Xét nghiệm NIPT là gì? Mẹ bầu có phải ai cũng cần làm xét nghiệm NIPT hay không? Xét nghiệm NIPT có đau không, có ảnh hưởng gì không? Đi xét nghiệm phải chuẩn bị những gì? Câu trả lời sẽ được Mamibabi lần lượt giải đáp qua nội dung ngay sau đây, đọc ngay nếu mẹ cũng đang có chung thắc mắc với rất nhiều bà bầu khác nhé!
Xét nghiệm NIPT là gì? Hẳn là đã không ít lần mẹ bầu nghe đến cụm từ xét nghiệm NIPT, đây là 1 trong những phương pháp sàng lọc trước sinh được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên không phải mẹ bầu nào cũng hiểu rõ về phương pháp này, bài viết ngày hôm nay sẽ giúp mẹ có được cái nhìn rõ nét hơn về xét nghiệm NIPT.
Thai nhi phát triển khỏe mạnh, phát triển bình thường là điều mong mỏi của bất cứ ông bố bà mẹ nào. Thế nhưng, đôi khi nỗi niềm đó lại không được đúng như mong muốn khi không may trẻ bị dị tật bẩm sinh. Chính vì thế mà các nhà khoa học đã cho ra đời phương pháp xét nghiệm NIPT – phương pháp xét nghiệm trước sinh tiên tiến nhất hiện nay. Vậy xét nghiệm NIPT là gì?
NIPT là viết tắt của thuật ngữ Non-Invasive Prenatal Testing (Xét nghiệm tiền sinh không xâm lấn). Hiểu đơn giản, xét nghiệm NIPT là phương pháp sàng lọc trước sinh với mục đích kiểm tra và phát hiện sớm các bệnh lý di truyền, dị tật bẩm sinh của thai nhi.
Bằng cách lấy 1 lượng nhỏ mẫu máu của mẹ (khoảng 7-10ml), thông qua quá trình phân tích, đánh giá dấu hiệu bất thường trên các nhiễm sắc thể của thai nhi mà bác sỹ đưa ra kết luận thai nhi có bị dị tật hay không. Xét nghiệm NIPT được thực hiện ngay từ khi thai nhi được 10 tuần tuổi. Phương pháp xét nghiệm NIPT hiện đại, đơn giản, không đau đớn và không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm khi thực hiện các xét nghiệm NIPT.
Trên thực tế thì bà bầu nào cũng có thể làm xét nghiệm NIPT, nhưng do chi phí xét nghiệm khá cao nên không phải ai cũng có điều kiện để thực hiện phương pháp NIPT. Tuy vậy, có một số trường hợp phụ nữ mang thai mà bác sỹ khuyến cáo cần phải làm xét nghiệm:
Qua khái quát xét nghiệm NIPT là gì ở trên, hẳn mẹ cũng đã bước đầu hình dung được những ưu thế vượt trội của phương pháp này. Xét nghiệm sàng lọc trước NIPT ngày càng được áp dụng phổ biến, nó mang đến những ưu điểm không thể không kể ra như:
Có nhiều cách xét nghiệm NIPT để phân tích cfDNA của thai nhi và xác định các nhiễm sắc thể bất thường , phổ biến nhất là cách đếm tất cả các đoạn cfDNA của cả mẹ bầu và em bé. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, tức là tỷ lệ cfDNA từ mỗi nhiễm sắc thể bình thường thì thai nhi giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm sắc thể. Ngược lại, nếu tỷ lệ nhiễm sắc thể nhiều hơn bình thường cho kết quả dương tính, thì thai nhi có thể dẫn đến tình trạng trisomy.
Xét nghiệm NIPT được thực hiện thông qua sự đánh giá, phân tích AND tự do vì thế mà phương pháp này dễ dàng phát hiện các dị tật của thai nhi. Các bệnh rối loạn nhiễm sắc thể mà NIPT phát hiện ra có thể kể ra gồm có:
Mẹ bầu không cần nhịn ăn để thực hiện xét nghiệm NIPT. Trước khi tiến hành xét nghiệm, bác sỹ sản khoa sẽ thăm khám và tìm hiểu những thông tin tiền sử bệnh của sản phụ. Qua đó, bác sỹ sẽ đưa ra những tư vấn chính xác cho mẹ bầu. Mẹ cần mang đầy đủ các xét nghiệm trước đó liên quan đến thai kỳ để việc xét nghiệm được chính xác nhất.
Bên cạnh đó, mẹ cũng đừng quên tìm hiểu xét nghiệm NIPT là gì để có thêm kiến thức và kinh nghiệm. Mẹ nên cân nhắc đến các địa chỉ xét nghiệm uy tín, đảm bảo chất lượng, tránh những phát sinh không may xảy ra.