Tuần này, hẳn mẹ mệt mỏi lắm mẹ nhỉ
Con đã bằng hạt đậu rồi. Mẹ siêu âm sẽ thấy đầu của con đó. Mẹ cũng sẽ mệt hơn ở tuần này.
Chỉ số chuẩn
Con bằng quả việt quất <br>(0,6cm)
Con bằng quả việt quất
(0,6cm)
Chu vi vòng đầu: -mm
Chiều dài xương đùi: -mm
Video
Phóng to
Khám thai - Xét nghiệm - Siêu âm

Tuần thứ 5 - 8 là giai đoạn mẹ cần khám thai lần đầu tiên. Nếu tuần trước đó chưa khám, mẹ bầu hãy đi khám ở tuần này nhé! 

Mục đích: Xác định chắc chắn có thai hay không, và vị trí làm tổ của thai

Xét nghiệm cần thực hiện:

  • Xác định chỉ số BMI (dựa vào chiều cao và cân nặng): đánh giá mẹ bầu có bị thiếu cân, thừa cân, béo phì hay không
  • Đo huyết áp: xác định có bị huyết áp cao, nguy cơ tiền sản giật hay không
  • Xét nghiệm nước tiểu: kiểm tra nồng độ hormone thai kỳ (hCG) nhằm xác định sự phát triển của thai nhi
  • Siêu âm: kiểm tra vị trí, tuổi của thai nhi nhằm phát hiện các bất thường
  • Xác định ngày dự kiến sinh và tính tuổi thai dựa vào ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối
  • Xét nghiệm máu: nhằm kiểm tra nồng độ kháng thể sau khi tiêm vacxin (kháng thể bệnh sởi, bệnh thủy đậu, viêm gan B, giang mai, HIV/AIDS...)

Bác sĩ tư vấn:

  • Uống bổ sung vitamin bầu, đặc biệt là acid folic nhằm ngăn ngừa các dị tật ở thai nhi
  • Tư vấn về dinh dưỡng, chế độ ăn uống và vệ sinh thực phẩm
  • Tư vấn về sàng lọc trước sinh
  • Tiền sử bệnh liên quan đến thai nhi: đã từng sảy thai, sinh non, tiền sản giật, bệnh mãn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, từng có con bị dị tật bẩm sinh, mẹ bầu hoặc người thân mắc các bệnh di truyền
Sự phát triển tuần này

Trong tuần này, thai nhi ở trong thời kì phân bào với tốc độ chóng mặt, cao gấp đôi so với tuần trước. Lúc này thai nhi đã dài khoảng 6~10mm, bằng một quả mâm xôi nhỏ. Qua hình ảnh siêu âm chúng ta có thể nhìn thấy thai nhi có một cái đầu rất to, ở phần mắt có hai chấm đen nhỏ. Tuần này, lỗ mũi bắt đầu hình thành, vị trí hai tai từ từ lõm xuống, những ngón tay, tứ chi tiếp tục phát triển, tim chia buồng, thùy não bắt đầu phát triển. Tuần này, bà bầu sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, tim đập nhanh hơn, quá trình trao đổi chất được đẩy nhanh.

Thai nhi được 7 tuần tuổi là thời điểm vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển. Điều quan trọng là mẹ nên áp dụng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp với vận động nhẹ nhàng thường xuyên để duy trì sức khỏe cho bản thân cũng như sự phát triển của con yêu.

So với tuần đầu tiên, ở tuần này bé đã có sự phát triển rõ rệt. Từ bàn tay và bàn chân, bắt đầu phát triển những ngón tay và ngón chân có màng. Xương đuôi (phần mở rộng của xương cụt) đang dần co lại và sớm biến mất trong những ngày tới.

Bên cạnh đó, các tế bào thần kinh cũng đang tích cực phân nhánh để kết nối lại với nhau, tạo thành một hệ thần kinh sơ khai. Các cơ quan nội tạng cũng phát triển nhanh chóng, bé đã có mí mắt và ống thở kéo dài từ cổ họng đến các nhánh của phổi đang được hình thành.

Thai nhi 7 tuần tuổi mắt sẽ to hơn và thậm chí bắt đầu có màu mắt. Vào giai đoạn từ 6-9 tháng, màu mắt vĩnh viễn của bé sẽ trở nên rõ ràng. Gen di truyền từ mẹ và bố sẽ là yếu tố quyết định màu mắt của con.

Tai của thai nhi tuần thứ 7 đã hình thành cả trong lẫn ngoài. Chiếc lưỡi bé tí xíu cũng bắt đầu xuất hiện trong vòm miệng và chân răng cũng bắt đầu được hình thành trong hàm. Tuy nhiên, trong tuần này, bộ phận sinh dục của bé vẫn chưa phát triển đầy đủ để bộc lỗ rõ giới tính là nam hay nữ.

Những thay đổi trong cơ thể mẹ

  • Cân nặng của thai phụ tiếp tục tăng lên so với các tuần trước đó nhưng thường không nhiều, khoảng 0,5-1kg/tháng. Thai phụ không cần quá lo lắng vì đó là dấu hiệu cho thấy em bé đang lớn dần lên.
  • Những trường hợp nghén nhiều cân nặng có thể không tăng trong 3 tháng đầu, thậm chí còn sụt cân. Nếu thai phụ thấy nôn nghén nhiều quá mệt mỏi cần đi khám bác sĩ để điều trị.
  • Âm đạo có thể sẽ tiết nhiều dịch nhầy hơn. Điều này hoàn toàn bình thường nhưng nếu dịch tiết có màu và mùi bất thường, thai phụ nên đến gặp bác sĩ để thăm khám
  • Thai phụ thỉnh thoảng bị chuột rút
  • Núm vú to ra, hơi đau nhói và sẫm màu hơn
  • Bụng dần to ra, eo dầy lên và ngực cũng to hơn. Kích thước tử cung của mẹ bầu cũng dần tăng lên
  • Đôi khi thai phụ có thể cảm thấy hơi choáng váng, buồn nôn, nôn, nhức đầu và mệt mỏi
  • Thai phụ cũng có thể bị táo bón, do hormone progesterone sản sinh ra khi mang thai. Để hạn chế tình trạng này, thai phụ cần uống nhiều nước và tăng cường chất xơ trong chế độ ăn
  • Tâm trạng của thai phụ cũng thay đổi khá thất thường, dễ xúc động, có thể vui buồn, giận dữ rồi ngay sau đó cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc

Lưu ý

  • Không bao giờ để dạ dày hoàn toàn trống rỗng mặc dù điều đó sẽ giúp thai phụ không cảm thấy buồn nôn. Để ngăn chặn sự sụt giảm lượng đường trong máu, thai phụ nên ăn thêm protein, nên tích trữ đồ ăn nhẹ và ăn nhiều bữa nhỏ thay vì chỉ ăn ba bữa lớn.
  • Ăn uống lành mạnh, tránh xa các loại thực phẩm có thể gây hại cho thai kỳ. Nên uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ để khắc phục tình trạng táo bón
  • Uống các loại vitamin và khoáng chất cần thiết theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ
  • Ngủ đủ giấc. Giảm khối lượng công việc, nghỉ ngơi và thư giãn nhiều hơn. Nếu cảm thấy căng thẳng, lo lắng, thai phụ có thể tìm đến các chuyên gia tư vấn tâm lý hay theo học những lớp tiền sản, gặp gỡ và tiếp xúc với các bà bầu khác để tìm sự cảm thông, chia sẻ.
App thai giáo uy tín
được tin tưởng bởi
Cảm nhận của các mẹ
Dinh dưỡng tuần này

Thực đơn chi tiết từng ngày
Ngày 1

Bữa sáng

  • Cháo đậu đen đậu phụ
  • Trứng vịt lộn

Bữa phụ sáng

  • Bánh gối
  • Sữa hạt điều

Bữa trưa

  • Cơm
  • Chim bồ câu hầm táo đỏ
  • Bề bề xào đậu đũa
  • Rau cải thảo luộc

Bữa phụ chiều

  • Súp cua
  • Quả táo

Bữa tối

  • Cơm
  • Ếch xào lá lốt
  • Rau củ luộc thập cẩm
  • Canh bí đỏ móng giò
Ngày 2

Bữa sáng

  • Phở bò
  • Quả dâu tây

Bữa phụ sáng

  • Há cảo hấp
  • Sữa chua không đường

Bữa trưa

  • Cơm
  • Trứng hấp hải sản
  • Dưa chuột xào thịt bằm
  • Canh rau cần nấu cà chua

Bữa phụ chiều

  • Khoai lang luộc
  • Sữa tươi

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt quay
  • Rau bắp cải luộc
  • Canh gà nấu bí ngòi
Ngày 3

Bữa sáng

  • Bánh mì kẹp chả
  • Sữa yến mạch óc chó

Bữa phụ sáng

  • Quả chuối
  • Sữa chua

Bữa trưa

  • Cơm
  • Cá hồi hấp nấm
  • Thịt lợn xào đậu côve
  • Canh cải chíp giá đỗ

Bữa phụ chiều

  • Bánh gối
  • Nước táo

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt băm viên sốt cà chua
  • Quả lặc lè xào trứng non
  • Rau muống luộc
Ngày 4

Bữa sáng

  • Xôi dừa
  • Sữa tươi

Bữa phụ sáng

  • Khoai lang mật ong tẩm vừng
  • Sữa chua

Bữa trưa

  • Cơm
  • Thịt bò cuộn nấm kim châm
  • Sò điệp xào ngô non
  • Canh rau cải

Bữa phụ chiều

  • Hủ tiếu
  • Dưa hấu

Bữa tối

  • Cơm
  • Giò lụa
  • Lườn gà xào ớt chuông
  • Canh mồng tơi
Ngày 5

Bữa sáng

  • Mì spaghetti hải sản
  • Quả việt quất

Bữa phụ sáng

  • Sinh tố bơ xoài
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa trưa

  • Cơm
  • Thịt kho dừa
  • Su su xào cà rốt
  • Canh thịt bằm rau cải xoăn

Bữa phụ chiều

  • Quả kiwi
  • 1 ly sữa bầu ColosBaby Gold for Mum

Bữa tối

  • Cơm
  • Cá chép rán
  • Salad cà chua dưa chuột
  • Canh rau cải bó xôi
Ngày 6

Bữa sáng

  • Miến gà
  • Quả hồng xiêm

Bữa phụ sáng

  • Sữa chua 
  • Mít chín 

Bữa trưa

  • Cơm
  • Thịt gà rang nghệ
  • Rau cải xào thịt lợn
  • Củ quả luộc

Bữa phụ chiều

  • Sinh tố thanh long
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt bò hầm khoai tây cà rốt
  • Tôm hấp nước dừa
  • Canh rau đay
Ngày 7

Bữa sáng

  • Cháo cá
  • Quả hồng xiêm

Bữa phụ sáng

  • Sinh tố dừa sáp
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa trưa

  • Cơm
  • Thịt chân giò hầm sữa
  • Su hào xào thịt gà
  • Canh rau bắp cải cà chua

Bữa phụ chiều

  • Súp gà nấm
  • Quả việt quất

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt vịt luộc
  • Thịt lợn xào súp lơ
  • Canh bí xanh
CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE
THAI GIÁO CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
THAI GIÁO TOÀN TẬP