Tâm lý bà bầu khi mang thai thay đổi như thế nào?

4.9/5 (269 đánh giá)

Khi mang thai, người phụ nữ cảm thấy có rất nhiều thay đổi đang xảy đến cho cơ thể và tâm hồn của mình. Trước đó, rất có thể họ thích vui chơi thể thao, đam mê vào công việc. Nhưng khi đã biết đang mang một thai nhi bé nhỏ trong bụng mình, và đó là một phần thân xác mình, một phần tâm hồn mình, thì tâm trí phụ nữ mang thai đã bắt đầu có đổi thay. 

Tâm lý bà bầu khi mang thai thay đổi như thế nào?

Những cuộc vui hoặc lo toan hướng ngoại hầu như đã giảm đi rất nhiều. Bây giờ đây, họ đang quay trở về chính họ, hay nói đúng hơn, họ hướng nội tức là hướng về thai nhi đang nằm trong lòng mình.

Tuy chỉ là thai nhi đang nằm trong bụng mẹ, nhưng nó đã là một con người. Bạn thấy nó hay cựa quậy, bạn đoán rằng có thể đó là một cháu trai, bởi vì ai ai cũng nói rằng các cháu trai ưa tinh nghịch. Bé chia sẻ đồ ăn thức uống của bạn. Nếu bạn cần phải đi vội hoặc lao động thì nhịp tim nó cũng đập mau hơn. Nếu bạn tức bực thì hình như nó cũng bực mình như bạn. Nếu bạn điềm tĩnh, thì thai nhi cũng điềm tĩnh. Mặc dù bạn chưa thấy được mặt mũi bé, nhưng tưởng chừng như bé hiểu rõ bạn lắm, bởi vì bé chia sẻ mọi chuyện với bạn.

Từ thuở còn bé thơ, bạn đã tập làm mẹ. Bạn chơi với búp bê, cho búp bê bú, thay tã lót... Bạn đã quan sát những gì một người mẹ bình thường lo lắng cho cháu bé. Tới lúc bạn mang thai, biết bao nhiêu người cũng đã chỉ bảo chuyện này chuyện nọ. Bạn mua báo, mua sách để cố gắng tìm hiểu và thâu nhận những lời khuyên bảo của những bác sĩ chuyên gia. Tất cả những điều đó thật hữu ích. Nhưng bạn hãy tự tin bởi vì không có gì quý báu hơn là bản năng làm mẹ và cảm tính riêng của bạn. Tôi dám quả quyết với bạn rằng nếu bạn lắng nghe và tìm hiểu cháu bé, khả năng làm mẹ của bạn sẽ phát triển một cách kỳ lạ. Điều này rất quan trọng, những lời khuyên đều có ích nhưng đó chỉ là những phương pháp chung chung. Quan hệ của người mẹ với bé là một quan hệ đặc biệt, có một không hai. Chỉ có người mẹ biết lắng nghe, biết quan sát mới tìm ra những quan hệ tế nhị đó.

Và do đó, vai trò của người cha cũng không phải nhỏ. Trong khi người mẹ phải dồn hết tâm trí để lo cho cháu bé, người cha phải làm thế nào để cho người mẹ được yên tâm lo lắng cho con. Nói cách gọn ghẽ thì mẹ lo vòng trong, cha lo vòng ngoài. Bởi vì người mẹ đang cần trở về trong vòng tình thương của mình. Một vòng tròn được tượng trưng bởi vòng tay đang ôm ấp bé. Bao nhiêu tâm trí của người mẹ đều tập trung vào cái vòng tình thương bé bỏng đó. Bởi thế, người cha cần phải ấp ủ, bảo vệ để “mẹ tròn con vuông”. Mặt khác, những ngày tháng đầu đời rất quan trọng bởi vì đó là nền tảng cho sức khỏe thể xác cũng như tâm thần của bé sau này.

Bạn vui vì đã sinh hạ được một con người toàn vẹn đang mang lấy một phần thân xác và tâm hồn bạn. Bạn vui vì đã phó mặc thế giới và xã hội cho những người khác, nhưng về phần bạn, bạn đã trao tặng cho thế giới và xã hội một con người mới. Bạn vui vì đang cảm nhận thấy biết bao nhiêu biến đổi cho chính mình, cho chính gia đình mình. Bạn vui ngay cả khi đang phải âu lo vì con khóc và đói ăn. Bạn vui nhưng không thể nào giải thích những tình cảm bạn đang sống cho một người khác. Bé cũng thế. Bé đang chia sẻ niềm vui đó với bạn.

Bé không phải là một tác phẩm nghệ thuật do bạn sáng tác từ A tới Z. Bé chẳng phải là một khối đất sét mà bạn có thể nhào nặn hoàn toàn theo ý bạn. Nếu bạn thực sự nghĩ rằng bạn có thể nhào nặn “khối đất sét” đó theo ý bạn muốn thì tới một lúc nào đó bạn sẽ cảm thấy trách nhiệm quá nặng nề. Thực ra, bé là một mầm non sẽ trở thành một cây khác. Một mầm non rất cần tới sự chăm bón của bạn, nhưng cũng cần thuận lấy tự nhiên để lớn mạnh. Muốn đạt điều đó thì bạn cần phải quan sát, tìm hiểu để đáp ứng những đòi hỏi của sự sống đang lớn dần trong bé.

Tìm hiểu để hiểu biết. Vâng, lo âu sẽ nhiều nếu không hiểu rõ vấn đề. Cái đau đớn thể xác khi sinh nở một phần bởi vì lo âu sợ hãi, bởi vì không hiểu rõ diễn biến của sự việc. Một phần lớn trong phương pháp giúp bớt đau khi sinh nở là tập thư giãn, tập thở. Nhưng những chuyên gia cũng đã chỉ cho bạn hiểu rõ thêm về tiến trình thai nghén và những gì sẽ xảy ra khi sinh nở. Bạn hiểu biết nên bạn sẽ an tâm hơn. An tâm hơn nên bạn sẽ bớt đau hơn. Cũng thế, nuôi cho mầm non đó lớn mạnh nhiều khi cũng làm nảy sinh những âu lo. Và do đó, bạn sẽ cần phải tìm hiểu thêm.

"Nếu người mẹ lo cho con một cách quá cứng rắn và chỉ theo ước muốn của riêng mình thì bé sẽ không có cơ hội tiếp cận thế giới với cặp mắt tò mò đầy tinh anh và bé sẽ không còn được sống theo nhịp sống của riêng mình mà bé đã phải sống theo nhịp sống đầy ám ảnh và sợ hãi của người lớn". (Nhà tâm phân học trẻ em Francoise Dolto, la cause des enfants, NXB Robert Lafont 1985, tr. 270) 

ĐÁNH GIÁ
4.9 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Cuộc sống
BÀI MỚI ĐĂNG