Triệu chứng ngứa khi mang bầu hầu như đều xuất phát từ những nguyên nhân lành tính. Nhưng mẹ cũng cần chú ý theo dõi để biết cách phòng ngừa, hạn chế mẩn ngứa khi mang thai.
Trong suốt quá trình mang thai, người phụ nữ sẽ trải qua rất nhiều thay đổi cả về nội tiết tố bên trong và cả bên ngoài cơ thể. Làn da của mẹ cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng đó. Da của mẹ dễ bị khô, rạn, hay các vấn đề da liễu như nổi mề đay, nổi mẩn và ngứa khi mang bầu. Đa phần tình trạng mẩn ngứa đều không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, chúng gây vừa mất thẩm mỹ lại gây ra nhiều khó chịu cho mẹ bầu. Một số ít trường hợp, tình trạng nổi mẩn ngứa còn là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Trong y học, ngứa là từ dùng để miêu tả cảm giác khó chịu ngoài da hoặc dấu hiệu của việc da bị tổn thương dẫn đến gãi. Có tới 40% phụ nữ gặp phải triệu chứng ngứa khi mang bầu. Tình trạng ngứa ngáy này thường sẽ biến mất khi mẹ sinh em bé.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mẹ bầu bị ngứa ngáy, cụ thể có thể kể đến như:
Khi bị mẩn ngứa, mẹ rất dễ nhận biết qua việc xuất hiện các nốt mẩn hay mề đay trên da và gây ngứa. Một số đặc điểm mà mẹ cần lưu ý là:
Đa phần mẹ bầu bị ngứa đều không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng, cũng như không gây nhiều vấn đề cho sức khỏe của mẹ. Nhưng nếu mẹ bị ngứa nhiều, cường độ cơn ngứa ngày càng gia tăng, ngứa toàn thân từ tháng thứ 4 trở đi thì rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng. Mẹ nên chú ý đến bác sỹ ngay để được thăm khám nhanh chóng.
Các nốt mẩn ngứa gây nhiều khó chịu cho mẹ trong sinh hoạt hàng ngày. Chưa kể đến việc, chúng gây mất thẩm mỹ, khiến mẹ mất tự tin và lo lắng không ít.
Khi bị ngứa, nếu mẹ càng gãi thì vùng da bị mẩn đó lại càng bị kích ứng, cảm giác ngứa ngáy lại càng tăng lên. Vì thế nếu bị ngứa khi mang bầu, mẹ nên dùng 1 chiếc khăn ẩm mềm, sạch chườm lên vùng da bị nổi nốt. Hoặc mẹ có thể dùng túi chườm, chườm lạnh hay chườm nóng đều được. Điều này sẽ làm dịu vùng da bị tổn thương, mẹ cũng bớt đi cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
Mẹ bầu nên tránh tắm nước nóng quá lâu. Vì nước nóng vừa khiến da của mẹ bị khô lại làm gia tăng cảm giác ngứa. Mẹ nên tắm bằng nước ấm và sử dụng loại bông tắm hoặc khăn mềm chà nhẹ toàn thân. Nếu sử dụng sữa tắm, mẹ nên lưu ý dùng loại sữa tắm không kích ứng, có độ pH vừa phải. Mẹ có thể tắm bằng yến mạch cũng rất tốt để giảm cơn ngứa. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên ngâm mình quá lâu trong nước. Sau khi tắm, mẹ lau khô da, mẹ cũng có thể sử dụng thêm kem dưỡng ẩm.
Mẹ cũng nên để ý giữ vùng kín được sạch sẽ và khô thoáng. Với mẹ bầu có thể sử dụng các loại dung dịch vệ sinh phù hợp hoặc vệ sinh bằng nước trà xanh, nước lá trầu không cũng rất tốt.
Để hạn chế ngứa khi mang bầu, mẹ cần uống đủ nước, tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo đủ năng lượng hoạt động. Những loại đồ uống nhiều cồn như rượu, bia và chất kích thích mẹ nên tránh xa.
Mẹ bầu nên ưu tiên các loại thực phẩm có nhiều vitamin A, D, thực phẩm giàu chất xơ. Khi bị ngứa, mẹ không nên sử dụng đồ ăn cay, nóng. Các loại đồ ăn cay, nóng góp phần kích thích, khiến tình trạng ngứa ngáy ngày càng tăng.
Những bài tập thể dục nhẹ nhàng rất tốt cho mẹ bầu dù ở bất cứ giai đoạn thai kỳ nào. Việc tập luyện, vận động đúng cách vừa giúp mẹ có được sức khỏe, lại giúp máu huyết lưu thông, làm giảm đi tình trạng mẩn ngứa. Mẹ có thể tham khảo các bài tập Yoga và thiền hàng ngày của Mamibabi giúp mẹ khỏe bé thông minh.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên lựa chọn những trang phục thoải mái, rộng rãi, thấm hút mồ hôi. Trong giai đoạn thai kỳ, mẹ nên tránh tiếp xúc với môi trường dễ gây dị ứng, nhiều bụi bẩn. Mẹ cũng có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm, kem chống rạn để hạn chế triệu chứng ngứa khi mang bầu.