Nội tạng và não bộ của thai nhi đều đã phân hóa; các cơ quan tay, chân, mắt, miệng, tai đều đã hình thành; đầu to, thân nhỏ, chiều dài thân khoảng 14~20mm, trọng lượng khoảng 1gr, đã rất giống với hình dáng của con người. Lúc này, hình dáng cơ thể bà bầu không khác gì mấy so với khi chưa có bầu, nhưng bên trong tử cung đã có sự thay đổi rõ rệt, tử cung hiện giờ đã to ra, hơn nữa còn trở nên mềm mại, đặc biệt là thành tử cung.
Ở tuần thai thứ 8, bà bầu đang ở tháng thứ 2 của thai kỳ và bụng có thể chưa lộ rõ nhưng đã có thể cảm nhận được rằng mình thường xuyên mệt mỏi và có hiện tượng ốm nghén - đây là dấu hiệu của việc em bé đang phát triển nhanh chóng.
Ở tuần thai thứ 8, con bạn sẽ được coi là thai nhi và đang trong quá trình phát triển khuôn mặt. Nếu có thể nhìn kỹ, bạn sẽ thấy được sự hình thành của môi trên, mũi và mí mắt.
Ở giai đoạn này, cơ thể thai nhi cũng đang dần duỗi thẳng và đuôi đã dần biết mất. Các ngón chân và ngón tay, dù vẫn có màng dính, đã bắt đầu chia ra. Tim của thai nhi ở tuần thứ 8 thường đập từ 150 - 170 nhịp/phút, gấp đôi nhịp tim của mẹ. Mặc dù bạn không cảm thấy, thai nhi cũng đã bắt đầu chuyển động người và chân tay.
Những thay đổi trong cơ thể mẹ
- Hiện tượng thai nghén vẫn tăng lên trong tuần này. Các triệu chứng phổ biến là buồn nôn, nôn mửa, nhạy cảm với một số mùi nhất định
- Trong tuần này thai phụ có thể cảm thấy mệt mỏi , lo lắng hoặc thay đổi ít
- Chảy máu âm đạo có thể xảy ra, Việc chảy máu âm đạo không nhất thiết là biểu hiện có hại, nhưng có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung hoặc sảy thai. Vì vậy sản phụ cần liên hệ bác sĩ ngay nếu phát hiện bị chảy máu âm đạo
- Lượng máu của cơ thể tăng lên, tim của thai phụ đang bơm thêm 50% máu mỗi phút cho em bé
- Tử cung bên trong khung chậu dần to ra khi thai nhi phát triển trong tuần thứ 8 của thai kỳ
Những điều mẹ cần lưu ý
- Mặc áo ngực hỗ trợ, giúp hỗ trợ vú tốt hơn khi mang thai sẽ giúp thai phụ cảm thấy thoải mái hơn và ngăn ngừa tình trạng chảy xệ trong tương lai. Các bài tập để giữ cho cơ ngực săn chắc cũng có thể hữu ích
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, nên ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, bổ sung đầy đủ chất xơ và uống nhiều nước mỗi ngày (khoảng 2-3 lít/ngày)
- Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ
- Mẹ bầu luôn nghĩ đang ăn cho hai người, nhưng thực sự chỉ cần thêm khoảng 300 calo mỗi ngày và nên chia nhỏ bữa ăn (hoặc 600 nếu mẹ đang mang thai song sinh) để nuôi dưỡng em bé sắp chào đời