BẢNG CHỈ SỐ CHUẨN

Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi

Tuần Cân nặng (g) Chiều dài (cm)
6 - 0.5 - 0.6
7 - 0.6
8 - 1.3
9 - 2.5
10 - 3.2 - 3.8
11 7 3.8
12 14 5.1 - 5.7
13 28 7.6
14 57 8.9 - 10.2
15 71 10.2
16 90 - 110 10.2 - 12.7
17 140 12.7
18 140 - 180 14
19 230 15.2
20 280 16.5
21 310 - 350 26.7
22 450 27.9
23 540 27.9
24 590 29.2
25 680 33
26 910 36
27 910 37
28 1000 38
29 1100 - 1400 39 - 41
30 1400 41
31 1500 41
32 1600 - 1800 41 - 43
33 1900 43
34 2300 43 - 46
35 2400 46
36 2700 46 - 48
37 2900 48
38 3200 48 - 51
39 3200 - 3600 48 - 53
40 3200 - 4100 48 - 56

Bảng chu vi vòng đầu và chiều dài xương đùi thai nhi

Tuần Chu vi vòng đầu (mm) Chiều dài xương đùi (mm)
Trung bình Ngưỡng giới hạn
12 70 - -
13 84 - -
14 97.9 14 13 - 15
15 114 17 16 - 19
16 122 20 18 - 22
17 134 23 22 - 26
18 148 25 25 - 29
19 160 28 27 - 33
20 177 31 30 - 36
21 182 34 32 - 38
22 193 36 35 - 41
23 208 39 37 - 45
24 221 42 40 - 48
25 239 44 42 - 50
26 241 47 45 - 53
27 256 49 46 - 56
28 271 52 49 - 59
29 273 54 51 - 61
30 277 56 53 - 63
31 282 59 55 - 65
32 292 61 56 - 68
33 302 63 58 - 70
34 309 65 60 - 72
35 317 67 62 - 74
36 322 68 64 - 76
37 330 70 66 - 79
38 336 71 67 - 81
39 340 73 68 - 82
40 345 74 70 - 84
BIỂU ĐỒ

Biểu đồ cân nặng thai nhi


Biểu đồ chiều dài thai nhi


Biểu đồ chu vi vòng đầu thai nhi


Biểu đồ chiều dài xương đùi thai nhi

THÊM CHỈ SỐ THAI NHI CỦA BẠN
Vui lòng cập nhật thông tin thai nhi
LỊCH SỬ
Chưa có chỉ số được thêm

Cân nặng và chiều dài thai nhi 

Cách tính cân nặng thai nhi

Các chuyên gia có nhiều phương pháp khác nhau để tính toán chiều cao và cân nặng của thai nhi. Các chỉ số thường được sử dụng trong phép đo bao gồm đường kính lưỡng đỉnh (BPD), chu vi đầu (HC), chu vi bụng (AC) và chiều dài xương đùi (FL)... 

Cách đo cân nặng thai nhi theo phương pháp thủ công truyền thống như sau: 

Khối lượng thai nhi (gam) = [(Chu vi bụng (cm) + chiều cao tử cung (cm)) x 100]/4

Tuy vậy, phương pháp trên hiện nay không còn phổ biến do sai số nhiều. Thay vào đó, phương pháp đo cân nặng thai nhi bằng máy siêu âm thường được áp dụng tại các bệnh viện bởi độ chính xác cao và tính tiện lợi. 

Cách tính chiều dài thai nhi 

Phép đo chiều cao (chiều dài) của thai nhi sẽ có sự thay đổi sau 3 tháng đầu tiên. Trong tam cá nguyệt thứ nhất (tuần 1 đến 13), chiều cao của thai nhi sẽ được đo từ đỉnh đầu tới mông. Từ tuần 14 trở đi, chiều cao sẽ được đo từ đỉnh đầu tới gót chân. 

Chiều dài thai nhi chỉ là một trong nhiều chỉ số phản ánh sự phát triển của bé. Chiều dài trên mức tiêu chuẩn không có nghĩa thai nhi sau khi ra đời sẽ cao hơn các bé khác. 

Vì sao cân nặng và chiều dài của thai nhi khác nhau giữa các tài liệu? 

Có nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng để đo kích thước của thai nhi, đó là lý do bạn có thể thấy các con số khác nhau ở các nguồn khác nhau. Ngoài ra, theo thời gian, một số tài liệu sẽ có những bản cập nhật mới hơn và điều này dẫn đến sự thay đổi về chỉ số. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là khi bạn khám thai bác sĩ nói rằng thai nhi đang phát triển tốt thì bạn có thể an tâm. 

Khi khám thai, bạn có thể thấy chỉ số của em bé khác so với bảng chỉ số trên mạng. Điều này thường do 2 nguyên nhân:

1. Bác sĩ sử dụng một bảng chỉ số khác so với bảng mà bạn đang dùng. Khi đó, bạn nên trao đổi với bác sĩ và làm theo sự chỉ định của bác sĩ. 

2. Chỉ số của em bé lớn hoặc nhỏ hơn so với chỉ số trung bình. Lúc này bạn cần trao đổi với bác sĩ để biết chính xác tình trạng của bé, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp về dinh dưỡng và vận động. 

Cân nặng và chiều dài của thai nhi nhỏ hơn hoặc lớn hơn so với chỉ số chuẩn có sao không? 

Đây là điều thường xảy ra khi các mẹ đi khám thai. Bạn cần lưu ý rằng các con số bạn nhìn thấy trong bảng chỉ số cân nặng thai nhi là chỉ số trung bình, bao gồm cả bé trai lẫn bé gái; nhưng trên thực tế, các chỉ số của bé trai thường cao hơn. Điều này có nghĩa chỉ số của bé có thể cao hơn hoặc thấp hơn một chút so với bảng tiêu chuẩn nhưng bé vẫn phát triển khỏe mạnh. 

Trong một số trường hợp, nếu thai nhi có cân nặng quá cao hoặc quá thấp so với tiêu chuẩn, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm thêm một số xét nghiệm hoặc theo dõi thêm trong những tuần tiếp theo. Thai nhi quá nhẹ cân có thể dẫn đến suy dinh dưỡng bào thai. Ngược lại, thai nhi quá nặng cân sẽ khiến mẹ khó sinh thường, tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quá trình chuyển dạ và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khi bé ra đời, thường gặp nhất là thừa cân, béo phì và các bệnh tim mạch. 

Nếu thai nhi nhẹ cân hoặc nặng cân quá nhiều so với tiêu chuẩn, mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn của mình theo sự hướng dẫn của bác sĩ để bé có cân nặng hợp lý nhất trong những tuần tiếp theo. 


Chu vi vòng đầu thai nhi 

Chu vi vòng đầu thai nhi có ý nghĩa gì?

Chu vi vòng đầu của thai nhi là một trong những chỉ số cơ bản bạn thường thấy khi khám thai. Chỉ số này phản ánh sự phát triển não bộ cũng như hệ thần kinh trung ương của bé. Nếu chỉ số chu vi vòng đầu của thai nhi nằm ngoài phạm vi bình thường, đây có thể là cảnh báo đối với những bất thường có thể xảy ra. 

Chu vi vòng đầu thai nhi quá to hay quá nhỏ có sao không? 

Nếu chu vi vòng đầu của bé quá to hoặc quá nhỏ so với độ tuổi và giới tính, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra chuyên sâu. 

  • Nếu chu vi vòng đầu của bé quá nhỏ, đó có thể là dấu hiệu não của bé chậm phát triển hoặc phát triển không bình thường. 
  • Nếu chu vi vòng đầu của bé quá to, đó có thể là dấu hiệu của não úng thủy hoặc một số bệnh lý khác. 

Chu vi vòng đầu thai nhi theo tuần 

Sau khi bé ra đời, bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi chu vi vòng đầu của bé. Chu vi vòng đầu trung bình ở trẻ sơ sinh là khoảng 34cm. Bạn lưu ý rằng đây chỉ là chỉ số trung bình. Trên thực tế sẽ có một phạm vi cho phép chỉ số này được dao động trong một khoảng nhất định, được gọi là bách phân vị. Điều này có nghĩa sẽ có trường hợp chu vi vòng đầu của bé to hơn hoặc nhỏ hơn so với chỉ số trung bình do gen di truyền, hình dáng đầu… và không liên quan tới bệnh lý. 


Chiều dài xương đùi thai nhi 

Vì sao cần đo chiều dài xương đùi của thai nhi? 

Việc đo xương đùi của thai nhi nhằm phục vụ việc chẩn đoán chính xác các dị tật, ước tính tuổi thai, kiểm soát sự tăng trưởng, ước tính cân nặng và sự trưởng thành của thai... 

Chiều dài xương đùi của thai nhi được đo khi nào? 

Chiều dài xương đùi của thai nhi (Femur Length - FL) được đo từ tuần 12 đến tuần 42 của thai kỳ. Sau 3 tháng đầu tiên, phôi thai đã phát triển thành thai nhi và chiều dài xương đùi là một trong những yếu tố được sử dụng để đánh giá tuổi thai cũng như sức khỏe của em bé. 

Xương đùi thai nhi ngắn có sao không? 

Nhiều bố mẹ thường lo lắng khi xương đùi của bé ngắn, tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các em bé có xương đùi ngắn vẫn có thể phát triển khỏe mạnh. Chiều dài xương đùi chỉ là một trong nhiều chỉ số được sử dụng để chẩn đoán tình trạng của thai nhi. 

Phải làm gì khi chiều dài xương đùi của thai nhi ngắn? 

Nếu phát hiện chiều dài xương đùi của thai nhi ngắn, bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm các xét nghiệm để loại trừ một số khả năng như hạn chế tăng trưởng trong tử cung, hội chứng Down hay các vấn đề về nhiễm sắc thể khác. 

Bảng chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần 

Tốc độ tăng trưởng trung bình của chiều dài xương đùi ở thai nhi là 1 - 3mm/tuần. 

Dưới đây là một số mốc quan trọng:

  • Ở tuần thai thứ 12, chiều dài xương đùi trung bình của thai nhi là 11mm, 
  • Ở tuần thai thứ 20, chiều dài xương đùi trung bình của thai nhi là 33mm, 
  • Ở tuần thai thứ 30, chiều dài xương đùi trung bình của thai nhi là 58mm, 
  • Khi chào đời, ở tuần thai thứ 40, chiều dài xương đùi trung bình của bé là 76mm.