Trong quá trình 9 tháng 10 ngày nằm trong bụng mẹ, thai nhi dựa vào nguồn dinh dưỡng mẹ truyền cho để phát triển và lớn lên hằng ngày. Do đó, để mẹ và con đều khoẻ thì mẹ cần bổ sung dinh dưỡng và thực đơn ăn uống đầy đủ dưỡng chất mỗi ngày. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Mamibabi tìm hiểu bạn nhé!
Nghiên cứu cho thấy rằng, để một bà bầu khoẻ mạnh và phát triển toàn diện thì cần đến 2.200 kcal/ mỗi ngày. Cụ thể như sau:
Tương ứng với mức kcal mẹ bầu nạp vào cơ thể là cân nặng của thai nhi trong 4 tháng giữa và cuối thai kỳ tăng 0,4 kg/tuần. Đối với phụ nữ có cân nặng bình thường trước khi mang bầu tăng 0,5kg/tuần.
Các chất dinh dưỡng cần được bổ sung trong giai đoạn này là các bữa ăn giàu chất đạm nhằm xây dựng bào thai, thai nhi, chất béo để giúp mẹ xây dựng tế bào, hệ thống thần kinh cho thai nhi.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên bổ sung các chất đạm cho cơ thể như thịt, cá, trứng,sữa. Mẹ bầu cũng nên không quá kiêng khem chất béo - được chia thành chất béo no và chất béo không no. Mẹ không nên dùng quá 10% năng lượng khẩu phần ăn hàng ngày, sử dụng dầu thực vật thay vì dầu ăn động vật.
Trong quá trình mang bầu, mẹ bầu cần bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể để đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi như:
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, đây là giai đoạn hình thành các tổ chức cơ bản của thai nhi như não, tim, phổi,... Bởi vậy mẹ bầu cần bổ sung một số loại thực phẩm như trứng, sữa, thịt,..
Giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, đây là thời điểm mẹ bầu thường rất mệt mỏi do ốm nghén, chán ăn, buồn nôn, khó chịu. Giai đoạn này mẹ cũng dễ bị sụt cân nếu không bổ sung đa dạng thực phẩm.
Thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu trong giai đoạn này cần đảm bảo dưỡng chất như protein, lipit, canxi, sắt, axit folic, các loại thực phẩm giàu chất sắt và canxi, các loại vitamin, khoáng chất có trong rau, củ, quả chín.
Dưới đây là một số loại thực phẩm mẹ bầu nên bổ sung trong 3 tháng đầu như sau:
- Trứng: Bên trong trứng gà chứa nhiều protein, vitamin D cần thiết cho sự phát triển của mẹ bầu và thai nhi. Bên cạnh trứng gà mẹ bầu có thể cho con ăn thêm trứng ngỗng nữa mẹ nhé. Nhiều giả thuyết nói rằng việc ăn trứng ngỗng sẽ giúp con thông minh nhưng chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng thực điều này.
- Thịt: Thịt là nguồn cung cấp protein, chất sắt dồi dào. Thịt bò và thịt gà là hai loại thực phẩm nên có trong thực đơn của mẹ bầu.
- Cá: Một số loại cá tốt cho bà bầu như cá hồi, cá trích, cá cơm,... giúp hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Bởi vậy, mẹ bầu nên thường xuyên thay đổi các cách chế biến cá để đa dạng thực đơn hằng ngày của mình.
- Rau xanh: Một trong những căn bệnh mẹ bầu mắc phải khi mang thai là táo bón. Bởi vậy, việc bổ sung rau xanh trong bữa ăn sẽ giúp mẹ bầu được giải thoát khỏi tình trạng này. Trung bình hàm lượng rau xanh có trong rau xanh là (28-30g/ngày) là tốt nhất cho cả mẹ bầu và thai nhi
- Sữa chua: Sữa chua chứa vitamin D, canxi và một số lợi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hoá. Ngoài ra, việc sử dụng sữa chua cũng sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa tình trạng táo bón đó.
- Nước: Nước là nhu yếu phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Mẹ bầu nên uống từ 2,5 - 3 lít nước mỗi ngày để hạn chế tối đa tình trạng đau đầu, táo bón và khó tiêu.
Trong 3 tháng giữa của thai kỳ, đây là giai đoạn thai nhi bắt đầu phát triển về khung xương, chiều cao. Bởi vậy thời điểm này mẹ nên chú trọng bổ sung một số loại thực phẩm giàu canxi, kẽm như: tôm, cua, trứng, sữa,...
Tháng giữa của thai kỳ mẹ sẽ bớt ốm nghén hơn và việc ăn uống cũng sẽ thuận lợi hơn. Mẹ bầu có thể tăng từ 1-2kg mỗi tháng, thai nhi khoảng 640gram. Bởi vậy ngoài việc ăn 3 bữa một ngày, mẹ nên bổ sung thêm một số loại thực phẩm sau:
Mẹ có thể chia bữa thành 5-6 bữa ăn nhỏ thay vì ăn đủ 3 bữa. Mẹ không nên bỏ nữa hay nhịn ăn mẹ nhé!
Giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ là giai đoạn phát triển về khung xương, chiều cao của trẻ, vì vậy mẹ nên chú ý ăn các thực phẩm giàu canxi, kẽm như: tôm, cua, trứng, sữa, thủy sản,…Giai đoạn này mẹ sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn, các triệu chứng ốm nghén giảm và có thể hết hẳn nên thuận lợi cho việc cung cấp và hấp thụ các chất dinh dưỡng, mẹ bầu có thể tăng 1 đến 2kg mỗi tháng, thai nhi khoảng 640gr. Vì vậy ngoài khẩu phần ăn hàng ngày như 3 tháng đầu mẹ bầu cần có thể bổ sung thêm:
Chia nhỏ bữa ăn thành 5 - 6 bữa thay vì 3 bữa. Không nên bỏ bữa, nhịn ăn.
Nguyên tắc mẹ bầu cần nhớ và thực hiện trong 3 tháng giữa thai kỳ:
Trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ, đây là giai đoạn cân nặng của bà bầu phát triển vụt bậc như sau:
Giai đoạn này của thai kỳ, mẹ nên cần một chế độ ăn uống đảm bảo, hợp lý để thai nhi phát triển hoàn thiện và chuẩn bị cho mẹ sức khỏe đủ tốt để sinh nở.
3 tháng cuối của thai kỳ, do bụng mẹ ngày một nặng nề, không nên ăn quá no mà nên chia nhỏ ra từng bữa:
3 tháng cuối của thai kỳ, mẹ nên bổ sung 450 kcal/ngày. Để nạp đủ ngoài việc ăn 2 chén cơm và thức ăn, mẹ cũng cần thêm những bữa phụ mẹ nhé!