Hướng dẫn Thai giáo 3 tháng giữa cho mẹ bầu với rất nhiều hoạt động dễ làm giúp bé thông minh hơn.
Khác với 3 tháng đầu của thai kỳ tập trung nhiều vào việc thực hành thai giáo nhằm duy trì tâm trạng ổn định và cảm xúc tích cực cho mẹ bầu. Trong 3 tháng giữa của thai kỳ (kéo dài từ tuần thứ 14 đến 27 của thai kỳ), bụng của mẹ đã lớn tuy vậy sẽ không cản trở quá nhiều đến sinh hoạt hàng ngày như 3 tháng cuối thai kỳ. Có thể nói rằng trong 3 tháng giữa của thai kỳ là thời điểm mẹ có nhiều năng lượng nhất, có thể thực hiện nhiều các hoạt động thai giáo nhất nhất. Do vậy, mẹ có thể tận dụng khoảng thời gian này để áp dụng những hình thức thai giáo không chỉ có lợi cho mẹ bầu mà còn tác động trực tiếp lên con yêu.
Trong 3 tháng giữa của thai kỳ, thai nhi tiếp tục phát triển dựa trên nền tảng 3 tháng đầu của thai kỳ. Lúc này kích cỡ của bé không còn là quả mận nữa mà đã bằng một trái súp lơ, bé đã phát triển rõ rệt, mẹ có thể nhìn rõ bụng bầu của mình rồi đó. Ở giai đoạn này, thai nhi đã phát triển mạnh mẽ cả về hình thể và não bộ, Mẹ đã bắt đầu cảm nhận được những cử động của con đó mẹ. Mỗi tuần trôi qua, thai nhi sẽ mang đến cho mẹ những điều mới mẻ, ngạc nhiên đó.
Ở giai đoạn này, bé bắt đầu có những chuyển động như bé bắt đầu động tác mút và nuốt, thông thường bé sẽ mút ngón tay cái.
Lúc này mẹ có thể cảm nhận được những cái “vỗ nhẹ” từ thai nhi do bé thường lăn quanh hoặc “búng” mình trong túi nước ối. Nếu là lần đầu tiên mang thai, mẹ sẽ cảm thấy hơi khó chịu một chịu về sự chuyển động của bé trong bụng. Tuy nhiên, vào khoảng tuần thứ 19 của thai kỳ, mẹ sẽ cảm nhận được những sự chuyển động “mạnh mẽ” hơn của thai nhi. Thai nhi đã lớn lên theo từng ngày những vẫn còn nhiều khoảng trống trong bụng mẹ để bé có thể thoả thích “tung hoành”. Mẹ sẽ cảm nhận được rõ ràng từng cử động của thai nhi vì bé thường xuyên co hay duỗi tay chân, di chuyển qua lại trong bọc ối
Không chỉ vậy, ở tuần thứ 17 của thai kỳ, lúc này cơ thể của bé đã được phủ một lớp sáp. Lớp này được tạo lên nhờ da bé sản sinh ra một lớp nhờn trên bề mặt, lớp này còn được gọi là chất gây (vernix). Chất này bao phủ cơ thể bé và hoạt động như một “hàng rào” chống thấm nước, giúp bảo vệ làn da bé đó mẹ.
Ở tuần thứ 22 của thai kỳ, lông mày của bé đã xuất hiện. Ban đầu, đó chỉ là những búi nhỏ gồm nhiều sợi mảnh, không màu. Mí mắt của bé vẫn trong trạng thái “đóng”, nhưng mắt của bé đã bắt đầu di chuyển phía mắt rồi đó ạ. Mỗi ngày bé sẽ hoạt động liên tục và mẹ sẽ cảm thấy hơi khó chịu, nhưng hãy cứ nghĩ nó như là một trải nghiệm tuyệt vời trong suốt thời gian mang thai mẹ nhé!
Ở tuần thứ 23 của thai kỳ, bé đã bắt đầu có những phản ứng đầu tiên khi nghe âm thanh. Lúc này, tai bé đã phát triển hoàn chỉnh, bé có thể cảm nhận và nghe được rõ giọng của mẹ hoặc những âm thanh lớn hơn, bé cũng có thể phản ứng lại những âm thanh đó bằng cách chuyển động đó mẹ. Bởi vậy, giai đoạn này là thời điểm tuyệt vời để mẹ hát cho bé nghe và chơi nhạc, trò chuyện với bé và nói cho mẹ biết bé đang làm gì.
Ở tuần thứ 27 của thai kỳ, bé đã có thể cười rồi đó mẹ. Thật kỳ diệu phải không nào? Nụ cười đầu tiên của bé có thể diễn ra vào bất cứ ngày nào trong thời gian này vì bé đã bắt đầu chăm chỉ tập cười hơn rồi đó mẹ. Bé hay mỉm cười nhất khi ngủ, nhất là trong giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (còn gọi là REM) đó mẹ.
Tham khảo thêm: Cân Nặng Và Chiều Dài Thai Nhi Theo Chuẩn WHO 2020
Sau 3 tháng đầu tiên của thai kỳ đầy mệt mỏi với ốm nghén và chưa có sự thay đổi quá nhiều về mặt cơ thể. Trong 3 tháng giữa của thai kỳ, mẹ bầu sẽ trải qua những giai đoạn khó khăn hơn nhờ những sự thay đổi lớn và bất ngờ. Tuy nhiên, giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ được coi là giai đoạn khá “dễ thở”. Đây là giai đoạn mẹ bầu sẽ cảm nhận được sự lớn lên và thay đổi từng ngày của thai nhi đó mẹ. Tuy nhiên, trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ cũng sẽ gặp phải những triệu chứng khó nhằn khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi như một số triệu chứng thường gặp dưới đây:
Hiện tượng hoa mắt, chóng mặt là triệu chứng mà nhiều mẹ bầu gặp phải trong giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ. Chóng mặt là do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nguyên nhân chính là do việc lưu thông máu trong cơ thể thay đổi, lượng máu thay đổi đột ngột, lượng máu đến đầu và phần trên cơ thể ít hơn khiến mẹ cảm thấy hoa mắt, chóng mắt.
Khi gặp hiện tượng này, mẹ nên ngồi hoặc nằm xuống nghỉ một chút. Ngoài ra, mẹ cũng đừng quên uống đầy đủ nước và tránh đứng lên đột ngột, mà hãy chậm rãi mẹ nhé!
Đau dây chằng tròn là hiện tượng mẹ cảm thấy bị đau hoặc chuột rút ở háng. Khi tử cung bắt đầu phát triển, các dây chằng sẽ giãn ra và gây đau. Tuy nhiên, mẹ cũng không cần quá lo lắng về vấn đề này bởi đây chỉ là vấn đề hoàn toàn tự nhiên thôi mẹ. Nếu mẹ cảm thấy khó chịu quá hoặc các triệu chứng đau không có dấu hiệu thuyên giảm, mẹ hãy gặp bác sĩ để nói về vấn để của mình để được tư vấn cụ thể hơn mẹ nhé.
Da sẽ có những sự thay đổi rõ rệt trong giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ. Bởi khi mang thai, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều melanin và khiến núm vú sẽ sẫm màu hơn, da cũng sẽ bắt đầu xuất hiện những đốm nâu, 1 đường sọc nâu hay còn gọi là linea nigra chạy dọc bụng. Tuy nhiên, mẹ cũng đừng quá lo lắng bởi các vấn đề này sẽ hết sau khi bé chào đời mẹ nhé.
Rạn da cũng là vấn đề mà nhiều mẹ bầu cảm thấy lo lắng, đây là vấn đề rất khó có thể “xoá” được sau khi sinh. Tuỳ theo từng cơ địa của mẹ bầu mà mẹ có thể thấy căng da ở vùng bụng, ngực, mông, đùi,... Nguyên nhân dẫn đến tình trạng rạn da có thể kể đến là mẹ bầu tăng cân khi mang thai, đặc biệt là ở vùng bụng, túi dạ con và do thai nhi lớn quá nhanh. Do đó, mẹ bầu sẽ chỉ có thể hạn chế rạn da chứ không khống chế được hoàn toàn tình trạng này.
Trong 3 tháng giữa của thai kỳ, mẹ nên chú ý uống đủ nước, giữ ẩm cho làn da của mình và đừng quên điều chỉnh một chế độ ăn uống phù hợp đễ duy trì cân nặng ở mức ổn định mẹ nhé. Mẹ cũng có thể tìm hiểu thêm một số loại thuốc bôi chống rạn da để khắc phục được tình trạng rạn da mẹ nhé!
Trong 3 tháng giữa của thai kỳ, bụng của mẹ đã bắt đầu lớn lên. Lúc này trọng tâm của cơ thể sẽ dồn về phía trước, mẹ thường có xu hướng ngã người về phía sau để giữ thăng bằng. Điều này vô hình làm căng các cơ và dây chằng thắt lưng, tạo ra áp lực làm cong khớp khiến lưng mẹ bị đau. Bởi vậy mẹ bầu cần điều chỉnh tư thế ngồi của mình như sau:
Khi bụng to hơn, mẹ sẽ cảm thấy trằn trọc và khó ngủ hơn. Lúc này, mẹ nên nằm ngửa để dồn trọng lượng em bé lên cơ thể và cột sống của mẹ. Tốt nhất mẹ nên ngằm nghiêng và đầu gối hơi co lên mẹ nhé!
Cũng có nhiều nghiên cứu cho rằng tư thế nằm ngủ tốt nhất cho mẹ bầu đó là tư thế nằm nghiêng về 1 bên. Việc nằm nghiêng sẽ giúp mẹ thở tốt hơn và giảm được áp lực đáng kể lên tử cung đó mẹ.
Tư thế tốt nhất cho mẹ bầu trong 3 tháng giữa của thai kỳ đó là nghiêng mình qua bên trái khi ngủ bởi một số lý do sau:
Trong giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ, lúc này mẹ bầu thường cảm thấy khoẻ nhất và có nhiều năng lượng nhất, rất thích hợp để mẹ có những chuyến đi du lịch cùng gia đình. Thực tế, việc tranh thủ đi du lịch lúc này là cơ hội không thể tuyệt vời hơn để cả bố và mẹ đều có không gian riêng tư bên nhau.
Trước khi đi du lịch, mẹ cần kiểm tra sức khoẻ kỹ càng và làm theo sự chỉ dẫn của bác sỹ mẹ nhé. Mẹ cũng nên lưu ý rằng, khi đi du lịch mẹ cần chắc chắn rằng nơi mẹ đến có trung tâm và điều kiện y tế tốt mẹ nhé.
Khi đi du lịch, mẹ nên ưu tiên ở khu trung tâm, những nơi tiện nghi, gần bệnh viện, hiệu thuốc để được hỗ trợ đầy đủ về mặt Y tế. Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý tránh đi đến những nơi có địa hình hiểm trở, phải leo trèo, gây nguy hiểm cho bé.
Tìm hiểu thêm: Kinh Nghiệm Đi Du Lịch Cho Mẹ Bầu
Trong 3 tháng giữa của thai kỳ, mẹ nên thay đổi trang phục và chọn lựa những bộ quần áo sao cho thoải mái nhất mẹ nhé. Mẹ hãy đảm bảo rằng áo lót ngực luôn rộng rãi để mẹ có thể cảm thấy thoải mái nhất và không đau.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể tìm hiểu và tham gia một số lớp học về dinh dưỡng khi mang thai, cách rặn đẻ, chăm sóc em bé,... để trang bị cho mình một lượng kiến thức nhất định để quá trình chào đời của bé được thuận tiện nhất mẹ nha!
Bên cạnh đó, về mặt công việc mẹ cũng nên chủ động giải quyết việc cơ quan trong vòng 3 tháng giữa của thai kỳ bởi lúc này mẹ cảm thấy khoẻ khoắn nhất về mặt thể trạng. Hơn nữa, trong 3 tháng cuối, mẹ có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi và năng suất công việc cũng sẽ giảm sút.
Trong 3 tháng giữa của thai kỳ, đây là thời thai nhi bắt đầu tập trung phát triển và hoàn thiện các giác quan. Lúc này, việc áp dụng các hình thức thai giáo như trò chuyện, mỹ thuật, du lịch, khoa học,... là cách thai giáo hoàn hảo nhất, nhằm giúp kích thích và tạo điều kiện tối đa cho trẻ phát triển toàn diện về mặt thể chất và trí tuệ trong tương lai mẹ nhé.
Như đã nói ở trên, việc thai giáo trong 3 tháng giữa thai kỳ là giai đoạn cực kỳ quan trọng đánh dấu sự phát triển vượt bậc của não bộ thai nhi cũng như là sự phát triển của các giác quan. Việc áp dụng hình thức thai giáo lúc này không chỉ giúp mẹ có những trải nghiệm thai giáo tuyệt vời mà còn giúp thai nhi phát triển nhanh chóng, toàn diện đó mẹ.
3 tháng giữa của thai kỳ là giai đoạn mẹ cảm thấy ổn định nhất cả về mặt thể chất lẫn tinh thần khi mà cơn ốm nghén phần nào đã thuyên giảm. Mẹ cũng có thể thoải mái ăn những gì mà mình thích mà không còn phải lo lắng quá nhiều về cảm giác buồn nôn.
Cũng giống như việc thai giáo ở 3 tháng đầu của thai kỳ, thai giáo trong 3 tháng giữa của thai kỳ cũng sẽ tiếp tục giúp mẹ bầu duy trì cảm giác tích cực, ổn định, vui vẻ và thư giãn nhất trong thời gian mang thai. Đối với thai nhi, việc áp dụng các hình thức thai giáo trong 3 tháng giữa của thai kỳ giúp não bộ và các cơ quan giác quan của thai nhi phát triển nhanh chóng, kích thích giác quan thị giác và khả năng ghi nhớ của thai nhi đó mẹ.
Để quá trình thai giáo được hoàn diễn ra tốt đẹp nhất, mẹ nên cùng rủ bố tham gia vào quá trình thai giáo cho bé mẹ nhé. Điều này không những giúp giúp tình cảm của bố mẹ thêm khăng khít mà còn giúp bố gắn bó, gần gũi hơn với con đó.
Trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, thính giác của thai nhi gần như đã phát triển hoàn toàn. Do đó, việc áp dụng phương thức thai giáo bằng cách trò chuyện là việc mà mẹ bầu nên làm cho con để rèn luyện khả năng nghe, kích thích sự phát triển thính giác và trí tuệ cho thai nhi mẹ nhé!
Bố và mẹ nên thường xuyên trò chuyện với thai nhi, nói với bé theo hình thức đối thoại, thai nhi có thể hiểu được hết đó ba mẹ. Cả bố mẹ hãy cùng tham gia vào quá trình thai giáo với bé, đôi khi mẩu đối thoại chỉ là những chủ đề gần gũi như thời tiết, công việc, món ăn,... Từ đó để bé cảm thấy quen với giọng của mẹ hơn và tăng khả năng phát triển ngôn ngữ của bé.
Trong khi trò chuyện với bé, ba mẹ có thể miêu tả và thuật lại những chi tiết mẩu chuyện trong cuộc sống gia đình như hôm nay bố mẹ đã làm gì, gặp ai, đọc cuốn sách gì… Ba mẹ nên lưu ý kể cho con nghe những câu chuyện đơn giản và tốt nhất là lên lặp lại câu chuyện nhiều lần trong một thời gian đủ dài để rèn luyện cho con khả năng ghi nhớ.
Tìm hiểu thêm: Thai Giáo Bằng Lời Nói: 7 Điều Ba Mẹ Nên Làm Ngay
Trong 3 tháng giữa của thai kỳ, bé đã cảm nhận tốt ánh sáng mặc dù hai mắt vẫn nhắm tịt. Thời điểm này, mẹ bầu nên áp dụng một số hình thức thai giáo cho bé như tắm nắng cho bụng bầu, ngắm cảnh đẹp, cây xanh, vẽ tranh, tô màu,... Khi mẹ cảm nhận được cái đẹp, bé cũng sẽ vậy đó mẹ. Việc thai giáo bằng mỹ thuật trong 3 tháng giữa thai kỳ giúp mẹ thư giãn, bé có khả năng yêu hội hoạ hơn sau khi chào đời.
Tìm hiểu thêm: Thai giáo mỹ thuật
Với phụ nữ mang bầu, việc đi du lịch ở thời kỳ 3 tháng giữa mang thai là thời điểm đi du lịch lý tưởng. Lúc này, mẹ bầu ở trong trạng thái ổn định nhất về mặt thể chất lẫn tinh thần, những cơn ốm nghén bắt đầu thuyên giảm mẹ luôn cảm thấy thoải mái. Theo khuyến cáo của Đại học Sản Phụ Hoa Kỳ, thời điểm lý tưởng để mẹ đi du lịch đó là ở tuần thứ 18-24 của thai kỳ đó mẹ.
Mẹ có thể lựa chọn một số địa điểm “Babymoon” phù hợp với khả năng tài chính của mình. Tuy nhiên mẹ cũng không nên đi đến một địa điểm quá xa mà chỉ nên tìm những địa điểm có thời gian đi máy bay tối đa 2-3 tiếng.
Mục đích đi du lịch khi sinh con chính là để mẹ bầu hưởng thụ tối đa khoảng thời gian thoải mái trong lúc mang bầu. Do đó, đối với những địa điểm di chuyển quá xa từ 5-6 tiếng ngồi máy bay trở nên, mẹ nên loại bỏ ra khỏi danh sách đi Babymoon.
Khi chuẩn bị đi Babymoon mẹ nên chú ý một số điều như sau:
Nhiều phụ nữ mang bầu thường cảm thấy mệt mỏi, stress và cảm thấy một ngày trôi qua rất dài. Đó là vì mẹ bầu luôn “nhốt” mình trong nhà và không giao tiếp với ai hay chỉ ngồi nhà và chăm chăm xem chương trình giải trí chờ cho “qua ngày”. Như vậy càng khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi mà thôi!
Thay vì chỉ ngồi ở nhà, mẹ hãy rủ bạn bè đi cafe, tâm sự và trò chuyện về ngày dự sinh sắp tới, nuôi dạy con nhỏ ra sao cho phù hợp? Nên đặt tên bé là gì? Nếu không muốn nói quá nhiều về chủ đề mang bầu và sinh con, mẹ có thể chuẩn bị sẵn một số chủ đề về công việc, sở thích,... mẹ quan tâm để nói chuyện với bạn bè và người thân.
Việc được tâm sự, nói chuyện với bạn bè sẽ giúp mẹ cảm thấy tinh thần thoải mái hơn. Mẹ biết không, chị tâm sự với bạn bè, có thể mẹ sẽ học được thêm những cách chăm sóc con nhỏ phù hợp cũng như lắng nghe những người từng trải chia sẻ kinh nghiệm sinh con đó mẹ.
Thai giáo 3 tháng giữa là cách rèn luyện trí tuệ giúp bé phát triển đồng bộ đã được khoa học chứng minh hiệu quả. Tuy nhiên, để quá trình thai giáo 3 tháng giữa thai kỳ mang đến hiệu quả cao nhất, ba mẹ cần chú ý tuỳ thuộc vào thể trạng của từng mẹ bầu mà lựa chọn ra những hình thức thai giáo thích hợp đối với từng giai đoạn phát triển của thai nhi. Trong giai đoạn 3 tháng giữa, ngoài những hình thức thai giáo kể trên, mẹ nên áp dụng thêm một số hình thức thai giáo bằng ánh sáng, ngôn ngữ, vuốt ve,... Đây cũng là hình thức thai giáo để khơi dậy và kích thích tiềm năng trí tuệ của bé đó mẹ. Mamibabi chúc mẹ và bé có những ngày tháng thai giáo thật vui và hiệu quả!
Tìm hiểu thêm: Thai Giáo 3 Tháng Cuối Để Mẹ Tròn Con Vuông