Những điều cần đọc ngay nếu mẹ đang bị khó thở khi mang bầu

4.8/5 (203 đánh giá)

Khó thở khi mang bầu tuy không hiếm gặp nhưng cũng gây không ít lo lắng cho mẹ bầu. Nếu cũng đang lo lắng về tình trạng này, mẹ hãy đọc ngay những chia sẻ bên dưới để có câu trả lời chính xác nhé!

Những điều cần đọc ngay nếu mẹ đang bị khó thở khi mang bầu

Làm mẹ là thiên chức thiêng liêng nhất trong cuộc đời của người phụ nữ. Bên cạnh niềm vui, sự háo hức chào đón em bé chào đời thì mẹ cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề trong quá trình mang thai. Một trong số những chứng bệnh phổ biến thường gặp ở mẹ bầu là tình trạng khó thở. Nguyên nhân nào khiến mẹ bị khó thở khi mang bầu và liệu tình trạng này có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không? Làm thế nào để khắc phục chứng khó thở ở bà bầu? Mamibabi sẽ lần lượt giải đáp tất cả các thắc mắc này, chị em hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân khiến bà bầu bị khó thở

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bị khó thở khi mang thai, nhưng theo các chuyên gia, nguyên nhân chính là do thay đổi nội tiết bên trong cơ thể. Nồng độ hormone progesterone tăng cao gây kích thích trung tâm hô hấp, đồng thời làm gia tăng áp lực vào hoạt động của phổi. Chính vì vậy mà mẹ sẽ cảm thấy khó thở khi mang bầu.

Khó thở ở giai đoạn 3 tháng đầu

Ở giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ sẽ chưa cảm nhận được rõ các cơn khó thở hay bất cứ vấn đề nào về hô hấp. Tuy nhiên ngay từ giai đoạn 3 tháng đầu này, cơ hoành (dải mô ngăn cách tim, phổi với bụng) tăng lên khoảng 4cm. Với mẹ bầu, chuyển động của cơ hoành tăng lên làm thay đổi quá trình hô hấp của mẹ. Một số thai phụ có thể nhận thấy ngay việc thay đổi qua việc mẹ không thể thở sâu như trước đó.

Bên cạnh đó, sự gia tăng hormone progesterone ở bà bầu cũng là chất xúc tác, kích thích hô hấp. Đây cũng là yếu tố khiến bà bầu thở nhiều hơn và nhanh hơn.

Khó thở ở giai đoạn 3 tháng giữa

Giai đoạn 3 tháng giữa, tử cung của mẹ cũng bắt đầu phát triển to dần lên. Cùng với đó, tim của mẹ cũng có những thay đổi trong cách thức hoạt động. Cơ thể mẹ lúc này cần phải đảm bảo lượng máu đủ cho em bé trong bụng, vì thế mà tim phải bơm mạnh hơn để vận chuyển máu. Chính những lý do này khiến mẹ gặp tình trạng khó thở khi mang bầu ở giai đoạn 3 tháng giữa.

Khó thở ở giai đoạn 3 tháng cuối

Mẹ bầu ở giai đoạn 3 tháng cuối dễ gặp tình trạng khó thở hơn ở giai đoạn trước đó. Bởi lúc này thai nhi phát triển ngày càng lớn, khiến áp lực lên cơ thể mẹ càng tăng. Không chỉ tạo áp lực lên hệ xương khớp mà tim của mẹ bầu cũng phải co bóp nhiều hơn, khiến mẹ dễ cảm thấy mệt mỏi.

Ngoài ra, việc hít thở của mẹ còn phụ thuộc vào vị trí nằm của em bé. Hiện tượng khó thở khi mang bầu 3 tháng cuối thường xảy ra khi thai nhi chuẩn bị quay đầu. Em bé khi quay đầu sẽ tiến gần đến xương chậu, đầu của bé có thể chạm vào cơ hoành hoặc xương sườn của mẹ làm mẹ cảm thấy khó thở.

Nguyên nhân bệnh lý

Ngoài nguyên nhân chính là do thay đổi cơ thể khi mang thai, mẹ bị khó thở khi mang bầu còn có thể xuất phát từ những nguyên nhân khác như:

  • Hen suyễn: mẹ bị hen suyễn rất dễ bị khó thở khi mang bầu, các triệu chứng hen suyễn trở nên nặng hơn.
  • Thiếu máu: khi bị thiếu máu, cơ thể của mẹ sẽ sử dụng lượng sắt dự trữ để nuôi cơ thể. Cơ thể của mẹ cũng phải làm việc nhiều hơn để tạo ra oxy, khiến mẹ bầu dễ bị khó thở.
  • Giữ nước: có không ít phụ nữ gặp tình trạng phù nề khi mang thai. Mẹ bị phù nề gây ảnh hưởng lên phổi và xoang mũi, dẫn đến hô hấp kém.
  • Thuyên tắc phổi: tình trạng này gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động của hệ hô hấp, gây ho, khó thở và đau tức ngực.
  • Bệnh cơ tim chu sản: hiểu đơn giản thì bệnh cơ tim chu sản là một dạng của bệnh suy tim, nó có thể xảy ra trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ, thậm chí kéo dài cả sau khi sinh.

Khó thở khi mang bầu có nguy hiểm không?

Theo các bác sỹ, tình trạng khó thở ở mẹ bầu không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Có tới 60-70% mẹ bầu gặp phải tình trạng khó thở và hầu hết đều không gặp vấn đề gì nghiêm trọng.

Tuy nhiên, mẹ cũng không nên chủ quan, nhất là khi tình trạng khó thở khi mang bầu đi cùng với các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, ù tai, sốt, ớn lạnh… Mẹ cần nhanh chóng đến thăm khám tại cơ sở chuyên khoa để được kiểm tra ngay. Bởi rất có thể những dấu hiệu đó của mẹ là cảnh báo cho chứng bệnh tụt huyết áp – căn bệnh khá nguy hiểm với phụ nữ mang thai.

Mẹ bầu có tiền sử bị hen suyễn, cao huyết áp, hen suyễn… càng cần phải chú ý theo dõi. Mẹ nên cẩn trọng với bất cứ dấu hiệu nào và cần đi khám bác sĩ ngay khi xuất hiện những biểu hiện bất thường.

Các cách khắc phục tình trạng khó thở ở bà bầu

Để khắc phục tình trạng khó thở khi mang bầu, mẹ hãy áp dụng những cách sau đây nhé:

  • Trong thời gian mang thai, mẹ nên dành thời gian để nghỉ ngơi, hạn chế đi lại, làm việc nặng. Nhất là khi có cảm giác khó thở, mẹ nên tạm ngừng các hoạt động để nghỉ ngơi, thư giãn trong không gian thoáng đãng, trong lành.
  • Thay đổi tư thế trong sinh hoạt hàng ngày cũng giúp mẹ cải thiện được tình trạng khó thở. Ví dụ như mẹ nên nằm nghiêng sang trái để việc lưu thông máu thuận lợi hơn, tim bớt đi áp lực, từ đó mẹ sẽ dễ thở hơn. Khi ngủ, mẹ cũng có thể chèn thêm 1 chiếc gối vào lưng và phần thân trên, điều này tránh để thai nhi tạo áp lực lên phổi. Mẹ cũng có được giấc ngủ ngon trọn vẹn. Những lúc ngồi hay đứn, mẹ nên giữ thẳng lưng để tạo thêm khoảng không cho buồng phổi, mẹ tiếp nhận oxy cũng dễ dàng hơn.
  • Vận động nhẹ nhàng rất tốt để cải thiện tình trạng khó thở khi mang bầu. Những bài tập nhẹ nhàng như thiền, yoga của Mamibabi có tác dụng điều hòa nhịp tim, hỗ trợ hoạt động của hệ hô hấp, cải thiện nhịp thở. Thực hiện đều đặn hàng ngày không những giúp mẹ giữ được sức khỏe mà còn rất tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Khó thở khi mang bầu là tình trạng không hiếm gặp nhưng cũng mang lại không ít lo lắng cho mẹ mang thai. Mong rằng với những chia sẻ ở trên, chị em đã có thêm kiến thức cũng như kinh nghiệm khắc phục khi gặp tình trạng này. Ngay khi gặp phải những dấu hiệu bất thường, mẹ nên đi khám bác sỹ ngay nhé. Chúc mẹ luôn mạnh khỏe để sẵn sàng chào đón thiên thần của mình!

ĐÁNH GIÁ
4.8 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sức khỏe
BÀI MỚI ĐĂNG