Thai giáo âm thanh rất cần thiết trong tuần này
Con đã nghe rõ. Mẹ hãy cho con nghe nhạc, nghe truyện mẹ nhé. Con thích nghe giọng mẹ lắm ạ!
Chỉ số chuẩn
Con bằng quả đu đủ nhỏ <br>(27,9cm;	450g)
Con bằng quả đu đủ nhỏ
(27,9cm; 450g)
Chu vi vòng đầu: 193mm
Chiều dài xương đùi: 35 - 41mm
Video
Phóng to
Khám thai - Xét nghiệm - Siêu âm

Tuần thứ 20 - 24 là thời điểm mẹ bầu cần khám thai lần thứ 6. Nếu những tuần trước chưa khám, mẹ hãy đi khám ở tuần này nhé! 

Mục đích: kiểm tra hình thái thai nhi, tầm soát các bất thường (tim, chân tay, bụng, xương, não, cột sống, thận) và kiểm tra vị trí bám của nhau thai, lượng nước ối.

Xét nghiệm:

  • Chỉ số BMI
  • Kiểm tra huyết áp
  • Khám thai: Để tính tuổi thai và kiểm tra tim thai
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Siêu âm kiểm tra sự phát triển của thai nhi và kiểm tra lượng nước ối

Nếu kiểm tra thấy các bất thường nghiêm trọng về thể chất, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định đình chỉ thai nghén. Việc làm này nên được thực hiện trước tuần thứ 24 của thai kỳ

Sự phát triển tuần này

Trong tuần này, lông mày và mi mắt của thai nhi đã phát điển đầy đủ, trên ngón tay đã có móng tay. Thai nhi đã hoàn toàn có thể nghe thấy âm thanh, vì vậy kể chuyện, hát hay bật nhạc cho thai nhi nghe đều không còn gặp trở ngại gì. Trong giai đoạn này bà bầu cảm thấy cơ thể dễ chịu hơn nhiều. Xét một cách tương đối thì đây là giai đoạn dễ chịu nhất trong toàn bộ thai kỳ. Có rất nhiều bà bầu gặp hiện tượng chảy máu chân răng trong thời kì này, đấy là bởi các hoóc môn progesteron khiến cho lợi bị sưng lên, cho dù đánh răng rất nhẹ nhàng cũng có thể khiến bà bầu chảy máu chân răng.

Thai nhi ở tuần 22 đã hình thành hết các hệ thống bên trong có thể, bao gồm các hoóc môn sẽ cung cấp cho các cơ quan của bé những mệnh lệnh để hoạt động và các dây thần kinh bé đã hoạt động, do đó bé có thể cảm thấy, ngửi và trải nghiệm tất cả các loại cảm giác khác nhau. Cơ quan sinh dục của thai nhi cũng đang phát triển, đối với bé trai, tinh hoàn đã bắt đầu hạ xuống bìu và với các bé gái, tử cung, buồng trứng và âm đạo đã ở đúng vị trí giải phẫu.

  • Thai nhi trông giống như một đứa trẻ sơ sinh nhưng nhỏ hơn nhiều.
  • Nhiều sự phát triển sẽ tiếp tục diễn ra trong 18 tuần tới.
  • Da bé sẽ xuất hiện nếp nhăn, điều này là do em bé chưa tăng cân đủ để lấp đầy da.
  • Môi cũng trở nên khác biệt hơn. Đôi mắt đã hoàn toàn hình thành, nhưng mống mắt vẫn còn thiếu sắc tố.
  • Mí mắt và lông mày được đặt đúng chỗ và tuyến tụy đang tiếp tục trưởng thành.
  • Cảm giác rung động ban đầu thường rất tinh tế và nhiều bà bầu có thể không cảm nhận được rõ nếu như họ quá bận rộn, năng động.
  • Nhìn chung thai nhi ở 22 tuần thường đã biết nhào lộn, đạp, đá hoặc huých cùi chỏ vào bụng mẹ. Nếu người khác chạm tay vào bụng bà bầu thì cũng có thể cảm nhận được.

Những thay đổi trong cơ thể mẹ

  • Tóc dày và chắc khỏe hơn
  • Chứng ợ nóng hoặc khó tiêu
  • Táo bón
  • Ngất xỉu hoặc chóng mặt
  • Chuột rút ở chân
  • Vết rạn da
  • Rốn nhô ra

Những điều mẹ cần lưu ý

  • Bổ sung canxi và kali
  • Giao tiếp với bạn bè và người thân
  • Chuẩn bị cho cơn gò “giả” Braxton Hicks
  • Tìm hiểu sàng lọc nguy cơ sinh non
  • Bổ sung chất magiê
  • Tập luyện thể chất và tinh thần
  • Tiêu dùng thông minh
  • Hạn chế thẩm mỹ làm đẹp
App thai giáo uy tín
được tin tưởng bởi
Cảm nhận của các mẹ
Dinh dưỡng tuần này

Thực đơn chi tiết từng ngày
Ngày 1

Bữa sáng

  • Bún bung
  • Quả chuối chín

Bữa phụ sáng

  • Sữa chua
  • Mít chín

Bữa trưa

  • Cơm
  • Giò lụa
  • Măng tây xào thịt bò
  • Rau luộc

Bữa phụ chiều

  • Súp gà ngô non
  • Quả lựu

Bữa tối

  • Cơm
  • Bò sốt vang
  • Su su luộc
  • Canh rau dền thịt bằm
Ngày 2

Bữa sáng

  • Cháo thịt bò đậu xanh
  • Quả quýt

Bữa phụ sáng

  • Sữa ngô
  • Quả kiwi

Bữa trưa

  • Cơm
  • Thịt kho tàu
  • Rau cải xào thịt bò
  • Bầu luộc

Bữa phụ chiều

  • Quả chuối chín
  • Sữa dừa đậu xanh

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt rang
  • Rau củ xào
  • Canh chua sườn nấm
Ngày 3

Bữa sáng

  • Bánh bao
  • Nước trái cây 

Bữa phụ sáng

  • Quả hồng xiêm
  • 1 ly sữa bầu 

Bữa trưa

  • Cơm
  • Gà rang gừng
  • Rau bí xào thịt bò
  • Canh bí xanh

Bữa phụ chiều

  • Trứng luộc
  • Sữa hạt sen

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt lợn viên nấm hương
  • Rau bí xào thịt bò
  • Củ quả luộc
Ngày 4

Bữa sáng

  • Bún thang
  • Xoài chín

Bữa phụ sáng

  • Há cảo hấp
  • Sữa dừa

Bữa trưa

  • Cơm
  • Cá hồi hấp xì dầu
  • Rau cải ngọt luộc
  • Canh khoai sọ nấu móng giò

Bữa phụ chiều

  • Sữa đậu xanh
  • Vài múi bưởi

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt bò hấp gừng sả
  • Đậu que xào thịt bò
  • Bầu luộc
Ngày 5

Bữa sáng

  • Bún cá
  • Quả nho

Bữa phụ sáng

  • Bánh bao
  • Nước dừa

Bữa trưa

  • Cơm
  • Chim bồ câu hầm sen nấm
  • Hoa thiên lý xào tỏi
  • Canh sườn khoai tây cà rốt

Bữa phụ chiều

  • Bánh mì gối
  • Sữa hạt hạnh nhân óc chó

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt bê hấp gừng hành
  • Tôm mực xào hành tây
  • Canh rau cải cúc
Ngày 6

Bữa sáng

  • Bún gạo nấu thịt lợn cà chua
  • Quả táo

Bữa phụ sáng

  • Bánh mì nguyên cám
  • 1 ly sữa bầu ColosBaby Gold for Mum

Bữa trưa

  • Cơm
  • Bắp cải cuộn thịt hấp
  • Sò điệp xào hành tây
  • Canh nấm măng tây 

Bữa phụ chiều

  • Súp thịt gà cải bó xôi
  • Quả dâu tây

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt vịt om sấu
  • Ngô non xào rau củ
  • Canh rau muống nấu tôm
Ngày 7

Bữa sáng

  • Cháo thịt bò yến mạch
  • Dưa lưới

Bữa phụ sáng

  • Sinh tố bơ
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa trưa

  • Cơm
  • Thịt rang cháy cạnh
  • Rau củ luộc
  • Canh chua cá

Bữa phụ chiều

  • Súp tôm bí đỏ
  • Dưa hấu                   

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt lợn luộc
  • Hàu xào giá
  • Canh bí đỏ đậu phộng
CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE
THAI GIÁO CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
THAI GIÁO TOÀN TẬP