Có thể trộn lẫn sữa mẹ vắt ở 2 thời điểm khác nhau?

4.7/5 (310 đánh giá)

Một số phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú thường băn khoăn rằng liệu có thể trộn lẫn sữa mẹ được vắt ở những thời điểm khác nhau hay không. Thực chất, bạn có thể làm được điều này nếu tuân thủ theo đúng hướng dẫn của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, giúp đảm bảo an toàn và chất lượng cho sữa mẹ.

Có thể trộn lẫn sữa mẹ vắt ở 2 thời điểm khác nhau?

Khi nào bạn có thể trộn lẫn sữa mẹ vắt ở 2 thời điểm khác nhau?

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh thì sữa mẹ chính là lựa chọn an toàn hàng đầu để có thể cung cấp nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho con. Tuy nhiên, nhiều mẹ băn khoăn rằng liệu có nên trộn lẫn sữa mẹ được vắt ở 2 thời điểm khác nhau hay không và điều này có an toàn cho bé không.

Thực tế, bạn có thể kết hợp giữa sữa mẹ mới vắt với sữa được vắt trước đó một cách an toàn trong những trường hợp sau:

  • Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ: Trước khi vắt sữa, bạn nên rửa tay với xà phòng để loại bỏ các loại vi khuẩn gây hại bám trên tay, đồng thời vệ sinh sạch bình đựng sữa nhằm giữ cho sữa mẹ luôn được đảm bảo về chất lượng.
  • Trẻ sơ sinh đã đủ tháng: Bạn chỉ nên áp dụng cách trộn lẫn sữa mẹ này khi con bạn đã đủ tháng và khỏe mạnh.
  • Thu thập sữa mẹ trong ngày: Bạn nên kết hợp tất cả lượng sữa mẹ được thu thập trong cùng một ngày.

Khi nào không nên trộn lẫn sữa mẹ vắt ở 2 thời điểm khác nhau?

Dưới đây là một số trường hợp cụ thể mà bạn không nên trộn lẫn sữa mẹ đã được vắt ở hai khoảng thời gian khác nhau, bao gồm:

  • Trộn lẫn sữa mẹ với sữa của ngày hôm trước: Sẽ không đảm bảo an toàn nếu bạn thêm sữa mẹ được vắt ở ngày hôm nay vào bình chứa sữa mẹ đã được vắt vào hôm qua, hoặc thậm chí là tuần trước.
  • Không đảm bảo vệ sinh: Bạn đang ở trong một môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, hoặc không thể rửa tay sạch sẽ trước khi lấy sữa mẹ, điều này có thể khiến cho sữa mẹ được vắt ra rất dễ bị nhiễm bẩn. Lúc này, tốt nhất bạn bỏ lượng sữa này đi thay vì cho con sử dụng.
  • Trẻ sinh non: Con bạn sinh non hoặc có hệ miễn dịch bị tổn thương sẽ cần chăm sóc cẩn thận và kỹ lưỡng hơn, ngay cả việc cho con bú sữa mẹ. Khi lấy sữa mẹ, bạn nên đựng và bảo quản sữa ngay lập tức. Sau khi đã đậy kín, bạn không nên mở lại bình bảo quản sữa mẹ cho đến lúc cần sử dụng. Ngoài ra, hãy giữ kín bình sữa để tránh làm ô nhiễm sữa mẹ.
  • Chia sẻ sữa mẹ: Nếu bạn đang muốn chia sẻ sữa mẹ cho một đứa trẻ bị ốm hoặc sinh non thì bạn nên tuân thủ theo sự hướng dẫn của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe về cách thu thập và bảo quản sữa mẹ.

Trộn lẫn sữa mẹ mới vắt vào sữa mẹ ở nhiệt độ phòng

Bạn hoàn toàn có thể thêm sữa mẹ mới vắt trực tiếp vào bình sữa mẹ ở nhiệt độ phòng (trên 26 độ C), miễn là sữa mẹ đã được vắt ra trước đó chưa hết hạn. Nhìn chung, sữa mẹ mới vắt có thể để ở nhiệt độ phòng trong vòng 4 giờ. Trong trường hợp bạn đã vắt sữa một vài lần trong khoảng thời gian đó, bạn có thể trộn lẫn chúng với nhau. Sau đó, bạn có thể chọn trữ sữa hoặc sử dụng chúng để cho bé bú.

Khi bạn thêm sữa mẹ từ các lần vắt khác nhau vào bình sữa mẹ để ở nhiệt độ phòng thì tất cả lượng sữa được vắt ở lần mới nhất cũng được xem là sữa cũ nhất sau khi pha trộn. Ví dụ như, bạn trộn sữa mẹ mới vắt vào sữa bạn đã vắt khoảng 3 giờ trước và để ở nhiệt độ phòng thì toàn bộ sữa lúc này đều đã được 3 giờ.

Trộn lẫn sữa mẹ mới vắt vào sữa mẹ được bảo quản trong tủ lạnh

Bạn có thể cho thêm sữa mẹ vào bình chứa sữa mẹ đã được bảo quản trong tủ lạnh, tuy nhiên không nên cho sữa mẹ vừa mới vắt ra còn ấm nhiệt độ cơ thể. Tốt nhất bạn nên làm nguội sữa trước khi trộn lẫn sữa mẹ mới vắt gần đây nhất của mình vào sữa đã được trữ lạnh trong cùng một ngày. Đầu tiên, cho sữa mẹ được vắt ra vào tủ lạnh từ 30 phút đến một giờ. Sau đó, khi sữa nguội, bạn có thể cho sữa vào bình chứa sữa đã được trữ lạnh từ trước.

Trộn lẫn sữa mẹ mới vắt với sữa mẹ đã rã đông

Bạn có thể trộn lẫn sữa mẹ mới vắt vào sữa đã rã đông miễn là chúng ở cùng nhiệt độ. Tuy nhiên, sữa mẹ mới được vắt ra thường mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe hơn so với sữa mẹ đông lạnh trước đó, vì vậy tốt hơn hết là nên cho bé bú sữa mới vắt ra.

Trong trường hợp bạn muốn lưu trữ sữa, bạn không nên thêm sữa mẹ mới vắt vào bình sữa mẹ rã đông. Bên cạnh đó, sau khi đã rã đông sữa mẹ, bạn sẽ không thể làm đông lạnh chúng lại một lần nữa. Thay vào đó, bạn nên sử dụng sữa trong vòng 24 giờ hoặc bỏ nó đi.

Nếu bạn muốn bảo quản sữa mẹ mới vắt, bạn nên để sữa riêng biệt với sữa mà bạn đã rã đông.

Trộn lẫn sữa mẹ mới vắt với sữa mẹ đông lạnh

Bạn không nên thêm sữa mẹ mới vắt ở nhiệt độ còn ấm vào sữa mẹ đã được đông lạnh bởi vì sữa ấm có thể khiến cho sữa đông lạnh bị rã đông. Tuy nhiên, nếu bạn đã làm nguội sữa mẹ mới vắt trước đó, bạn hoàn toàn có thể thêm chúng vào sữa đông lạnh, miễn là lượng sữa được hút ra trong cùng một ngày.

Bạn có thể cho sữa mới vắt vào tủ lạnh cho đến khi nó nguội. Sau đó, trộn lận chúng vào bình sữa đã đông lạnh. Quá trình này được gọi là sự phân lớp.

Một số lưu ý khác khi trộn lẫn sữa mẹ

Việc kết hợp các loại sữa mẹ từ những lần vắt khác nhau trong cùng một ngày có thể mang đến nhiều sự thuận tiện, đặc biệt là đối với những bà mẹ có con nhỏ chỉ bú được một lượng nhỏ sữa mẹ trong mỗi lần bú. Tốt hơn hết, bạn nên dự trữ sữa vào cùng một bình thay vì chia nhỏ thành các bình khác nhau. Điều này sẽ giúp cho việc bảo quản, vận chuyển và sử dụng sữa mẹ trở nên dễ dàng hơn. Thêm vào đó, khi không cần đựng nhiều bình chứa, bạn sẽ tiết kiệm được đáng kể không gian trong tủ lạnh hoặc tủ đông.

Chỉ cần bạn làm theo các hướng dẫn và mẹo trên, bạn có thể trộn lẫn sữa mẹ mới vắt với sữa mẹ đã được hút ra trong ngày một cách an toàn.

Trẻ sơ sinh nhìn chung dễ gặp bệnh về đường hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp và nhiễm trùng đường tiêu hóa nếu bé ăn dặm sớm hoặc việc lưu trữ và pha chế sữa không đảm bảo. Để bảo vệ sức khỏe của trẻ, cha mẹ nên thực hiện tốt việc cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu (nếu được) và tiêm vắc-xin đúng lịch. Ngay khi thấy trẻ có các triệu chứng như biếng ăn, mệt mỏi, quấy khóc thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn theo dõi và điều trị.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Nguồn: vinmec.com

---

Mamibabi là app Giáo dục sớm với hàng trăm bài chơi đơn giản chỉ từ 5 phút/ngày giúp bé phát triển trí thông minh vượt trội và tăng cường khả năng vận động. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app

ĐÁNH GIÁ
4.7 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Dinh dưỡng
BÀI MỚI ĐĂNG