Hướng dẫn xử trí sặc sữa cho trẻ sơ sinh

5/5 (458 đánh giá)

Sặc sữa là một tai biến vô cùng nguy hiểm nhưng lại rất phổ biến đối với trẻ sơ sinh, hậu quả của sặc sữa rất nặng nề nếu không được xử trí kịp thời. Do vậy, việc trang bị kiến thức phòng ngừa và xử trí sặc sữa cho những người trực tiếp chăm sóc trẻ là rất cần thiết.

Hướng dẫn xử trí sặc sữa cho trẻ sơ sinh

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Nhật An - Giám đốc Trung tâm Nhi kiêm trưởng khoa nội trú Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Sặc sữa là tình trạng trẻ hít sữa vào đường thở, sữa tràn vào khí quản, phế quản, thậm chí chui vào tận các phế nang, làm tắc các đường hô hấp hoặc cản trở quá trình trao đổi khí giữa phế nang và mao mạch, làm trẻ thiếu Oxy do tắc nghẽn đường hô hấp.

Triệu chứng điển hình khi trẻ bị sặc sữa

  • Trẻ đang bú hoặc đang nằm (sau ăn) bỗng ho sặc sụa, tím tái và lịm đi.
  • Có thể thấy sữa trào ra mũi, miệng.
  • Trẻ hốt hoảng, da xanh tái, có thể mềm nhũn hoặc co cứng.
  • Trường hợp nặng trẻ có thể ngừng thở.

Hướng dẫn chăm sóc khi trẻ bị sặc sữa

  • Vỗ lưng: Nhanh chóng đặt trẻ nằm sấp đầu thấp, đỡ đầu trẻ nghiêng mặt vỗ liên tiếp 5 cái đủ mạnh vào vùng giữa 2 bả vai của trẻ theo hướng xuống dưới và ra trước. Sau khi vỗ xong, nhẹ nhàng lật trẻ ngược lại xem trẻ đã tự thở được chưa, da đã hồng hơn chưa. Nếu trẻ chưa hồi phục, tiến hành ấn ngực.
  • Ấn ngực: Giữ nguyên trẻ ở tư thế ngửa, dùng ngón 2 và ngón 3 tay trái ấn vuông góc xuống 1/3 dưới xương ức, khoảng 1 khoát ngón tay ngay dưới đường nối 2 núm vú. Tốc độ ấn 1 lần /giây, ấn dứt khoát 5 lần liên tiếp nhau.
  • Tiếp tục đánh giá dấu hiệu hồi phục, nếu trẻ vẫn chưa hồi phục tiếp tục vỗ lưng - ấn ngực cho đến khi trẻ có dấu hiệu hồi phục (có thể 6 – 10 lần).
  • Thông thoáng đường thở bằng hút mũi miệng: Trong khi thực hiện vỗ lưng - ấn ngực cần làm thông thoáng đường thở cho trẻ. Dùng dụng cụ hút để hút mũi miệng cho trẻ, hút miệng trước, mũi sau. Nếu cấp cứu tại nhà, không có sẵn dụng cụ hút mũi miệng, người cấp cứu có thể dùng miệng để hút nhanh cho trẻ. Khi trẻ đã hồi phục, vẫn đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để theo dõi tiếp.

Hướng dẫn xử trí sặc sữa cho trẻ sơ sinh

Hướng dẫn phòng ngừa khi trẻ bị sặc sữa

  • Không nên cho trẻ ăn khi đang khóc, đang ho, trẻ vừa ăn, vừa ngủ hoặc chơi đùa, miệng ngậm vú sữa vẫn chảy nhưng không nuốt, khi thở mạnh có thể làm sữa chảy vào đường thở, khi trẻ cười dễ bị sặc.
  • Khi sữa mẹ quá nhiều nên kẹp đầu ti khi cho trẻ bú, chọn núm vú cao su có lỗ thông phù hợp, không nên đổ sữa thẳng vào miệng bé hoặc đổ nhanh, khi thở mạnh có thể làm sữa chảy vào đường thở.

Nguồn: vinmec.com 

---

Mamibabi là app Giáo dục sớm với hàng trăm bài chơi đơn giản chỉ từ 5 phút/ngày giúp bé phát triển trí thông minh vượt trội và tăng cường khả năng vận động. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app

ĐÁNH GIÁ
5 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Bé 0 - 12 tháng
BÀI MỚI ĐĂNG