Con nghe được tiếng nói của mẹ rồi ạ!
Con có thể nghe thấy tiếng tim đập, máu chảy, tiếng dạ dày và tiếng nói chuyện của mẹ nữa đó ạ!
Chỉ số chuẩn
Con bằng củ hành tây <br>(12,7cm;	140g)
Con bằng củ hành tây
(12,7cm; 140g)
Chu vi vòng đầu: 134mm
Chiều dài xương đùi: 22 - 26mm
Video
Phóng to
Khám thai - Xét nghiệm - Siêu âm

Tuần thứ 16 - 20 là thời điểm mẹ bầu cần khám thai lần thứ 5. 

Mục đích: Kiểm tra sự phát triển của thai nhi và các dị tật bẩm sinh bằng các xét nghiệm chính xác hơn.

Xét nghiệm:

  • Chỉ số BMI
  • Kiểm tra huyết áp
  • Khám thai: Kiểm tra nhịp tim và đo tử cung tính bằng tuổi thai
  • Xét nghiệm nước tiểu: nhằm tầm soát dấu hiệu của đái tháo đường thai kỳ và nguy cơ tiền sản giật
  • Siêu âm: kiểm tra sự phát triển của thai nhi và phát hiện các bất thường về lượng nước ối
  • Chọc ối (nếu có chỉ định của bác sĩ): xét nghiệm được thực hiện khi bác sĩ phát hiện có bất thường liên quan đến các dị tật của thai nhi. Thời gian làm xét nghiệm thích hợp từ tuần 16 đến tuần 18. 
  • Xét nghiệm Triple test: xét nghiệm giúp phát hiện các dị tật ống thần kinh, các rối loạn về gen
Sự phát triển tuần này

Thai nhi lúc này đã to bằng quả lê rồi, hệ thống tuần hoàn, niệu đạo cũng bắt đầu làm việc, phổi đang phát triển mạnh để thích nghi với môi trường tử cung. Từ tuần 16~19, thính giác của thai nhi đã hình thành, lúc này thai nhi giống như một “kẻ nghe lén”, có thể nghe thấy tiếng tim đập, tiếng máu chảy, tiếng dạ dày và tiếng nói chuyện của mẹ. Cân nặng của bà bầu hiện giờ đã tăng từ 2~5kg, tử cung đã phình to, thỉnh thoảng bạn có thể cảm thấy những cơn đau bụng. Những cơn đau này là do sự co kéo của các dây chằng gây ra.

Thai nhi 17 tuần có các hệ cơ quan gần như đã sẵn sàng hoạt động, máu đã được bơm đi trong hệ tuần hoàn, thận bắt đầu lọc máu, và ngoại hình của thai nhi cũng dần hoàn thiện.

  • Sự phát triển của thai nhi 17 tuần (tương đương 15 tuần sau thụ tinh) đặc trưng bởi sự xuất hiện của móng chân thai nhi.
  • Lớp mỡ dưới da của thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển đến khi hết thai kỳ.
  • Thai nhi trong buồng ối vận động nhiều hơn, bắt đầu lăn, xoay, lật.
  • Trái tim thai nhi không còn đập tự do nữa, mà đập dưới nhịp điều khiển của não bộ (140 - 150 chu kỳ/phút), và có thể bơm khoảng 100 pint máu mỗi ngày (~ 47 - 48 lít máu mỗi ngày).

Những thay đổi trong cơ thể mẹ

  • Tăng cảm giác ngon miệng: những ngày này thai phụ thường xuyên có cảm giác đói và thèm ăn. Hãy cố gắng lựa chọn những thức ăn lành mạnh, giàu chất xơ và tốt cho sức khỏe;
  • Xuất hiện các vết rạn: trên bụng thai phụ có thể bắt đầu xuất hiện các vết rạn da, nhưng nếu thai phụ tăng cân không quá nhanh, các vết rạn sẽ không quá trầm trọng;
  • Hay bị đau đầu: cho dù nguyên nhân gây đau đầu là do nội tiết tố, mệt mỏi, căng thẳng hay lý do nào khác, hãy cố gắng thư giãn, và nếu cần uống thuốc, hãy tham vấn bác sĩ;
  • Chóng mặt, ngất xỉu: mất nước có thể gây chóng mặt, do đó hãy bù đủ nước bằng cách uống ít nhất tám cốc nước mỗi ngày;
  • Trào ngược dạ dày - thực quản: nếu thai phụ cảm thấy nóng rát ở ngực sau một bữa ăn lớn, hãy tránh tư thế nằm sau ăn để hạn chế trào ngược;
  • Đau lưng: thai nhi ngày càng lớn dần lên và hiện tượng này hoàn toàn bình thường.

Những điều mẹ cần lưu ý

  • Chuẩn bị quần áo bầu
  • Giảm đau thần kinh tọa
  • Lưu ý sự thay đổi trên răng
  • Bổ sung canxi
  • Giải quyết triệu chứng rối loạn tiêu hóa
  • Kiểm soát cơn đau lưng
App thai giáo uy tín
được tin tưởng bởi
Cảm nhận của các mẹ
Dinh dưỡng tuần này

Thực đơn chi tiết từng ngày
Ngày 1

Bữa sáng

  • Bánh giò
  • Sữa tươi

Bữa phụ sáng

  • Há cảo hấp
  • Quả cam

Bữa trưa

  • Cơm
  • Trứng hấp thịt
  • Rau muống xào
  • Canh chua cá

Bữa phụ chiều

  • Trứng gà luộc
  • Quả chuối chín

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt lợn luộc
  • Giá xào thịt bò
  • Canh rau cải xanh
Ngày 2

Bữa sáng

  • Bánh mì kẹp thịt
  • Quả táo chín

Bữa phụ sáng

  • Sữa đậu nành
  • Quả xoài

Bữa trưa

  • Cơm
  • Cá kho thịt
  • Súp lơ xào tỏi
  • Canh rau cải cúc nấu thịt bằm

Bữa phụ chiều

  • Bánh bao
  • Sữa chua

Bữa tối

  • Cơm
  • Đậu phụ nhồi thịt sốt cà chua
  • Gà xào su su
  • Rau cải ngọt luộc
Ngày 3

Bữa sáng

  • Xôi xéo
  • Sữa hạnh nhân

Bữa phụ sáng

  • Quả thanh long
  • Sữa chua

Bữa trưa

  • Cơm
  • Mực nhồi thịt hấp gừng
  • Ngọn su su xào tỏi
  • Canh mọc rau củ

Bữa phụ chiều

  • Quả vú sữa
  • Sữa hạt sen

Bữa tối

  • Cơm
  • Chả trứng
  • Su hào xào thịt bò
  • Canh bí xanh
Ngày 4

Bữa sáng

  • Phở gà
  • Dưa hấu

Bữa phụ sáng

  • Khoai lang luộc
  • Quả kiwi

Bữa trưa

  • Cơm
  • Bò lúc lắc khoai tây
  • Đậu phụ hấp nấm
  • Canh rau cải bó xôi

Bữa phụ chiều

  • Sữa yến mạch
  • Quả nho

Bữa tối

  • Cơm
  • Cá diêu hồng hấp gừng hành
  • Mực xào hành tây
  • Canh mướp 
Ngày 5

Bữa sáng

  • Bánh mì bơ tỏi ăn kèm trứng cuộn
  • Sữa hạt óc chó

Bữa phụ sáng

  • Hoa quả dầm sữa chua
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa trưa

  • Cơm
  • Cải ngọt xào tôm
  • Bầu luộc
  • Canh gà hạt sen

Bữa phụ chiều

  • Súp nấm rau củ
  • Quả lê

Bữa tối

  • Cơm
  • Cá hồi áp chảo sốt chanh leo
  • Trứng chim cút hấp nấm
  • Canh rau mồng tơi 
Ngày 6

Bữa sáng

  • Bún bò sốt vang
  • Quả nho

Bữa phụ sáng

  • Ngô luộc
  • 1 ly sữa bầu ColosBaby Gold for Mum

Bữa trưa

  • Cơm
  • Mực xào cần tỏi
  • Súp lơ luộc
  • Canh sườn bí đỏ

Bữa phụ chiều

  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)
  • Quả bơ chín

Bữa tối

  • Cơm
  • Sườn xào chua ngọt
  • Bạch tuộc hấp sả
  • Rau củ luộc
Ngày 7

Bữa sáng

  • Cháo cá chép
  • Quả dâu tây

Bữa phụ

  • Khoai lang luộc
  • Sữa đậu nành

Bữa trưa

  • Cơm
  • Thịt bê hấp sả
  • Súp lơ, cà rốt xào nấm
  • Canh thịt bằm rau củ

Bữa phụ chiều

  • Nui nấu thịt gà
  • Quả việt quất

Bữa tối

  • Cơm
  • Bí ngòi nhồi thịt hấp
  • Ngó sen xào tôm
  • Canh rong biển
CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE
THAI GIÁO CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
THAI GIÁO TOÀN TẬP