Các bệnh thường gặp khi mang thai và những nguy hiểm tiềm ẩn mẹ bầu cần biết

4.6/5 (171 đánh giá)

Cùng Mamibabi tìm hiểu các bệnh thường gặp khi mang thai và những nguy hiểm đối với sức khỏe. Những kiến thức này giúp mẹ bầu biết cách phòng tránh bệnh, mẹ khỏe hơn, thai nhi phát triển tốt hơn. 

Các bệnh thường gặp khi mang thai và những nguy hiểm tiềm ẩn mẹ bầu cần biết

Khi mang thai, cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi về nội tiết tố bên trong cơ thể. Những thay đổi này khiến sức đề kháng của mẹ bầu giảm đi đáng kể. Hệ miễn dịch yếu đi khiến sản phụ dễ mắc bệnh hơn. Ngày hôm nay, hãy cùng Mamibabi tìm hiểu những chứng bệnh thường gặp khi mang thai. Từ đó, mẹ cũng biết cách phòng ngừa những chứng bệnh gây nguy hiểm cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Bệnh cảm cúm ở mẹ bầu

Cảm cúm là triệu chứng dễ gặp nhất ở phụ nữ mang thai, nhất là ở giai đoạn 3 tháng đầu. Nguyên nhân chính gây bệnh là do sức đề kháng của mẹ yếu đi. Hệ miễn dịch suy giảm khiến virus siêu vi gây cảm cúm dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Bệnh cảm cúm tuy là chứng bệnh thông thường, dễ điều trị nhưng mẹ cũng không được chủ quan. Mẹ cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Việc sử dụng thuốc không đúng rất có thể dẫn đến nguy cơ dị tật thai nhi. Trẻ dễ bị sứt môi, đục thủy tinh thể, hở hàm ếch, hội chứng down…

Các bệnh thường gặp khi mang thai và những nguy hiểm tiềm ẩn mẹ bầu cần biết
Cảm cúm là bệnh khá phổ biến khi mang thai

Để tăng sức đề kháng, mẹ bầu nên bổ sung thêm tỏi vào thực đơn hàng ngày. Tỏi có chứa lượng lớn allicins, có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa cảm cúm. Bên cạnh đó, mẹ đừng quên uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, các loại hạt.

Bệnh táo bón

Theo thống kê, táo bón là bệnh thường gặp khi mang thai khi có tới hơn 50% phụ nữ gặp vấn đề về đại tiện. Nồng độ hormone progesterone tăng lên làm hoạt động của nhu động ruột giảm đi. Thêm vào đó là sự phát triển ngày càng lớn của bào thai, đại tràng bị chèn ép khiến phân chậm di chuyển. Việc ít vận động, uống ít nước cũng gián tiếp góp phần gây táo bón ở mẹ bầu.

Phân khi tồn tại quá lâu bên trong đường tiêu hóa dẫn đến nguy cơ nhiễm độc ngoài ý muốn. Những chất thải độc hại xâm nhập gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và em bé. Để hạn chế tình trạng táo bón, mẹ nên chọn ăn những thực phẩm giàu chất xơ. Mỗi ngày mẹ nên uống tối thiểu 2 lít nước để đảm bảo hoạt động của hệ tiêu hóa. Các loại hoa quả tươi, nước ép hoa quả cũng là sự lựa chọn tốt cho mẹ bầu. Với một số mẹ bầu, việc sử dụng các loại thuốc bổ cũng là nguyên nhân gây táo bón. Mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có sự điều chỉnh phù hợp ngay nhé!

Bị viêm nhiễm âm đạo do nấm

Bệnh viêm nhiễm âm đạo do nấm là bệnh phụ khoa khá phổ biến ở phụ nữ. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, do thay đổi nội tiết tố khiến tình trạng viêm nhiễm phụ khoa càng dễ xảy ra. Khí hư ra nhiều, âm đạo tiết ra nhiều huyết trắng, đục và đông như sữa, vùng kín ngứa ngáy là những dấu hiệu viêm âm đạo.

Các bệnh thường gặp khi mang thai và những nguy hiểm tiềm ẩn mẹ bầu cần biết
Bệnh thường gặp khi mang thai

Viêm âm đạo do nấm là căn bệnh không quá khó để điều trị dứt điểm. Nhưng tình trạng viêm nhiễm nếu kéo dài sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Một trong những hậu quả mà mẹ gặp phải là sảy thai.

Vệ sinh vùng kín là việc mẹ cần làm hàng ngày để hạn chế nguy cơ bị viêm âm đạo. Mẹ cũng nên chọn đồ lót rộng rãi, không nên mặc quần lót quá chật. Khi thấy xuất hiện những biểu hiện bất thường, mẹ bầu cần phải đi khám ngay.

Thiếu máu là bệnh thường gặp khi mang thai

Các loại thuốc dự phòng thiếu sắt luôn nằm trong danh mục thuốc cần bổ sung của sản phụ. Bệnh thiếu máu là bệnh thường gặp khi mang thai. Biểu hiện dễ nhận thấy khi mẹ bị thiếu máu như mệt mỏi thường xuyên, da nhợt nhạt, rụng tóc, ù tai, đau đầu, hụt hơi, tim hoảng hốt.

Mẹ bị thiếu máu nếu không sớm có biện pháp cải thiện sẽ để lại những hậu quả nặng nề. Mẹ dễ bị sảy thai, lưu thai, huyết áp không ổn định, vỡ ối sớm, băng huyết, nhiễm trùng sau sinh. Em bé sau khi sinh nhẹ cân, sinh non, hệ miễn dịch kém hơn. Bé rất có thể bị thiếu máu, nguy cơ mắc các bệnh sơ sinh cao hơn so với trẻ không thiếu máu.

Các bệnh thường gặp khi mang thai và những nguy hiểm tiềm ẩn mẹ bầu cần biết
Nhóm thực phẩm giàu sắt cho mẹ bầu

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc bổ máu, mẹ bầu nên ưu tiên dùng các loại thực phẩm có màu đỏ và màu xanh đậm. Nguồn sắt dồi dào nhất có ở thịt bò, cá, trứng, rau chân vịt, súp lơ xanh, đậu lăng.

Bệnh tiểu đường khi mang thai

So với các bệnh kể trên, bệnh tiểu đường chiếm phần trăm cao hơn cả về tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc phải. Có rất nhiều người lầm tưởng rằng tiểu đường chỉ gặp phải ở những mẹ bầu tăng cân quá nhanh. Nhưng trên thực tế lại chứng minh đó là một quan điểm sai lầm. Tiểu đường là tình trạng cơ thể không sản xuất đủ lượng insulin cần để điều chỉnh lượng đường trong máu. Hoặc trường hợp khi lượng insulin vẫn đủ nhưng tế bào lại không sử dụng được chúng đều dẫn đến đái tháo đường.

Bệnh tiểu đường được xếp vào danh sách các bệnh thường gặp khi mang thai tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Mẹ bầu khi bị tiểu đường phải đối diện với nguy cơ sảy thai, lưu thai, sinh non, đa ối, huyết áp cao, nhiễm trùng đường tiết niệu. Đối với thai nhi, mẹ bị tiểu đường cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của em bé trong bụng. Em bé khi sinh dễ bị thiếu tháng, bị hạ đường huyết. Trẻ có thể sẽ gặp phải hội chứng suy hô hấp hay các bệnh lý sơ sinh khác như giảm canxi, đa hồng cầu…

Các bệnh thường gặp khi mang thai và những nguy hiểm tiềm ẩn mẹ bầu cần biết
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Qua việc thăm khám định kỳ, mẹ bầu sẽ được bác sỹ theo dõi và kiểm tra đường huyết. Với tình trạng bệnh nhẹ, mẹ sẽ được hướng dẫn chế độ ăn uống cân bằng. Mẹ nên ăn nhiều rau xanh, giảm tinh bột, giảm đường, hạn chế đồ ăn nhiều chất béo và muối. Tùy vào từng tình trạng bệnh và từng giai đoạn thai kỳ mà bác sỹ sẽ cân nhắc điều trị bằng thuốc.

Tiền sản giật

Hiểu một cách đơn giản, tiền sản giật xảy ra là do huyết áp tăng cao bất thường. Bệnh tiền sản giật còn tiềm ẩn nguy cơ tổn thương ở các bộ phận khác, thường thấy là ở thận. Tỷ lệ phụ nữ mang thai lần đầu có nguy cơ bị tiền sản giật cao hơn so với mang thai lần sau. Huyết áp tăng là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh tiền sản giật. Ngoài ra, mẹ bầu khi bị bệnh còn có các biểu hiện như phù mặt, phù tay chân, nước tiểu có nhiều chất đạm. Đối với phụ nữ đã có tiền sử bệnh cao huyết áp, khả năng bị tiền sản giật là rất cao.

Khi mang thai bị tiền sản giật dễ khiến mẹ gặp tổn thương gan, thận. Nguy hiểm hơn, mẹ còn đối mặt với chứng rối loạn đông máu, máu không cầm được. Thai nhi chậm phát triển, suy thai, thai chết lưu. Tiền sản giật là bệnh thường gặp khi mang thai gây ảnh hưởng đến cả tính mạng của mẹ và bé.

Mẹ bầu nên giữ cho mình một tinh thần thoải mái, tránh stress, căng thẳng. Mẹ cần duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tuyệt đối không nên sử dụng chất kích thích. Ngoài việc thăm khám định kỳ, mẹ nên gọi ngay cho bác sĩ nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường. Bác sỹ sẽ đưa ra phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả nhất sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Trên đây đều là những căn bệnh thường gặp khi mang thai gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của em bé trong bụng. Mẹ bầu nên lưu ý để có cách phòng ngừa, ngăn chặn những căn bệnh kể trên. Chúc mẹ có 1 thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc!

ĐÁNH GIÁ
4.6 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sức khỏe
BÀI MỚI ĐĂNG