Thai 40 tuần: Chưa có dấu hiệu chuyển dạ có nguy hiểm không?

4.9/5 (286 đánh giá)

Nói đến thai 40 tuần, chắc chắn mẹ bầu nào cũng nghĩ đến việc chuyển dạ. Tuy vậy, một số thai nhi sẽ lựa chọn ra đời vào tuần thứ 41. Nhiều mẹ bầu mang thai 40 tuần sẽ có những thắc mắc như: Chưa có dấu hiệu sinh có sao không? Cổ tử cung chưa mở phải làm sao? Thai 40 tuần bụng vẫn cao có bị khó đẻ không? Nếu chưa chuyển dạ có nên mổ?... Mamibabi sẽ giải đáp những thắc mắc đó của mẹ trong bài viết dưới đây.

Thai 40 tuần: Chưa có dấu hiệu chuyển dạ có nguy hiểm không?

Thai 40 tuần chưa chuyển dạ có nên mổ

Một số mẹ hỏi thai 40 tuần chưa chuyển dạ có nên mổ hay không. Điều này sẽ tùy thuộc vào quyết định của bác sĩ sau khi khám cụ thể cho mẹ. Khi thai 40 tuần mà vẫn chưa có dấu hiệu sinh thì mẹ cần khám và làm một số xét nghiệm. Sau đó bác sĩ có thể cân nhắc đến việc áp dụng các biện pháp kích đẻ, còn gọi là kích sinh hoặc giục sinh. Và nếu trong trường hợp cần mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé thì bác sĩ sẽ thông báo cho mẹ biết.

Thai 40 tuần chưa có dấu hiệu sinh

Nhiều mẹ rất lo lắng, sốt sắng khi thấy thai 40 tuần chưa có dấu hiệu sinh hoặc chuyển dạ. Mamibabi đã nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan tới vấn đề này. Mẹ bé Đức Minh hỏi là như vậy có nguy hiểm không. Không phải trường hợp nào cũng nguy hiểm mẹ nhé. Có khá nhiều mẹ bầu đến tuần thứ 40 vẫn chưa có dấu hiệu sinh và mọi việc hoàn toàn bình thường. Có những mẹ phải sang tuần 41 mới sinh. Tuy nhiên nếu việc chuyển dạ diễn ra quá chậm, thường là sau tuần 41, thì sẽ khiến nhau thai bị già, có thể nguy hiểm cho thai nhi. Vì vậy tốt nhất ở tuần 40 này, mẹ nên đi khám thai thường xuyên để bác sĩ có các biện pháp phù hợp, tránh việc thai quá già và gặp các vấn đề về sức khỏe.

Thai 40 tuần cổ tử cung chưa mở

Mẹ Trịnh Thị Nam hỏi là thai 40 tuần cổ tử cung chưa mở thì có nguy hiểm không? Việc này sẽ chỉ nguy hiểm trong trường hợp mẹ có các dấu hiệu như rỉ ối, ra máu, đau bụng mà cổ tử cung vẫn chưa mở mẹ nhé. Còn nếu cổ tử cung chưa mở và cũng chưa có dấu hiệu chuyển dạ thì thường không nguy hiểm bởi đó là lúc bé vẫn chưa muốn ra ngoài. Mẹ nên đi khám để bác sĩ kiểm tra được tình trạng cụ thể của mẹ và bé. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định kích đẻ hoặc mổ đẻ để đảm bảo an toàn cho cả 2 mẹ con.

Thai 40 tuần gò cứng bụng

Thai 40 tuần gò cứng bụng là hiện tượng mẹ rất cần lưu tâm ở tuần này. Trong những tuần trước, thai gò cứng bụng có thể là cơn gò sinh lý, sẽ giảm dần và biến mất. Nhưng ở tuần 40, vì ngày sinh đã rất gần rồi nên thai nhi gò cứng bụng có thể là một trong những dấu hiệu của việc chuyển dạ. Nếu các cơn gò này ngày càng mạnh hơn và đau hơn, diễn ra nhiều hơn, thì mẹ cần đến ngay bệnh viện.

Thai 40 tuần ra dịch màu trắng

Mẹ bé Chút Chít hỏi là thai 40 tuần ra dịch màu trắng có sao không. Nếu dịch màu trắng, hoặc màu vàng nhạt, và không kèm các dấu hiệu như ngứa rát mẩn đỏ nổi hạt… thì không sao mẹ nhé. Do sự thay đổi các hooc môn khi mang thai mà dịch âm đạo sẽ tiết nhiều hơn, có thể hơi dính, nhưng trong đa số trường hợp, đây là hiện tượng bình thường không đáng lo.

Thai 40 tuần ra dịch màu nâu

Mẹ Bích Thảo hỏi về việc thai 40 tuần ra dịch nhầy màu nâu. Đây là hiện tượng nút nhầy cổ tử cung bị bong ra, và là một trong các dấu hiệu của việc chuyển dạ, nhưng không có nghĩa là sẽ chuyển dạ ngay lập tức mẹ nhé, có khi phải một vài ngày sau mới chuyển dạ. Vì vậy mẹ cần theo dõi các dấu hiệu của bản thân mình. Nếu thấy có hiện tượng đau bụng, tăng các cơn co, rỉ ối… thì đó là lúc mẹ bắt đầu chuyển dạ và cần tới bệnh viện.

Thai 40 tuần nặng bao nhiêu?

Ở tuần này, thai nhi nặng khoảng 3,3kg và dài 51cm tương đương một quả dưa hấu lớn. 

Thai 40 tuần là mấy tháng?

Thai nhi 40 tuần là đã hơn 9 tháng, bước sang tháng thứ 10 các mẹ nhé. Nếu mẹ nào hay đọc sách thai giáo sẽ thấy có nhiều đầu sách nhắc tới việc 280 ngày mang thai, hoặc 280 ngày thai giáo cùng chuyên gia. 280 ngày chính là 40 tuần đó ạ. Đây cũng là thời điểm lý tưởng nhất để sinh con, là lúc thai nhi cứng cáp, đủ ngày đủ tháng nhưng không bị quá già.

Thai 40 tuần phát triển như thế nào?

Thai 40 tuần là thời điểm nhiều bé đã ra đời. Còn nếu vẫn đang trong bụng mẹ, thai nhi tuần 40 đang chuẩn bị tích cực cho sự ra đời sắp tới của mình. Thông thường, các bà mẹ sẽ sinh con từ tuần thứ 38 tới 40. Nếu đạt mốc 40 tuần, em bé đã đủ ngày, đủ tháng. 

Làn da của bé khi chuẩn bị ra đời thường có màu đỏ tím. Sau vài ngày, làn da sẽ chuyển sang màu đỏ hồng. Lúc này, cơ thể của bé có thể trông hơi xanh xao vì tuần hoàn máu vẫn chưa thực sự trưởng thành. 

Thai nhi 40 tuần tuổi có một lớp sáp bao phủ khắp cơ thể. Lớp sáp này giống như một loại kem dưỡng ẩm đặc biệt, tránh cho làn da của trẻ bị khô và nứt nẻ. Ở giai đoạn cuối thai kỳ, nhau thai từ mẹ vẫn tiếp tục cung cấp kháng thể và máu cho bé.

Tầm nhìn của bé chưa xa, mọi thứ khá mờ nhạt. Tuy nhiên, thai 40 tuần chưa sinh ở trong bụng mẹ đã có thể cảm nhận được ánh sáng rõ hơn những tuần trước đó. Vì vậy, những phương pháp thai giáo bằng ánh sáng sẽ mang lại hiệu quả tốt. Mẹ muốn con thông minh, thị lực tốt, hãy tham khảo cách dạy con khoa học này.

Video thai 40 tuần

Nguyên nhân bà bầu mang thai 40 tuần đau bụng lâm râm

Rất nhiều mẹ bầu nhận thấy hiện tượng đau bụng lâm râm khi ở tuần thai thứ 40. Điều này khiến mẹ cảm thấy lo lắng, đứng ngồi không yên. Thực tế, tình trạng có thai 40 tuần đau bụng lâm râm này không quá nguy hiểm, chỉ cần mẹ theo dõi chặt chẽ và đến cơ sở y tế kiểm tra kịp thời nếu thấy có dấu hiệu bất thường. Dưới đây, Mamibabi xin chia sẻ một số nguyên nhân phổ biến của cơn đau này để mẹ tham khảo và nhận biết được mức độ nghiêm trọng khi bị đau. 

Cơn gò sinh lý, dấu hiệu đau đẻ giả

Thai nhi 40 tuần là ở cuối thai kỳ, em bé đang chuẩn bị ra đời và tụt xuống dưới sát cổ tử cung. Hiện tượng đau bụng lâm râm có thể là đau đẻ giả. Những cơn gò sinh lý sẽ khiến mẹ có cảm giác hơi đau bụng. Tuy nhiên, cơn gò này sẽ diễn ra nhanh chóng và mất đi, không ảnh hưởng tới việc sinh nở trong những ngày tới. Khi thai 40 tuần gò cứng bụng nhiều và đau liên tục mẹ mới cần cảnh giác.

Dấu hiệu sinh con

Trái ngược với hiện tượng gò sinh lý, cơn gò liên tục, đau nhiều và thôi thúc là dấu hiệu chuyển dạ tuần 40. Lúc này, mẹ bầu bắt đầu bước vào giai đoạn chuyển dạ, chuẩn bị đón em bé ra đời. Mẹ cần đến ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời; tránh kéo dài thời gian, rất nguy hiểm cho bé.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ hay ở tuần 40 mà đau bụng lâm râm có thể là do mẹ bị viêm đường tiết niệu. Khi bị chứng bệnh này, bụng mẹ luôn cảm thấy đau, nóng và đi tiểu rắt, tiểu buốt. Việc nên làm lúc này là uống nhiều nước nhằm hạn chế cơn đau và chú ý phân biệt với hiện tượng chuyển dạ. Mẹ cũng nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.

Thai nhi tăng về kích thước

Thai 40 tuần bụng vẫn cao hoặc đã xuống thấp đều có thể khiến mẹ đau bụng. Điều đó có nghĩa mẹ đang phải chịu rất nhiều áp lực từ bé. Kích thước bé tăng nên tử cung mẹ giãn rộng ra. Điều này làm cho bụng mẹ luôn có cảm giác đau lâm râm.

Thai 40 tuần: Chưa có dấu hiệu chuyển dạ có nguy hiểm không?

Thai 40 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ có sao không?

Thai 40 tuần chưa có dấu hiệu sinh có nguy hiểm không? Thực tế, nhiều mẹ bước sang tuần thứ 41 mới sinh con. Nếu bác sĩ kiểm tra thấy bé vẫn phát triển bình thường, mẹ không cần lo lắng. Trong trường hợp bất thường, bác sĩ sẽ có những chỉ định cần thiết nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Nếu bạn đang thắc mắc, thai 40 tuần chưa chuyển dạ có nên mổ hay không, hãy lắng nghe bác sĩ. Trong trường hợp sức khỏe mẹ kém, thai nhi quá lớn, nước ối đã cạn... rất có thể bác sĩ sẽ yêu cầu mổ lấy thai để tránh gây ngạt hoặc vỡ tử cung mất kiểm soát.

Lưu ý cho mẹ bầu ở tuần 40 thai kỳ

Ở tuần thai thứ 40, các mẹ bầu đã gần như đến vạch đích của thai kỳ. Vì thế, mẹ cần theo dõi thật sát sao sức khỏe của mình. Đây là điều cần thiết nhằm đưa ra hướng xử lý kịp thời nếu như có bất cứ dấu hiệu bất thường nào.

Các dấu hiệu chuyển dạ

  • Vỡ hoặc rò rỉ nước ối
  • Đau bụng liên tục, bụng gò cứng nhiều lần
  • Xuất hiện chất nhầy hoặc dịch màu hồng chảy ra từ âm đạo
  • Bé khiến cho bạn cảm thấy đau thúc xuống dưới, cơn đau ngày càng kéo dài
  • Tử cung mở, điều này chỉ phát hiện được thông qua khám xét của bác sĩ
  • Mẹ cảm thấy rất đau lưng, tay chân run rẩy

Mẹ mang thai 40 tuần nên nghỉ ngơi như thế nào?

Ở giai đoạn này, mẹ nên nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế đi lại, vận động nặng, sử dụng quần lót có màu sáng để phân biệt dấu hiệu sắp sinh. Khi ngủ, nên nằm nghiêng một bên và kê gối để giảm áp lực. Mẹ cần ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đó là tiền đề giúp mẹ có sức khỏe tốt và giúp cuộc vượt cạn diễn ra suôn sẻ.

Thai 40 tuần tuổi đã rất lớn, gây cho mẹ nhiều khó khăn trong vận động. Vậy nên, lúc này, mẹ cần giữ tinh thần lạc quan trước khi vượt cạn, hết sức chú ý bảo vệ sức khỏe cho mình mẹ nhé!

Thai 40 tuần: Chưa có dấu hiệu chuyển dạ có nguy hiểm không?

Thai giáo tuần 40 – Hướng dẫn thai giáo cho mẹ bầu

Nếu bé yêu lựa chọn ra đời vào tuần 40, 41, mẹ và bé sẽ càng có thêm nhiều thời gian để thai giáo mỗi ngày. Dưới đây là những cách mẹ có thể áp dụng khi thai giáo cho thai 40 tuần tuổi:

  • Thai giáo với ánh sáng tự nhiên: Thai giáo ánh sáng là hình thức thai giáo nổi tiếng nhằm giúp thai nhi phát triển thị giác và trí não tốt hơn. Nói đến thai giáo ánh sáng, đa số mẹ bầu sẽ nghĩ tới trò chơi với chiếc đèn pin nhỏ. Tuy vậy, có một cách nữa rất hiệu quả và an toàn, đó là mẹ đến những nơi có ánh sáng tự nhiên để bé cảm nhận được luồng sáng qua lớp da bụng mẹ. Đó có thể là sân thượng, công viên, vườn hoa, bãi cỏ… Mẹ hãy chọn một chiếc ghế đá và ngồi thật thoải mái, hít thở không khí trong lành, để thân tâm mình được thư giãn nhé. Đó cũng là lúc bé yêu đang tận hưởng những phút giây yên bình và cảm nhận ánh sáng dịu nhẹ mà thiên nhiên mang lại.
  • Hẹn gặp bé yêu: Chỉ trong tuần này hoặc tuần sau thôi, mẹ và bé chắc chắn sẽ gặp nhau. Mẹ hãy nói lời hẹn gặp bé yêu thật tình cảm nhé. Mẹ hãy nói với bé rằng ngoài mẹ còn có bố, ông bà và các y bác sĩ tận tình nữa. Bố mẹ đã chuẩn bị nhiều quần áo ấm, bỉm tã, khăn sữa… rồi; bé hãy thật an tâm đến bên bố mẹ nhé! Mẹ cũng nên dành thời gian tìm hiểu các cách “vượt cạn” ít đau, nhanh chóng để giúp bé yêu ra đời suôn sẻ nhất.
  • Thai giáo dinh dưỡng với sữa hạt: Sữa hạt được coi là một trong những “siêu thực phẩm” đối với bà bầu. Sữa hạt không chỉ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng lành mạnh mà còn giúp bà bầu duy trì cân nặng phù hợp, hạn chế nguy cơ béo phì hoặc tiểu đường. Sữa hạt đồng thời không gây cảm giác ậm ạch hoặc đi ngoài như sữa bò. Các mẹ bầu bị dị ứng sữa bò có thể lựa chọn sữa hạt như một sự thay thế lý tưởng. Tuy vậy, trước khi uống bất cứ loại sữa hạt nào, mẹ đều cần đảm bảo rằng mình không bị dị ứng với các loại hạt có trong sữa đó.

Trên đây là những điều mẹ bầu mang thai 40 tuần cần lưu ý để có một cuộc vượt cạn thành công. Mamibabi hy vọng những thông tin mình mang lại trong suốt 40 tuần qua đã phần nào giúp mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc. Mamibabi sẽ tiếp tục đồng hành cùng mẹ và bé trên chặng đường nuôi dạy con khỏe mạnh và thông minh sắp tới.

---

Mamibabi là app Giáo dục sớm với hàng trăm bài chơi đơn giản chỉ từ 5 phút/ngày giúp bé phát triển trí thông minh vượt trội và tăng cường khả năng vận động. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: http://onelink.to/jfhnzv

BÀI LIÊN QUAN
ĐÁNH GIÁ
4.9 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sự phát triển của thai nhi
BÀI MỚI ĐĂNG