Thai giáo tháng thứ 2 như thế nào? Cách thai giáo tháng thứ 2 có gì cần lưu ý? Một số mẹ bầu đến đầu tháng thứ 2 mới biết mình có thai. Đây cũng là lúc bác sĩ có thể giúp mẹ tính ngày dự sinh. Trong bài viết này, Mamibabi sẽ chia sẻ những thay đổi của mẹ và sự phát triển của bé trong tháng thứ 2 của thai kỳ. Bên cạnh đó là các phương pháp thai giáo tháng thứ 2 hiệu quả nhất cho mẹ và bé.
Ốm nghén: Sau tháng thứ 1, hiện tượng “nghén” sẽ tiếp tục xảy ra với một số mẹ bầu. Buồn nôn, nôn, hay nôn khan vẫn tiếp diễn trong khoảng tuần 4 – 9. Với một số mẹ, triệu chứng nghén thường xảy đến vào buổi sáng. Nhưng với nhiều mẹ, điều này có thể diễn ra bất cứ lúc nào trong ngày. Mẹ đừng quá lo lắng nhé, đa số mẹ bầu sẽ bớt ốm nghén ở tam cá nguyệt thứ 2
Ợ nóng và khó tiêu: Hóoc-môn thai kỳ có thể ảnh hưởng tới "van kết nối" giữa dạ dày và thực quản. Axit dạ dày của mẹ sẽ "rò rỉ" vào thực quản, gây ra ợ nóng và khó tiêu. Tốt nhất, mẹ nên hạn chế các món ăn cay và chiên rán
Táo bón: Táo bón nhẹ là một trong những triệu chứng bình thường ở tháng thứ 2 của thai kỳ. Điều này có thể do hóoc-môn progesterone làm chậm quá trình tiêu hóa. Hoặc cũng có thể do các loại vitamin bầu mẹ uống gây ra bởi chúng chứa nhiều sắt. Mẹ hãy uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh và vận động nhẹ nhàng để tình trạng táo bón giảm đi nhé!
Chướng bụng: Tháng thứ 2 là thời điểm mẹ chưa thấy “bụng nổi” do bé yêu vẫn còn nhỏ xíu. Nếu thấy bụng mình to lên, đó thường là biểu hiện của chướng bụng. Nhiều mẹ thường gặp điều này vào chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Nhưng đó cũng là triệu chứng của việc mang thai tháng. Mẹ nên mặc các trang phục thoải mái, tránh quần bó sát hay chật bụng.
Mệt mỏi và buồn ngủ: Mang thai cần nhiều năng lượng hơn bình thường. Vì vậy, hiện tượng mệt mỏi và buồn ngủ (kể cả giữa ban ngày) là điều dễ hiểu ở mẹ bầu tháng thứ 2. Mẹ hãy dành nhiều thời gian nghỉ ngơi. Nếu quá buồn ngủ và điều kiện cho phép, mẹ đừng ngại tăng thêm thời gian ngủ mỗi ngày. Với đa số mẹ bầu, năng lượng sẽ trở lại và mẹ sẽ thấy khỏe hơn ở tam cá nguyệt thứ 2.
Ngoài ra, trong tháng thứ 2 của thai kỳ, mẹ bầu có thể tiếp tục gặp các triệu chứng như sợ đồ ăn, ngực đau, nhạy cảm, thay đổi tâm trạng… Trên đây là những triệu chứng thường gặp đối với mẹ bầu tháng thứ 2. Hiểu được những điều này, mẹ hãy lựa chọn các hình thức thai giáo tháng thứ 2 phù hợp nhất với mình và bé yêu nhé!
Trong tháng thứ 2 này, các cơ quan quan trọng và các chi của bé yêu bắt đầu hình thành và phát triển rõ rệt:
- Chiếc mũi nhỏ xinh, miệng và tai của bé bắt đầu phát triển
- Mí mắt đã hình thành nhưng chưa rõ rệt mà vẫn trong trạng thái “hợp nhất” cho đến tam cá nguyệt thứ 2
- Lá phổi nhỏ sẽ kết nối với họng bằng "ống thở"
- Giống như phổi, trái tim của bé bắt đầu có nhiều việc để làm, mỗi phút có thể đập 105 nhịp
- Túi ối phát triển và chứa đầy nước ối, làm nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ bé yêu tới khi ra đời
- Kích thước từ đỉnh đầu tới mông của bé chỉ khoảng 1,3cm; ngang với một quả mâm xôi
Cuối tháng thứ 2 của thai kỳ, bé yêu sẽ trải qua một cột mốc rất thú vị: Bé chính thức “tốt nghiệp lớp phôi thai” để trở thành một thai nhi thực thụ, theo cách gọi của y học. Từ nay, bé yêu của mẹ đã lớn hơn rồi. Chúng ta sẽ không gọi bé là phôi thai hay mầm thai nữa, mà sẽ gọi bé là “thai nhi” trong các tuần tiếp theo.
1. Hỏi: Ở tháng thứ 2 này tôi đã có thể cảm nhận được em bé di chuyển chưa?
Trả lời: Bạn chưa thể cảm nhận được bé di chuyển ở tháng này. Đa số mẹ bầu cảm nhận được những chuyển động nhỏ đầu tiên của bé ở tuần thứ 18. Nhưng cũng có mẹ cảm nhận muộn hơn. Bạn hãy kiên nhẫn chờ đợi nhé. Bạn sẽ cảm thấy những cú đạp nhỏ, còn gọi là “thai máy” ở những lần đầu tiên.
2. Hỏi: Nếu mang thai đôi, làm thế nào tôi biết được điều này?
Nếu bạn mang thai đôi hoặc 3, bác sĩ sẽ phát hiện nhiều hơn 1 nhịp tim khi siêu âm cho bạn ở tháng thứ 2 này. Trong một số trường hợp, việc mang thai đôi hoặc 3 chỉ phát hiện được khi thai được 12 tuần tuổi hoặc thậm chí muộn hơn.
3. Tôi có thể tiếp tục dùng thuốc theo đơn khi mang thai 2 tháng không?
Tốt nhất, bạn hãy gặp bác sĩ sản khoa, nói về các loại thuốc bạn đã và đang dùng để được tư vấn cụ thể.
4. Tôi muốn đi du lịch trong tháng này, liệu có an toàn không?
Trước khi có ý định đi du lịch, bạn hãy khám thai và hỏi ý kiến bác sỹ. Với đa số mẹ bầu, tam cá nguyệt thứ 2 là thời điểm lý tưởng nhất để đi du lịch cùng thai nhi trong bụng. Nhưng nếu sức khỏe bạn và bé đều tốt, bác sĩ vẫn sẽ đồng ý cho bạn đi du lịch ở tháng thứ 2 này. Bạn chỉ cần đi lại nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh và đảm bảo dinh dưỡng mỗi ngày.
Hiểu về cách thai giáo 3 tháng đầu sẽ giúp mẹ thai giáo tháng thứ 2 tốt hơn. Trong 3 tháng đầu, thai nhi mới được hình thành trong bụng mẹ và trở thành một phần của cơ thể mẹ. Bé sẽ trực tiếp đón nhận những ảnh hưởng từ mẹ, dù đó là tốt hay xấu. Vì vậy, thai giáo 3 tháng đầu cần chú trọng:
Giống như thai giáo tháng thứ 1, thai giáo tháng thứ 2 không chỉ giúp mẹ và bé khỏe mạnh, hạnh phúc; mà còn cần đảm bảo sự an toàn của cả mẹ và bé bởi đây là giai đoạn nhạy cảm, nguy cơ sảy thai cao trong thai kỳ.
Để thai nhi phát triển tốt nhất, ba mẹ nên áp dụng các hình thức thai giáo tháng thứ 2 sau đây
Trong tháng thứ 2 của thai kỳ, thính giác của thai nhi bắt đầu được hình thành. Ba mẹ hãy trò chuyện với bé hàng ngày nhé. Trước tiên, hãy đặt cho bé một cái tên dễ thương. Ví dụ: “Ba mẹ đều thích ăn dứa, nên sẽ đặt tên cho con ở nhà là Dứa nhé. Con có thích cái tên này không?”.
Thai giáo tháng thứ 2 bằng cách trò chuyện mỗi ngày sẽ đem lại nhiều lợi ích như: Môi trường nước ối trong bụng mẹ được cải thiện, bé yêu được tiếp xúc sớm với giọng nói gần gũi của ba mẹ, tạo sự gắn bó giữa ba mẹ và bé.
Thông qua cuộc nói chuyện, ba mẹ hãy gửi gắm những mong ước của mình đến bé nhé. Ví như ba mẹ mong bé khỏe mạnh, là con trai hay gái, có nước da trắng giống mẹ hoặc đôi mắt sáng như ba. Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể kể cho bé nghe những sự việc ba mẹ gặp hằng ngày để bé được tiếp xúc với thực tế cuộc sống.
Khi mới tiến hành thai giáo tháng thứ 2 bằng cách trò chuyện, ba mẹ có thể thấy ngại ngùng vì không biết nói gì với thai nhi. Nhưng ba mẹ hãy cố gắng duy trì thói quen này mỗi ngày nhé. Dầu dần, sự ngại ngùng sẽ không còn nữa, việc trò chuyện với thai nhi sẽ trở thành niềm vui không thể thiếu mỗi ngày.
Truyện thai giáo tháng thứ 2 là một yếu tố quan trọng giúp việc thai giáo mỗi ngày của mẹ hiệu quả hơn. Những câu truyện không chỉ giúp mẹ được giải trí, mà còn giúp bé yêu được đón nhận những năng lượng tích cực từ các bài học ý nghĩa trong truyện. Khi đọc truyện thai giáo tháng thứ 2 cho bé, mẹ nên chọn lọc kỹ lưỡng:
Ngoài việc đọc cho bé nghe truyện giấy, mẹ có thể tiết kiệm chi phí bằng cách sử dụng ứng dụng Mamibabi và đọc cho bé nghe các câu truyện đã có sẵn tại mục Truyện thai giáo. Những câu truyện này đã được Mamibabi chọn lọc kỹ lưỡng, đảm bảo nội dung ngắn gọn, dễ hiểu và ý nghĩa nhân văn, phù hợp với cả mẹ bầu và thai nhi.
Giống như tháng thứ 1, việc thai giáo tháng thứ 2 không thể thiếu âm nhạc. Nhạc thai giáo tháng thứ 2 giúp việc thai giáo của mẹ dễ dàng và hiệu quả hơn.
Âm nhạc giúp mẹ được thư giãn, giúp bé phát triển não bộ và thính giác. Mỗi ngày, mẹ hãy cho bé nghe nhạc 10 – 15 phút nhé. Mẹ nên cho bé nghe nhạc có tiết tấu nhẹ nhàng, êm dịu như nhạc thính phòng, nhạc cổ điển, nhạc pop… Và nên tránh các loại nhạc ồn ào như nhạc rock, disco… vì các loại nhạc này có thể khiến bé khó chịu, sợ hãi hoặc tim đập nhanh.
Nhạc thai giáo cho bé tháng thứ 2 tốt nhất là những bản nhạc với ca từ tốt đẹp, nhịp điệu vừa phải. Mẹ có thể nghe đa dạng nhạc thiếu nhi, nhạc trẻ, nhạc cổ điển, nhạc giao hưởng... miễn sao đó là loại nhạc mẹ yêu thích.
Hiện Mamibabi đã có sẵn kho nhạc thai giáo cho bà bầu tháng thứ 2, mẹ có thể cùng bé nghe hàng ngày tại đây.
Để thai giáo tháng thứ 2 bằng âm nhạc hiệu quả nhất, mẹ có thể áp dụng 2 cách:
- Đeo tai nghe cho mình: Đây là cách mẹ nên áp dụng ở những nơi đông người như trên xe bus hay nơi làm việc. Đeo tai nghe giúp mẹ được thư giãn mà không gây ảnh hưởng tới những người xung quanh.
- Bật loa ngoài để cả mẹ và bé cùng nghe nhạc: Đây là cách mẹ nên áp dụng ở nhà. Bằng cách này, mẹ, bé, bố và các thành viên trong gia đình có thể nghe nhạc cùng nhau. Âm nhạc sẽ giúp không khí gia đình dễ chịu và lãng mạn hơn. Mẹ cũng có thể hát ngân nga cho bé nghe nhé, biết đâu bé thích nghe mẹ hát hơn cả các ca sĩ chuyên nghiệp thì sao.
Trong tháng thứ 2 của thai kỳ, việc giữ tâm trạng vui vẻ, ổn định là điều vô cùng cần thiết. Đây chính là phương pháp thai giáo tháng thứ 2 hiệu quả cho bé đó mẹ ạ. Tâm trạng của mẹ bầu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của bé. Bởi vậy, mẹ hãy luôn duy trì tâm trạng vui vẻ và thoải mái. Nhờ đó, thai nhi cũng sẽ phát triển tốt cả về thể chất và tinh thần.
Trong tháng này, mẹ có thể gặp nhiều thay đổi về cảm xúc. Đôi khi phấn khởi, vui vẻ vì biết mình có thai; nhưng có lúc lại mệt mỏi, căng thẳng vì ốm nghén, vì công việc hoặc các mối quan hệ. Mẹ bầu hãy chia sẻ mọi cảm xúc của mình với bố, với người thân hoặc bạn bè để nhận được sự giúp đỡ nhé. Mẹ đừng tự ôm lấy những cảm xúc tiêu cực một mình. Luôn có nhiều người sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ cùng mẹ.
Thai giáo tháng thứ 2 không thể bỏ qua vấn đề dinh dưỡng. Trong tháng này, nếu ăn ngon miệng, mẹ có thể thêm vào chế độ ăn mỗi ngày của mình khoảng 300 calo. Việc này sẽ giúp cung cấp thêm nhiều dưỡng chất cho cả mẹ và bé. Trong 3 tháng đầu, mẹ nên tăng khoảng 1-5 cân tùy cơ địa và chỉ số BMI trước khi mang bầu. Tuy nhiên, con số này chỉ là tương đối. Trên thực tế, nhiều mẹ bầu không tăng hoặc thậm chí giảm cân do ốm nghén. Mẹ đừng lo lắng về điều này nếu khi khám thai, bác sĩ nói rằng thai nhi vẫn phát triển bình thường và đủ cân.
Mẹ hãy ăn đa dạng thực phẩm trong mỗi bữa. Đồng thời, thay vì chỉ ăn 3 bữa như bình thường, mẹ có thể chia làm nhiều bữa nhỏ. Mỗi ngày có thể ăn 5 – 6 bữa nhưng lượng đồ ăn của mỗi bữa ít hơn. Mẹ nên tránh các món “nặng mùi” làm mình bị sợ. Nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh, việc này vừa cung cấp dinh dưỡng, vừa làm giảm ốm nghén. Mẹ cũng nên ăn nhiều hơn một chút những khi cảm thấy ngon miệng.
Trên đây là những hướng dẫn thai giáo cho mẹ bầu khi mang thai tháng thứ 2. Các hình thức thai giáo tháng thứ 2 khá đơn giản. Mẹ hãy áp dụng những phương thức phù hợp nhất với bản thân để đạt được hiệu quả cao cho cả mình và bé yêu.
Các khóa học thai giáo miễn phí sẽ giúp mẹ bầu có thêm nhiều kiến thức và kỹ năng để thai giáo tháng thứ 2 cho bé hiệu quả hơn. Nếu muốn tham khảo các giáo trình thai giáo miễn phí, mẹ có thể tham khảo các bài viết tại mục Thai giáo của Mamibabi, hoặc tham gia khóa học thai giáo miễn phí qua video tại đây.