một số phần xương đã trở nên cứng cáp và có sự hình thành các khớp. Kể từ bây giờ, thai nhi đã bước vào giai đoạn tăng trưởng của não bộ, bà bầu cần bổ sung nhiều thực phẩm bồi bổ não cho thai nhi.

Đối với phần lớn các bà bầu, bắt đầu từ tuần này, hiện tượng buồn nôn và nôn về cơ bản đã bớt dần, sự mệt mỏi và chứng thèm ngủ cũng sắp qua đi. So với thời kì trước, tình trạng sức khỏe và tinh thần của bà bầu đã có chuyển biến tốt.

Sự phát triển của thai nhi 3 tháng đầu diễn ra mạnh mẽ, ngoại hình của thai nhi đã hoàn toàn giống như con người thu nhỏ, khuôn mặt thai nhi cũng phát triển hơn, trông rõ ràng hơn. Đa số các hệ cơ quan của thai nhi đã hình thành đầy đủ, dù chúng còn cần trải qua quá trình hoàn thiện để hoạt động với đầy đủ chức năng.

  • Hệ thống ruột dần dần phát triển hơn trong bụng thai nhi, các nhu động ruột đầu tiên xuất hiện.
  • Thận đã sẵn sàng để bài tiết nước tiểu.
  • Tủy xương dần sản sinh bạch cầu - hàng rào bảo vệ của cơ thể sau này trước các tác nhân gây bệnh.
  • Các phản xạ của thai nhi bắt đầu hình thành, thai nhi xuất hiện những cử động tự thân dù người mẹ tại thời điểm này khó cảm nhận được thai máy.

Những thay đổi trong cơ thể mẹ

  • Tăng nhạy cảm khứu giác: Thai phụ dễ bị kích thích bởi các mùi khác nhau.
  • Đau đầu thường xuyên: Hãy nhớ ăn đầy đủ các bữa trong ngày, bởi bỏ bữa sẽ gây hạ đường huyết, khởi phát cơn đau đầu. Bên cạnh đó nếu mức độ đau không thể chịu được, hãy tham vấn bác sĩ để có phương pháp giảm đau an toàn trong thai kỳ.
  • Mệt mỏi: Thai phụ cần nghỉ ngơi nhiều hơn, và tranh thủ ngủ khi em bé chưa ra đời.
  • Đầy bụng, xì hơi: Một cách để giảm những biểu hiện phiền toái này chính là ăn từ tốn, chậm rãi, bởi ăn quá nhanh sẽ làm tăng lượng khí nuốt vào, làm nặng thêm tình trạng hiện có.
  • Tăng tiết nước bọt: tình trạng này sẽ sớm kết thúc khi bước vào ba tháng giữa thai kỳ.

Những điều mẹ cần lưu ý

  • Hạn chế làm việc nặng, giải tỏa những áp lực về mặt tinh thần.
  • Tìm hiểu trước về chính sách nghỉ thai sản của công ty bạn và thu xếp các công việc còn tồn đọng trước khi bước vào thời kì thai sản.
  • Hoàn thành các công việc do mình chịu trách nhiệm một cách tốt nhất; hướng dẫn, đào tạo bất cứ ai sẽ đảm nhận công việc của bạn khi bạn nghỉ theo chế độ thai sản của công ty.
  • Chú ý đến việc đi siêu âm hay khám thai thường xuyên để theo dõi sự phát triển cũng như sớm phát hiện các dị tật của thai nhi. Hiện nay, các kĩ thuật siêu âm ngày càng hiện đại, để đưa ra kết quả về giới tính của thai nhi, nhưng ở tuần thứ 12 việc xác định em bé là nam hay nữ chưa thể cho kết quả chính xác. 
App thai giáo uy tín
được tin tưởng bởi
Cảm nhận của các mẹ
Dinh dưỡng tuần này

Thực đơn chi tiết từng ngày
Ngày 1

Bữa sáng

  • Cháo gà yến mạch
  • Quả việt quất

Bữa phụ sáng

  • Bánh chuối
  • Nước ép lựu

Bữa trưa

  • Cơm
  • Mực hấp lá lốt
  • Súp lơ, cà rốt luộc
  • Canh chua hàu

Bữa phụ chiều

  • Quả chuối  
  • Sữa hạt óc chó yến mạch

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt lợn rim
  • Thịt bò xào hành tây
  • Canh mướp nấu tôm
Ngày 2

Bữa sáng

  • Bún bò
  • Quả nho

Bữa phụ sáng

  • Khoai lang luộc
  • Sữa đậu nành đậu đen

Bữa trưa

  • Cơm
  • Tôm hấp sả
  • Đậu côve luộc
  • Canh sườn cải bó xôi

Bữa phụ chiều

  • Sinh tố đu đủ
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt kho củ cải
  • Đậu phụ rán
  • Rau củ luộc
Ngày 3

Bữa sáng

  • Phở gà
  • Quả chôm chôm

Bữa phụ sáng

  • Bánh bao chay
  • Sữa gạo hạt sen

Bữa trưa

  • Cơm
  • Lươn xào sả ớt
  • Bí ngòi hấp thịt bằm
  • Rau cải luộc

Bữa phụ chiều

  • Sữa chua hoa quả
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt bò kho gừng
  • Đậu phụ luộc
  • Canh rau muống nấu tôm
Ngày 4

Bữa sáng

  • Bánh sandwich kẹp thịt 
  • Sữa dừa đậu xanh

Bữa phụ sáng

  • Súp thịt bò rau củ
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa trưa

  • Cơm
  • Cá sốt cà chua
  • Thịt gà xào su su cà rốt
  • Canh miso rong biển đậu phụ

Bữa phụ chiều

  • Trứng luộc
  • Sinh tố lê sữa 

Bữa tối

  • Cơm
  • Cá hồi rang muối
  • Thịt lợn xào rau cải ngọt
  • Bầu luộc 
Ngày 5

Bữa sáng

  • Xôi gà
  • Sữa yến mạch đậu phộng

Bữa phụ sáng

  • Trứng luộc
  • Quả thanh long

Bữa trưa

  • Cơm
  • Cá diêu hồng sốt tiêu đen
  • Ngọn su su xào tỏi
  • Canh su su nấu thịt bằm

Bữa phụ chiều

  • Sinh tố việt quất 
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt bò kho cà rốt
  • Rau luộc
  • Canh chua sườn 
Ngày 6

Bữa sáng

  • Bánh bao
  • Sữa hạt điều đậu đỏ

Bữa phụ sáng

  • Súp lươn
  • Quả chuối

Bữa trưa

  • Cơm
  • Tôm rang
  • Thịt bò xào nấm
  • Rau muống luộc

Bữa phụ chiều

  • Sinh tố bơ chuối 
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa tối

  • Cơm
  • Gà viên rau củ
  • Củ quả luộc chấm kho quẹt
  • Canh chua nấm thịt viên
Ngày 7

Bữa sáng

  • Mì chũ nấu cà chua thịt bằm
  • Quả nho

Bữa phụ sáng

  • Sinh tố dâu xoài
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa trưa

  • Cơm
  • Thịt lợn luộc
  • Rau muống xào tỏi
  • Canh cua mồng tơi

Bữa phụ chiều

  • Khoai lang nướng thảo mộc
  • 1 ly sữa bầu ColosBaby Gold for Mum

Bữa tối

  • Cơm
  • Sườn kho đậu hũ
  • Củ cải xào trứng
  • Rau lang luộc
CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE
THAI GIÁO CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
THAI GIÁO TOÀN TẬP