Giảm Cân Khi Mang Thai An Toàn Cho Mẹ Bầu Và Em Bé

5/5 (277 đánh giá)

Giảm cân khi mang thai là điều không dễ dàng và không được khuyến khích tự ý thực hiện. Bởi nó có thể ảnh hưởng đến không chỉ sức khỏe mẹ bầu mà còn sự phát triển của thai nhi. Vậy khi nào mẹ bầu cần giảm cân khi mang thai, cách giảm cân khi mang thai an toàn là như thế nào? Hãy cùng Mamibabi giải đáp những thắc mắc trên các mẹ nhé.

Giảm Cân Khi Mang Thai An Toàn Cho Mẹ Bầu Và Em Bé

1. Khi Nào Cần Giảm Cân Khi Mang Thai

1.1. Giảm cân khi mang thai nếu mẹ bầu trong tình trạng thừa cân

Giảm cân khi mang thai không đúng có thể gây nên tình trạng thiếu dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Do vậy, tự ý giảm cân khi mang thai không được khuyến khích kể cả trong trường hợp mẹ bầu bị béo phì, thừa cân.

Trong trường hợp mẹ bầu được xác định bị béo phì, hay thừa cân, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo thực hiện các biện pháp giảm cân an toàn mà không có tác động tiêu cực nào tới cả mẹ và bé.

1.2. Những biến chứng thai sản thường gặp khi mẹ bị béo phì

Như phân tích ở trên, giảm cân khi mang thai không được khuyến khích trong hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên, với một số mẹ bầu bị béo phì, gây ra nhiều biến chứng thai sản nguy hiểm

1.2.1. Đái tháo đường thai kỳ

Các chuyên gia đã nghiên cứu và kết luận rằng, mẹ bầu bị béo phì có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ cao gấp 4 lần so với phụ nữ bình thường. Họ thường gặp khó khăn khi lâm bồn nên thường được chỉ định sinh mổ, đồng thời thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao.

1.2.2 Mắc chứng tiền sản giật

Tiền sản giật là một biến chứng thai kỳ rất nghiêm trọng gây ra do huyết áp tăng cao. Theo số liệu của WHO thì tiền sản giật xảy ra ở 2 - 8% mẹ bầu.

Ở mẹ bầu bị béo phì, thể tích máu tăng, tăng insulin máu từ đó gây tăng tái hấp thu natri ở thận, hoạt hóa hệ thần kinh giao cảm, tăng nhạy cảm của huyết áp với sự thay đổi natri của cơ thể, và chính mô mỡ tiết ra các hormone của hệ RAA. Tất cả những nguyên nhân trên gây huyết áp tăng cao, khiến cho mẹ bầu bị béo phì có nguy cơ mắc tiền sản giật cao hơn phụ nữ bình thường.

1.2.3. Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn

Bệnh nhân béo phì thường gặp triệu chứng ngưng thở khi ngủ. Đặc biệt khi mang thai, ngoài sự tồn tại của những chất béo, mô mỡ dư thừa ở cơ thể mẹ, còn có sự xuất hiện bé yêu cùng với nhau thai, nước ối và các chất khác trong bụng mẹ càng làm tình trạng này trở nên tệ hơn.

1.2.4. Khả năng phải sinh mổ cao

Phụ nữ béo phì thường không đủ sức để rặn đẻ thông thường. Hơn nữa, các chất béo dư thừa đọng lại trong ống sinh sản cũng có thể là khiến bé yêu gặp khó khăn khi ra ngoài. Do vậy, đối với những phụ nữ béo phì, thường được chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho bé yêu.

1.2.5. Dị tật bẩm sinh

Người mẹ béo khiến các em bé sinh ra dễ bị dị tật bẩm sinh hơn so với những phụ nữ bình thường. Theo thống kê, ở mẹ bầu béo phì, nguy cơ trẻ sơ sinh bị tràn dịch não cao hơn 60%, khiếm khuyết tim cao hơn 30% và dị tật ở môi cũng cao hơn 20%.

1.2.6. Các dấu hiệu thai nghén trở nên trầm trọng hơn

Cùng với áp lực trọng lượng khi xuất hiện bé yêu và những chất liên quan, kết hợp với sự tồn tại sẵn có của những mô mỡ, chất béo dư thừa khiến cơ thể người mẹ chịu nhiều áp lực hơn. Cũng vì thế mà các dấu hiệu thai nghén: đau lưng, xiết hông/áp lực khung chậu; đau nhức mỏi quanh người, ợ nóng,....xảy ra thường xuyên hơn.

1.3. Phân bố cân nặng phù hợp khi mang thai

Trọng lượng mà bạn tăng trong thời kỳ mang thai được phân bố như sau:

  • Trọng lượng của bé khoảng: 3,3 - 3,5kg;
  • Nhau thai: 0,7 - 1kg;
  • Nước tiểu: 1 - 1,2kg;
  • Tử cung: 1 - 1,2kg;
  • Ngực: 1 - 2kg;
  • Chất lỏng: 1 - 2kg;
  • Máu: 2kg;
  • Chất béo và chất dinh dưỡng khác: 2 - 3kg.

Do vậy, các mẹ cần tăng từ 11 - 16kg từ khi mang thai tới khi sinh bé.

Căn cứ theo tình trạng của mẹ bầu, các chuyên gia đã chỉ ra số cân nên tăng như sau:

Giảm Cân Khi Mang Thai An Toàn Cho Mẹ Bầu Và Em Bé

Các mẹ nên theo dõi tình hình cân nặng của mình để duy trì phân bố cân nặng hợp lý, đảm bảo sức khỏe cho 2 mẹ con.

2. Giảm Cân Khi Mang Thai Có An Toàn Không?

Như phân tích ở trên, với mẹ bầu bị béo phì gây nên nhiều biến chứng thai sản nguy hiểm, do vậy nên giảm cân kể cả khi mẹ đang mang thai nếu việc thừa cân đó ảnh hưởng không tốt. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng cách, giảm cân khi mang thai quá nhanh cũng gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Do vậy, để giảm cân khi mang thai an toàn, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến và tuân theo chỉ dặn của bác sĩ, đồng thời, thực hiện những biện pháp đảm bảo an toàn cho cả 2 mẹ con.

3. Giảm Cân Khi Mang Thai Ảnh Hưởng Như Thế Nào Đến Em Bé

Giảm cân khi mang thai đúng cách đem lại hiệu quả tích cực, không những mẹ tránh được những biến chứng về thai sản, mà còn khiến con có được sức khỏe, phát triển bình thường. Tuy nhiên, sẽ là vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến em bé nếu mẹ giảm cân khi mang thai không đúng cách. Một số ảnh hưởng không tốt nếu mẹ bị giảm cân quá nhanh.

  • Bé sinh ra bị nhẹ cân
  • Khả năng sảy thai cao, đặc biệt là trong ba tháng đầu không đủ dinh dưỡng đảm bảo cơ thể khỏe mạnh ở mẹ và sự phát triển ở thai nhi.
  • Nước ối ít hơn do dinh dưỡng thấp
  • Khả năng nhận thức của bé kém
  • Thai nhi có kích thước nhỏ.

4. Nên Giảm Cân Khi Mang Thai Trong Giai Đoạn Nào?

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ cần tăng cân nhẹ để đảm bảo cân nặng tiêu chuẩn. Tuy nhiên, một số mẹ bầu không những không tăng mà còn bị giảm cân khi mang thai 3 tháng đầu. Nguyên nhân chủ yếu do tình trạng ốm nghén, khó chịu, buồn nôn, ...thậm chí là chán ăn dẫn đến việc không bù đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và con. Đặc biệt, giai đoạn này là giai đoạn vô cùng nhạy cảm, do đó dù có trong trường hợp thừa cân, béo phì thì mẹ bầu cũng không nên thực hiện các biện pháp giảm cân khi mang thai 3 tháng đầu tiên này.

Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai, cơ thể mẹ đã dần quen với sự xuất hiện của con yêu, dần ổn định hơn và không còn quá nhạy cảm như giai đoạn đầu. Do vậy, nếu mẹ đang dư mỡ, thừa cân có chỉ định nên giảm, thì giảm cân khi mang thai 3 tháng giữa là giai đoạn phù hợp nhất để các mẹ bắt đầu. Tuy nhiên, dù đây là giai đoạn thích hợp nhất, nhưng các mẹ cũng cần lưu ý thực hiện những cách giảm cân khi mang thai cho an toàn để tránh những ảnh hưởng không tốt. Đặc biệt, với những mẹ có ý định uống thuốc giảm cân khi mang thai, cần có sự tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo việc đó không ảnh hưởng gì tới sức khỏe mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba, là giai đoạn nước rút cho sự phát triển của thai nhi trước khi chào đời. Do vậy một số mẹ bầu tập trung bổ sung nhiều dinh dưỡng hơn trong giai đoạn này với suy nghĩ “ăn nhiều thì vào con nhiều”. Đó không hẳn là một quan niệm đúng. Giai đoạn này, tiêu chuẩn mỗi tuần mẹ tăng 0,5kg là hợp lý. Với các mẹ tăng trên 1kg/tuần thì nên điều chỉnh lại chế độ hoặc thực hiện các cách giảm cân khoa học. Việc giảm cân khi mang thai 3 tháng cuối vừa tốt cho quá trình sinh nở sắp tới, cũng như hạn chế tình trạng dư mỡ, thừa cân của mẹ sau sinh.

5. Những Lưu Ý Để Giảm Cân Khi Mang Thai Được An Toàn

5.1. Xác định mức cân nặng phù hợp

Mẹ bầu cần kiểm tra cân nặng và các chỉ số sức khỏe của mình để xác định mức cân nặng phù hợp cần đạt. Lưu ý, nên sử dụng cùng một cái cân, cân cùng một thời điểm trong ngày để đảm bảo hạn chế tối đa sự sai lệch khi xác định mức cân nặng phù hợp.

5.2. Tính toán lượng calo cần hấp thụ

Khi xác định được mức cân nặng phù hợp cần đạt được, mẹ bầu tính toán ra lượng thức ăn cần nạp vào mỗi ngày. Thông thường, phụ nữ mang thai nên nạp vào ít nhất từ 1.700 calo - 2.000 calo/ngày.

5.3. Uống nhiều nước

Nước luôn là thứ cần thiết cho cơ thể con người, đặc biệt đối với mẹ bầu. Hơn nữa, với mẹ bầu thừa cân/béo phì, khi uống nhiều nước cũng làm mẹ bầu có cảm giác no và hạn chế thèm ăn vặt. Các chuyên gia khuyên rằng, mỗi mẹ bầu nên nạp vào cơ thể 2 lít nước mỗi ngày.

5.4. Ăn vặt lành mạnh

Các mẹ hãy lựa chọn những thức ăn vặt lành mạnh, vừa giải quyết cảm giác thèm ăn, vừa mang lại lợi ích cho sức khỏe cả mẹ và bé: ngũ cốc nguyên hạt, sữa ít béo, các loại thực phẩm chứa nhiều folate: dâu tây, cam, bông cải xanh, các loại đậu,....

5.5. Chia ra thành nhiều bữa nhỏ

Thay vì 3 bữa/ngày, mẹ bầu có thể chia ra thành nhiều bữa nhỏ 5-6 bữa/ngày. Việc này giúp kiểm soát được lượng calo tiêu thụ trong ngày, hơn nữa hạn chế những tác động từ sự phát triển của bào thai trong quá trình tiêu hóa của mẹ. Giảm bớt những triệu chứng thai nghén: ợ nóng, khó tiêu,...

5.6. Vận động hàng ngày

Vận động luôn là cách giúp tiêu hao lượng mỡ dư thừa an toàn nhất. Việc đó đúng không chỉ với người bình thường mà cả với mẹ bầu. Vận động 30 phút mỗi ngày, không chỉ giúp mẹ bầu giảm được lượng cân dư thừa cần thiết, mà còn giúp giảm bớt những cơn đau xảy ra khi mẹ bầu mang thai. Nên lựa chọn những hình thức vận động nhẹ nhàng: đi bộ, tập yoga,...hạn chế những vận động quá mạnh: nâng tạ, chạy bộ,...có thể mang lại những tác dụng ngược cho các mẹ đó nhé.

5.7. Bổ sung vitamin cần thiết

Bổ sung vitamin cần thiết giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và sự phát triển của con yêu. Hơn thế nữa, bổ sung những vitamin có lợi, cũng sẽ giúp mẹ góp phần hạn chế nạp vào những thứ không có lợi, giúp mẹ kiểm soát được cân nặng của chính mình.

Trong trường hợp mẹ muốn bổ sung vitamin bằng các uống thuốc vitamin dạng viên nén hay thực phẩm bổ sung, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh dư thừa hoặc có những tác động không tốt.

Sự phát triển toàn và dinh dưỡng đầy đủ cho con yêu luôn là điều mà các mẹ hướng tới. Hy vọng bài viết có thể giúp các mẹ có thêm nhiều kiến thức để giảm cân khi mang thai một cách khoa học và an toàn

ĐÁNH GIÁ
5 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
An toàn cho bà bầu
BÀI MỚI ĐĂNG