Khi mang bầu, mẹ bầu thường có những quan niệm ăn uống cho cả hai người để mẹ bầu và thai nhi cùng khoẻ. Tuy nhiên, có nhiều quan niệm dân gian chưa hoàn toàn chính xác. Trong bài viết dưới đây hãy cùng Mamibabi tìm hiểu 8 quan niệm sai lầm ăn uống khi mang bầu mẹ nhé!
Nhiều mẹ bầu quan niệm rằng mẹ bầu ăn nhiều trứng ngỗng sẽ thông minh. Tuy nhiên, điều này có đúng không? Thực ra, trứng ngỗng chỉ hiếm chứ không quý, và trứng ngỗng cũng còn kém trứng gà về giá trị dinh dưỡng.
Đặc biệt, hàm lượng vitamin A có trong trứng ngỗng chỉ bằng một nửa so với trứng gà. Và cũng chưa có bất cứ nghiên cứu nào cho thấy rằng mẹ bầu khi mang thai ăn trứng ngỗng sẽ tốt cho thai nhi mẹ nhé!
Bởi vậy, thay vì cố ăn trứng ngỗng mẹ bầu có thể ăn trứng gà. Nếu mẹ bầu vẫn muốn ăn trứng ngỗng thì 1 tuần chỉ nên ăn 1-2 quả, mẹ có thể nấu để cả nhà cùng ăn để giảm bớt lượng protein, tránh quá tải cho thận và tăng cholesterol máu.
Mẹ bầu biết không, trong nước dừa có chứa hàm lượng chất béo cao (2%), bởi vậy khi mẹ bầu uống nhiều nước dừa sẽ dẫn đến tình trạng đầy hơi, khó tiêu đó mẹ. Bởi vậy, trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu nên hạn chế việc uống nước dừa mẹ nhé!
Trong 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu có thể uống nước dừa thoải mái hơn. Lúc này, nước dừa sẽ phát huy công dụng của chúng, nước dừa được coi là thức uống “vàng” cho mẹ đó.
Những lợi ích của nước dừa có thể kể đến là: cung cấp nước và các chất điện giải phù hợp với cơ thể, giúp ngăn ngừa tình trạng viêm đường tiết niệu cũng như giảm thiểu tình trạng sỏi thận đó.
Một trong những quan điểm sai lầm ăn uống khi mang bầu có thể kể đến quan niệm mẹ bầu ăn cá chép con da trắng môi đỏ. Theo y học cổ truyền, cá chép có vị ngọt, chứa nhiều đạm và vitamin có tác dụng an thai, chữa thù phụng khi mang bầu.
Tuy nhiên, cũng chưa có minh chứng khoa học nào chứng minh rằng ăn cá chép thì con sinh ra sẽ có da trắng, môi đỏ. Không những vậy, khi cá chép được nuôi trong môi trường nước bị nhiễm nặng kim loại vì chúng sống ở lớp bùn nên mẹ bầu nên cẩn trọng khi mua cá mẹ nhé.
Mẹ bầu cũng nên lưu ý không ăn quá nhiều cá chép khi mang bầu. Phụ nữ mang bầu chỉ nên ăn 10g đạm tương đương 100g các chép tươi, tổng lượng đạm một ngày cần khoảng 80g.
Theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ mang bầu không nên ăn rau ngót bởi rau ngót có tác dụng làm sạch ruột. Khi mẹ bầu ăn nhiểu rau ngót sẽ dẫn đến việc sảy thai, vậy nên mẹ bầu nên tránh ăn rau ngót khi mang bầu.
Tuy nhiên, không nhất thiết phải như vậy. Bởi có rất nhiều trường hợp phụ nữ mang bầu khi mang thai vẫn ăn rau ngót. Cũng tuỳ vào từng trường hợp của thai phụ mà có ăn hay nên kiêng không ăn rau ngót.
Đối với những thai phụ đã từng có tiền sử say thai, sinh non thì nên hạn chế việc ăn rau ngót nhé!
Nhiều mẹ bầu có quan niệm rằng, khi mẹ bầu mang bầu cần uống nhiều thuốc bổ để thai nhi chào đời khoẻ mạnh. Tuy nhiên, chưa có minh chứng khoa học nào chứng minh điều này. Bởi đa số các loại thuốc bổ tổng hợp đều phải chứa đủ các hàm lượng canxi cần thiết cho mẹ bầu.
Phụ nữ khi mang bầu cần bổ sung 1000mg canxi mỗi ngày, trong khi đó nhiều loại thuốc bổ chỉ chiếm 150-200mg canxi. Bởi vậy, mẹ bầu có thể bổ sung thêm một số loại canxi uống ngoài.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng được khuyến cáo nên bổ sung 200mg DHA mỗi ngày, DHA là chất có trong các loại rau củ. DHA chính là chất béo trong Omega 3 rất cần thiết cho sự phát triển não bộ của thai nhi.
Nhiều quan niệm cho rằng, mẹ bầu ăn đồ ngọt sẽ mang bầu con trai, ăn đồ chua sẽ mang bầu con gái. Tuy nhiên, đây là quan niệm chưa được chứng minh là đúng. Bởi vậy, nhiều mẹ bầu nghĩ rằng mình thèm ăn đồ ngọt hay đồ chua sẽ là dấu hiệu nhận biết mẹ bầu mang thai con gái hay con trai. Những điều này là không đúng đâu nha.
Hầu hết tâm lý chung của mẹ bầu là khi mang bầu, vóc dáng của mẹ bầu sẽ trở nên xấu hơn. Bởi vậy, nhiều mẹ bầu thường có tâm lý ăn kiêng để bảo đảm bản thân không bị tăng cân quá nhanh.
Tuy nhiên, dù có kết hợp chế độ ăn kiêng thế nào đi nữa thì mẹ bầu vẫn cần đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi mẹ nhé! Mẹ cũng không nên ăn kiêng quá bởi như vật con sinh ra sẽ bị thiếu chất, dẫn đến không phát triển được khoẻ mạnh so với bạn bè cùng trang lứa.
Đây là quan điểm sai lầm ăn uống khi mang bầu mà mẹ bầu nào cũng mắc phải. Nhiều mẹ bầu nghĩ rằng khi mang bầu cần phải ăn cho cả hai người, nhưng thực tế mẹ bầu chỉ cần bổ sung 300 calo mỗi ngày.
Khi mẹ bầu tăng cân quá nhiều hoặc quá nhanh sẽ dẫn đến những biến chứng thai kỳ, lượng đường sẽ tăng cao. Và thai nhi to quá sẽ khiến quá trình lâm bồn của mẹ trở nên khó khăn hơn đó mẹ.
Nhiều mẹ bầu thường có quan niệm khi mang bầu không nên ăn hải sản. Tuy nhiên, quan niệm này là chưa đúng, trong hải sản có chứa rất nhiều omega 3 tốt cho sự phát triển của thai nhi. Bởi vậy, mẹ bầu chỉ nên kiêng những loại hải sản có chứa hàm lượng thuỷ ngân cao không tốt cho sức khoẻ của thai nhi.
Nhiều mẹ bầu khi mang bầu, mẹ thường có xu hướng ăn chay (ăn rau, củ, các loại đậu hạt,...) để giúp mẹ bầu bổ sung các loại chất xơ, vitamin,... Nhưng nếu mẹ bầu chỉ ăn chay thì sẽ không đủ chất dinh dưỡng để cung cấp cho thai nhi. Bởi vậy, mẹ bầu cần để ý đến chế độ dinh dưỡng của mình trong suốt chu kỳ mang bầu mẹ nhé.