Những lời khuyên hữu ích cho mẹ bị chuột rút khi mang thai – cách phòng tránh chuột rút hiệu quả không ngờ

4.6/5 (162 đánh giá)

Chuột rút khi mang thai rất thường gặp, tuy không gây nguy hiểm cho mẹ bầu nhưng lại gây không ít khó chịu cho mẹ bầu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được những lời khuyên hữu ích để cải thiện tình trạng này. 

Những lời khuyên hữu ích cho mẹ bị chuột rút khi mang thai – cách phòng tránh chuột rút hiệu quả không ngờ

Chuột rút khi mang thai là triệu chứng của cơn co thắt xảy ra đột ngột của một hay nhiều nhóm cơ trong cơ thể. Tình trạng chuột rút gây ra những cơn đau dữ dội ở vùng đùi, chân và bắp chân. Mẹ bầu thường bị chuột rút vào ban đêm và khi đang mang thai ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba. Theo các chuyên gia y khoa thì hiện tượng chuột rút ở bà bầu nhìn chung là vô hại. Nhưng tình trạng này kéo dài có thể khiến mẹ bầu gặp khó khăn khi cử động, gây nhiều khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày.

Lý do khiến bà bầu bị chuột rút

Cho đến giờ vẫn chưa có một nghiên cứu chuyên khoa nào về việc vì sao mẹ bầu hay bị chuột rút. Theo các chuyên gia sản khoa thì nguyên nhân chủ yếu gây tình trạng chuột rút khi mang thai thường thấy là:

  • Tử cung lớn dần làm khiến các cơ và dây chằng nâng đỡ tử cung lúc này bị kéo căng ra, gây ra những cơn đau nhức ở bà bầu. Bên cạnh đó, việc tử cung ngày càng to gây áp lực lên các mạch máu chính, các tĩnh mạch cung cấp máu cho tử cung cũng bị đè nén tạo cảm giác khó chịu cho mẹ bầu.
  • Trọng lượng cơ thể của mẹ ngày càng tăng lên vô tình gây thêm áp lực đến các cơ bắp ở chân
  • Cơ thể bị mất nước, rối loạn điện giải cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuột rút khi mang thai. 
  • Chế độ ăn uống thiếu canxi, kali, magie hoặc chất khoáng
  • Đứng lâu hoặc giữ nguyên 1 tư thế trong thời gian dài
  • Bị căng cơ

Dấu hiệu chuột rút ở phụ nữ mang thai

Hiện tượng chuột rút ở phụ nữ mang thai dễ phát hiện qua những dấu hiệu dưới đây:

  • Chuột rút xảy ra vào thời điểm ban đêm hoặc khi vừa bắt đầu giấc ngủ
  • Tình trạng chuột rút xảy ra khi mẹ mang thai từ tháng thứ 3 trở đi, các cơn đau có thể xuất hiện liên tục khi thai lớn dần. Ở những tháng cuối, tình trạng chuột rút khi mang thai còn có thể xảy ra cả vào ban ngày.
  • Vị trí dễ bị chuột rút nhất là đùi, chân, tay, bàn chân và đặc biệt là ở bắp chân. Ngoài những cơn đau đột ngột thì mẹ bầu có thể cảm thấy có 1 khối mô cứng ở bên dưới da. 
  • Nếu bà bầu bị chuột rút đi kèm với các biểu hiện như ra máu, đau ở vùng bụng, đỉnh vai, sốt nhẹ, đau dữ dội thì cần phải nhanh chóng đến các cơ sở chuyên khoa để thăm khám ngay. 
  • Với mẹ bầu có tiền sử sinh non, tử cung ngắn hoặc mang thai ngoài tử cung nên cẩn thận, chú ý đến những cơn co thắt. Nhất là mẹ bầu đang mang thai 3 tháng cuối, nếu mẹ có hơn 6 cơn co rút trong vòng 1 tiếng thì mẹ phải cảnh giác, bởi đó tất có thể là dấu hiệu sinh non. 

Cách khắc phục tình trạng chuột rút khi mang thai

Khi bị chuột rút, mẹ hãy thử áp dụng những biện pháp này để cải thiện tình trạng ngay nhé.

  • Duỗi thẳng chân: mỗi khi bị chuột rút, mẹ hãy cố gắng duỗi thẳng chân, xoa bóp nhẹ nhàng ở vị trí mắt cá chân và các ngón chân. Hoặc mẹ duỗi thẳng đầu gối, bàn chân ở trạng thái cong vểnh về phía sau gối, gập lên trên, xoay chân nhẹ nhàng để chứng chuột rút qua nhanh. 
  • Xoa bóp xung quanh vùng cơ bắp bị co rút
  • Mẹ có thể dùng 1 chai nước nóng hoặc túi chườm nóng áp lên vị trí bị chuột rút
  • Đi 1 vài bước để cải thiện tình trạng chuột rút

Cách phòng ngừa chuột rút ở phụ nữ mang thai

Để phòng ngừa chuột rút khi mang thai, mẹ hãy áp dụng ngay những biện pháp khắc phục dưới đây nhé:

  • Ngâm chân bằng nước ấm trước khi ngủ
  • Thực hiện các động tác massage chân nhẹ nhàng 
  • Khi ngủ, mẹ bầu nên kê chân trên 1 chiếc gối cao để hạn chế bị chuột rút
  • Tập các bài tập nhẹ nhàng như co, duỗi chân, xoa bóp tay chân, mắt cá chân theo chiều kim đồng hồ. Mẹ có thể tham khảo các bài tập thai giáo vận động của Mamibabi, những vận động hàng ngày không những giúp mẹ giữ được sức khỏe tốt, hạn chế tình trạng chuột rút. Thai giáo vận động cùng Mamibabi còn giúp thai nhi phát triển toàn diện, khỏe mạnh hơn.
  • Mẹ bầu không nên đứng hoặc ngồi quá lâu, tuyệt đối không nên ngồi vắt chéo hơn
  • Dành thời gian để nghỉ ngơi thư giãn, tránh để cơ thể trong tình trạng quá mệt mỏi
  • Tạo thói quen nằm nghiêng về bên trái, thuận tiện cho việc lưu thông máu đến bàn chân, hạn chế các cơn chuột rút khi mang thai. 
  • Ăn các loại thực phẩm chứa nhiều canxi như cá, sữa, trứng, gà, đậu… Bổ sung vào thực đơn hàng ngày các món ăn được chế biến tử đậu, rau cải, vừng, tía tô, các loại giáp xác… Mẹ nên thường xuyên ăn dưa lê, bởi trong dưa lê chứa rất nhiều magie,giúp ngăn ngừa chứng chuột rút.
  • Uống từ 8-10 cốc nước mỗi ngày giúp máu vận chuyển oxy tốt hơn đến vị trí các cơ, mẹ bầu cũng tránh được những cơn co rút. 

Những lời khuyên hữu ích cho mẹ bị chuột rút khi mang thai – cách phòng tránh chuột rút hiệu quả không ngờ

Chuột rút khi mang thai là tình trạng khá phổ biến và không quá nghiêm trọng với bà bầu. Nếu  vẫn còn nhiều băn khoăn, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để giảm thiểu các cơn co rút khó chịu. Mong rằng với những chia sẻ ở trên, Mamibabi đã giúp mẹ bớt đi phần nào lo lắng, băn khoăn ở giai đoạn thai kỳ. 

BÀI LIÊN QUAN
ĐÁNH GIÁ
4.6 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sức khỏe
BÀI MỚI ĐĂNG