Thai 39 tuần tuổi đã phát triển hoàn thiện để thích ứng với môi trường bên ngoài bụng mẹ. Trong bài viết này, Mamibabi sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn những triệu chứng cần lưu ý trong tuần thứ 39; đồng thời giúp mẹ giải tỏa 6 nỗi lo thường gặp nhất ở giai đoạn này.
Lúc này trọng lượng của thai nhi khoảng 3186g chiều dài 50.1cm. Tùy vào tình trạng của từng người mẹ mà chỉ số thai 39 tuần có thể thay đổi khác nhau. Tuy nhiên, con số này không chênh lệch quá nhiều, vẫn đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bé.
Tiếp theo là một hiện tượng được rất nhiều mẹ quan tâm, đó là thai 39 tuần đau bụng dưới từng cơn. Đây là một trong các dấu hiệu của chuyển dạ. Nếu chỉ đơn giản là cơn gò sinh lý thì sẽ đau vừa và dịu dần rồi hết hẳn. Nhưng nếu các cơn đau không giảm đi mà đau thành từng cơn và tăng dần thì đó là dấu hiệu chuyển dạ, mẹ cần đến bệnh viện ngay để kiểm tra nhé.
Điều này có thể do 2 nguyên nhân: 1 là dấu hiệu cho thấy mẹ sắp sinh, 2 là dấu hiệu của biến chứng thai kỳ. Dù vì lý do gì thì mẹ cũng nên tới gặp bác sĩ để được kiểm tra, đảm bảo an toàn cao nhất cho cả mẹ và bé.
Mẹ hãy cứ bình tĩnh, đừng lo lắng hay sợ hãi nhé vì tuy ra máu nhưng không đau bụng, chưa có cơn gò nên mẹ chưa thể sinh ngay đâu ạ. Mẹ hãy sắp xếp đồ đạc và tới gặp bác sĩ để được kiểm tra cụ thể.
Mẹ có thể ăn dứa, uống nước dứa, ăn cháo hoặc chè nấu cùng mè đen, rau lang, các món làm từ đu đủ xanh như nộm đu đủ, sườn hầm đu đủ xanh… Mẹ lưu ý là chỉ thêm một chút các món này vào chế độ ăn hàng ngày thôi, chứ đừng ăn quá nhiều nhé. Mẹ vẫn cần duy trì chế độ ăn uống đa dạng và lành mạnh với đầy đủ các nhóm chất cơ bản là chất béo, chất đạm, chất bột đường, vitamin và khoáng chất.
Nếu mẹ nào không có người giúp đỡ việc nấu nướng sau sinh, tốt nhất, ngay từ bây giờ, mẹ hãy nấu sẵn và cấp đông một số món để ăn sau khi sinh con. Mẹ nên ưu tiên các món có thể nhanh chóng làm nóng bằng lò vi sóng, nồi chiên, nồi hấp... Ngoài ra, mẹ cũng nên tìm hiểu và chuẩn bị sẵn các thực phẩm giúp lợi sữa như các loại sữa tươi, sữa hạt, trà lợi sữa, ngũ cốc...
Chưa chắc mẹ nhé. Đó có thể chỉ là các cơn gò sinh lý, một hiện tượng rất bình thường mà bất cứ mẹ bầu nào cũng gặp phải. Các cơn gò sinh lý này sẽ diễn ra trong vài chục giây, gây cứng bụng, có thể khiến mẹ đau một chút, nhưng rồi sẽ nhẹ dần và hết hẳn, nhất là khi mẹ nghỉ ngơi.
Còn nếu đó là cơn gò chuyển dạ, tức là sắp sinh, thì các cơn gò sẽ không hết, mà tăng dần, thành từng cơn, gây đau hơn, có thể kèm theo các triệu chứng như rỉ ối, ra máu… Lúc đó mẹ cần đến bệnh viện ngay.
Nếu thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh thì sao? Thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh là việc bình thường các mẹ nhé. Nếu mẹ nào theo dõi các bài viết trước của Mamibabi thì hẳn đều biết rằng thai kỳ lý tưởng là 40 tuần, khi bé đã thật sự cứng cáp trong bụng mẹ, vì vậy nếu ở tuần 39 chưa có dấu hiệu sinh, mẹ hãy cứ ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ và chờ thêm 1 tuần nữa nhé.
Một số mẹ bầu có hỏi về việc thai 39 tuần quan hệ có sao không? Nếu sức khỏe của cả mẹ và bé đều bình thường, bác sĩ không chỉ định kiêng quan hệ, thì việc quan hệ ở thời điểm này không sao cả mẹ nhé. Việc quan hệ sẽ không gây nguy hiểm cho thai nhi.
Tuy vậy vẫn có một số mẹ nên kiêng quan hệ, đó là các mẹ đã từng bị sảy thai, lưu thai nhiều lần, có tiền sử sinh non hoặc khi đi khám bác sĩ bảo cổ tử cung ngắn, có nguy cơ sinh non, hoặc bị đau bụng, ra máu âm đạo, có dấu hiệu tiền sản giật hoặc có bệnh phụ khoa, hoặc chồng có bệnh nam khoa… thì đều không nên quan hệ ở thời điểm này.
Mẹ Đào Ngọc Lan hỏi là thai 39 tuần uống lá tía tô được không. Không chỉ mẹ Đào Ngọc Lan mà nhiều mẹ khác hẳn cũng đã từng nghe đến việc uống lá tía tô giúp chuyển dạ nhanh, sinh con dễ dàng đúng không ạ. Tuy nhiên đây chỉ là một kinh nghiệm dân gian được truyền miệng chứ chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh mẹ nhé.
Đúng là lá tía tô có nhiều tác dụng đối với cả mẹ bầu và những người không mang bầu. Tuy vậy không phải cơ địa của ai cũng hợp để uống loại lá này đâu ạ. Có những mẹ uống sẽ thấy khỏe mạnh, dễ chịu, sinh con dễ dàng; nhưng có những mẹ khác uống vào có thể gặp một số vấn đề về huyết áp, tiêu hóa. Vì vậy mẹ hãy cân nhắc về việc uống lá tía tô nhé, nếu có uống thì hãy uống với một lượng nhỏ và lắng nghe cơ thể mình.
Ở tuần thứ 39 này có rất nhiều câu hỏi liên quan tới việc ra dịch nhầy với nhiều màu khác nhau như dịch nhầy màu vàng, màu trắng đục, màu nâu, màu xanh, màu đỏ tươi.
Đối với hiện tượng thai 39 tuần ra dịch nhầy màu trắng đục hoặc vàng, đây thường là hiện tượng bình thường, không nguy hiểm. Nhưng trong trường hợp mẹ thấy có thêm các dấu hiệu như bị ngứa, bị rát, có mùi khó chịu… thì nhiều khả năng mẹ bị bệnh phụ khoa. Lúc đó mẹ nên tới bác sĩ để được kiểm tra kịp thời.
Đối với hiện tượng thai 39 tuần ra dịch nhầy màu xanh, đây thường là dấu hiệu của bệnh phụ khoa như viêm nhiễm âm đạo, mẹ nên tới gặp bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Còn nếu thấy dịch nhầy màu nâu, đây là hiện tượng bong nút nhầy cổ tử cung, báo hiệu việc chuyển dạ sắp diễn ra. Tuy vậy mẹ không nên quá bối rối bởi có thể vài ngày sau mới thật sự chuyển dạ cơ ạ. Nếu mẹ chỉ thấy chất nhầy màu nâu mà chưa thấy cơn đau, cơn co thì hãy cứ bình tĩnh, kiểm tra đồ đi sinh và thông báo với người nhà để mọi người chuẩn bị nhé.
Việc thai 39 tuần ra máu đỏ tươi cũng vậy, cũng là dấu hiệu cho thấy việc sắp sinh, mẹ và mọi người trong nhà hãy chuẩn bị đồ đạc cần thiết. Bên cạnh việc theo dõi dịch nhầy hoặc máu, mẹ cũng cần để ý tới các cơn đau, cơn co chuyển dạ và hiện tượng rỉ ối, bởi đó mới thật sự là những dấu hiệu cho thấy việc sinh con sẽ sớm diễn ra và cần tới bệnh viện ngay.
Thai nhi tuần 39 qua hình ảnh siêu âm đã có thể nhìn thấy rõ từng chi tiết. Thời điểm mẹ mang bầu 39 tuần, bé đã di chuyển rất thấp xuống phía cổ tử cung. Đây là hành động chuẩn bị cho quá trình vượt cạn. Đầu bé quay xuống dưới tạo nên áp lực rất lớn đối với dây chằng và xương chậu của người mẹ.
Các bộ phận trong cơ thể bé phát triển hoàn thiện, bao gồm cả hình thái lẫn chức năng nội tạng. Hệ tiêu hóa của bé đã “tập dượt” bằng cách uống nước ối và thải ra nước ối. Đó là lý do lượng nước ối trong thời gian này có thể giảm đi rất nhanh. Lông mi của bé mọc dài, mí mắt có thể hé mở và cảm nhận được ánh sáng từ thành bụng của người mẹ.
Bộ não của bé tăng cường hình thành nếp nhăn với mục đích mở rộng diện tích. Sự phát triển của thai nhi tuần 39 khiến cho các bà mẹ vô cùng hào hứng, mong chờ ngày được đón con.
Cũng trong thời điểm mang thai này, cơ thể người mẹ có rất nhiều dấu hiệu cần phải để ý. Nếu như những dấu hiệu đó bình thường, chúng ta có thể an tâm đợi đến ngày bé chào đời. Ngược lại, các dấu hiệu bất thường có thể cảnh báo nguy hiểm, mẹ nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra càng sớm càng tốt. Thai 39 tuần là lúc bé sẵn sàng ra đời bất cứ thời điểm nào.
Các cơn gò tử cung xuất hiện, có 2 loại cơn gò đó là gò chuyển dạ giả và gò sinh con thật. Nếu như cơn gò tử cung chỉ là cơn chuyển dạ giả, mẹ có thể yên tâm hơn. Hiện tượng này sẽ đến chỉ trong vài giây và mất đi, tần suất không dày và không đau nhiều.
Ngược lại, những cơn gò chuyển dạ thực sự sẽ khiến người mẹ cảm thấy thai 39 tuần đau cửa mình. Cơn đau ngày càng nhiều và dày đặc hơn. Lúc này mẹ phải đến ngay cơ sở y tế để chuẩn bị cho cuộc vượt cạn của mình.
Ngoài ra tình trạng đau lưng nhức mỏi xương khớp, đau xương chậu, đau mu xuất hiện liên tục. Đây là một hiện tượng rất bình thường, khi mà áp lực của trẻ khiến cho mẹ liên tục phải đối mặt với cơn đau. Hệ dây chằng bị nới rộng, các dây thần kinh bị chèn ép làm cho phần hông và chân của mẹ cảm giác cực kỳ có chịu.
Đi tiểu thường xuyên, bị tiêu chảy cũng là tình trạng phổ biến của những người mang thai tuần thứ 39. Trong đó nếu như bị tiêu chảy, mẹ cần phải nghĩ đến việc sinh con. Có thể trong vài ngày tới em bé sẽ ra đời. Tiêu chảy là cách mà cơ thể tự làm sạch đường ruột để chuẩn bị cho hoạt động sinh con sau này. Tiêu chảy đi kèm cơn gò tử cung tuần 39 là dấu hiệu chuyển dạ rất rõ rệt, khó nhầm lẫn.
Thai 39 tuần sẽ khiến người mẹ bị mất ngủ thường xuyên. Lúc này trọng lượng của thai nhi đã rất lớn, kích thước bụng của người mẹ tăng nhanh, làm cho mẹ khó khăn trong việc lựa chọn tư thế ngủ.
Để giảm thiểu tình trạng đó, mẹ hãy sử dụng một chiếc gối mỏng kê bụng và kê lưng; tốt nhất nên sử dụng các loại gối chuyên dụng cho bà bầu. Mẹ cũng có thể tìm những tư thế ngủ khác so với bình thường. Tuy nhiên, mẹ không nên nằm ngửa quá nhiều vì sẽ gây sức ép không tốt cho em bé trong bụng. Thai 39 tuần bụng chưa tụt mẹ cũng đừng lo lắng nhé, chỉ cần qua siêu âm bé vẫn khỏe mạnh là được.
Thai 39 tuần gây ra khá nhiều khó chịu, mệt mỏi cho mẹ bầu. Mẹ hãy cố gắng học cách thích nghi và chăm sóc bản thân thật tốt. Dưới đây là các lời khuyên hữu ích mẹ bầu cần tham khảo:
Khi mang thai tuần 39, các mẹ thường có nhiều thắc mắc. Đặc biệt những mẹ lần đầu mang thai luôn lo lắng về sức khỏe thai kỳ. Dưới đây là lời giải đáp cho một số câu hỏi thường gặp nhất
Điều này hoàn toàn bình thường vì có mẹ đến 40 thậm chí 41 tuần mới sinh con.
Đây là tam cá nguyệt thứ 3 trong thai kỳ và là tháng mang thai thứ 9.
Thời điểm này mẹ hoàn toàn có thể mổ lấy thai trong trường hợp bác sĩ chỉ định. Nếu mẹ và thai nhi hoàn toàn khỏe mạnh, sinh thường luôn là phương án được khuyến khích.
Các mẹ nên ăn nhiều rau xanh, hải sản, ngũ cốc, đậu đỗ... Hạn chế đồ ăn dầu mỡ, tinh bột.
Ngày sinh đã cận kề. Tuy vậy, mẹ vẫn có thể dành thời gian thai giáo cho bé yêu ở giai đoạn này với những hình thức phù hợp. Thực tế đã chứng minh thai giáo giúp nhiều mẹ bầu vượt cạn nhẹ nhàng và nhanh chóng hơn.
Mang thai 39 tuần, mẹ không tránh khỏi những lo lắng, hoang mang nhất định. Mẹ hãy tưởng tượng nụ cười và ánh mắt con yêu để có thêm động lực vượt qua những trở ngại tâm lý nhé. Mamibabi sẽ tiếp tục đồng hành cùng mẹ và bé trong chặng đường mang thai, vượt cạn và nuôi con sắp tới!
---
Mamibabi là app Thai giáo phong phú nhất trên thị trường với hơn 3000 hoạt động Thai giáo. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: http://onelink.to/jfhnzv