Hướng Dẫn Cách Rặn Và Thở Cho Thai Phụ Sinh Thường

4.8/5 (155 đánh giá)

Chuyển dạ thường kéo dài trong vòng từ 6-12 giờ; thời gian này sẽ gấp đôi nếu thai phụ sinh con đầu lòng. Tuy vậy, với những tiến bộ của Y học, phương pháp “đẻ không đau” ra đời khiến nhiều thai phụ cảm thấy yên tâm hơn. Phương pháp “đẻ không đau” nhưng nếu sản phụ biết thở và rặn đúng cách, quá trình vượt cạn sẽ không trở thành ác mộng nữa.

Hướng Dẫn Cách Rặn Và Thở Cho Thai Phụ Sinh Thường

1. Hướng Dẫn Cách Thở

Để học cách thở khi sinh thường, thai phụ trước tiên cần hiểu rõ về các cơn co cổ tử cung. Cơn co cổ tử cung thường có tính chất theo chu kỳ và gồm 3 thì như sau:

  • Thì co: Lúc này bụng của thai phụ có cảm giác cứng, những cơn đau tăng dần
  • Thì kéo dài: Cảm giác đau đớn sẽ tăng lên ở thì kéo dài
  • Thì nghỉ: Cơn đau bụng sẽ từ từ giảm dần và không còn cảm giác đau đớn nữa. Đây hay còn gọi là thời điểm thai phụ phục hồi sức lực để chuẩn bị cho những cơn đau tiếp theo.

Để thở đúng khi sinh thường, thai phụ cần tập trung vào những cơn gò tử cung để thở đúng cách:

  • Khi bắt đầu cảm thấy đau, lúc này cơn co bắt đầu xuất hiện. Thai phụ từ từ thở nhanh dần, hít bằng mũi và thở ra bằng miệng. Khi cơn đau bắt đầu tăng lên, thai phụ thở nhanh hơn và nông hơn, tức là thở làm sao để tạo được tiếng rít như huýt sao nhỏ là đạt.
  • Khi cơn đau giảm dần, thai phụ từ từ giảm tốc độ thở, thở chậm và sâu hơn để lấy lại năng lượng cho các cơn co tử cung tiếp theo.

2. Hướng Dẫn Cách Rặn

Việc rặn đúng cách không chỉ giúp thai nhi có thể ra ngoài nhanh chóng, dễ dàng mà còn giúp tiết kiệm được sức lực cho thai phụ. Nếu quá trình sinh kéo dài, thai phụ có thể bị hao tốn sức lực, mấy sức, thai nhi cũng có thể bị ngạt vì không kịp ra ngoài. Lúc này, cần có sự can thiệp của những phương pháp khác. Để rặn đúng cách, thai phụ nên lưu ý theo các hướng dẫn dưới đây:

  • Khi sinh sản phẩm nằm đầu cao một góc 45 độ, mông hơi nâng cao lên. Hai chân đạp vào 2 bàn đỡ, đồng thời 2 tay nắm chặt lấy 2 thành của bàn sinh.
  • Khi cảm nhận được cơn gò cổ tử cung, thai phụ hít thật sâu rồi lấy hơi rặn mạnh để đẩy em bé ra ngoài. Nếu thai phụ có cảm giác hết hơi những vẫn còn đau có thể hít một hơi khác và tiếp tục rặn cho đến khi không còn cảm thấy đau nữa.
  • Thai phụ rặn khi cơn đau cổ tử cung đang diễn ra đem lại hiệu quả cao. Việc kết hợp giữa lực của cơn gò cổ tử cung, lực rặn của sản phụ và lực đẩy của hộ lý sẽ giúp em bé ra đời dễ dàng hơn.
  • Giữa hai cơn gò tử cung, mẹ bầu nên thư giãn, hít vào và thở ra 1 cách đều đặn, nhịp nhàng để lấy sức cho những cơn gò tiếp theo.

3. Những Lưu Ý Nhỏ Cho Thai Phụ Trong Quá Trình Sinh Thường

  • Đối với những thai phụ mới sinh con đầu lòng, quá trình rặn sinh thường kéo dài hơn rơi vào 30-40 phút. Những thai phụ sinh con lần 2 trở đi thì quá trình thường sẽ ngắn hơn và thường rơi vào từ 20-30 phút
  • Trước khi sinh, thai phụ nên luyện tập cách thở và rặn theo hướng dẫn bên trên. Ngoài ra, thai phụ cũng nên tham khảo ý kiến của bác sỹ.
  • Nếu là lần đầu sinh sản phụ thường, tầng sinh môn khác chắc nên bác sỹ sẽ phải cắt tầng sinh môn để đường ra của em bé rộng hơn, hạn chế tối đa việc chấn thương vùng đầu. Việc cắt bỏ đi tầng sinh môn cùng giúp tránh trường hợp tầng sinh môn bị rách, dẫn đến mất thẩm mỹ.
ĐÁNH GIÁ
4.8 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sinh con
BÀI MỚI ĐĂNG