Bà bầu bị thiếu máu do đâu, nguy hiểm như thế nào và bà bầu nên làm gì?

4.6/5 (371 đánh giá)

[Hỏi đáp] Em đang mang song thai đc 21 tuần, hôm qia em đi xét nghiệm máu về bsy bảo em bị thiếu máu. Từ tháng thứ 3 em thường xuyên bổ sung viên elevit và ko uống thêm sắt nào khác. Vậy giờ đây e bị thiếu máu thì phải bổ sung thêm sắt hay tăng lên 2v/ngày viên elevit được ko ạ! Em cảm ơn

Bà bầu bị thiếu máu do đâu, nguy hiểm như thế nào và bà bầu nên làm gì?

Phụ nữ có thai được chẩn đoán là thiếu máu khi Hb dưới 11g/dl. Thiếu máu khi mang thai sẽ gây ảnh hưởng xấu không chỉ bản thân người mẹ mà còn ở cả thai nhi.

1. Vấn đề thiếu máu ở phụ nữ mang thai là gì?

Giống như người bình thường, để xác định có thiếu máu hay không là phải nhờ vào xét nghiệm nồng độ hemoglobin (Hb) trong máu. Phụ nữ có thai được chẩn đoán là thiếu máu khi Hb dưới 11g/dl.

Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân gây thiếu máu, ở phụ nữ mang thai, nguyên nhân thiếu máu thường gặp nhất là do thiếu sắt. Đây là hệ quả của tình trạng cơ thể không được cung cấp đủ lượng sắt cần thiết để tạo hemoglobin, một thành phần có bản chất là protein, đảm nhiệm chức năng chủ yếu của hồng cầu.

Phụ nữ trong lứa tuổi sinh sản vốn dĩ là đối tượng có nguy cơ thiếu máu rất cao, khi mang thai, nhu cầu chất sắt còn tăng lên gấp nhiều lần nhằm cung cấp cho bào thai. Lúc này, tình trạng thiếu máu càng bị thúc đẩy nặng nề. Chính vì thế, phụ nữ bị suy dinh dưỡng trước khi mang thai kèm theo chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không được nghỉ ngơi hợp lý sẽ càng gây thiếu máu nhiều hơn.

2. Mối nguy hiểm của thiếu máu đối với thai kỳ như thế nào?

Vai trò của hemoglobin là mang oxy theo dòng máu đi đến cung cấp cho các chuyển hóa tạo năng lượng tại từng tế bào, đặc biệt là các cơ quan quan trọng như não, tim. Vì vậy, ở người bình thường, tình trạng thiếu máu sẽ làm cho cơ thể suy nhược, mệt mỏi, giảm khả năng gắng sức, kém tập trung. Nếu thiếu máu diễn tiến kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng, mắc các bệnh lý tim mạch, dễ nhiễm trùng tái đi tái lại. Tuy nhiên, thiếu máu ở sản phụ sẽ gây ảnh hưởng xấu không chỉ bản thân người mẹ mà còn ở cả thai nhi.

Đối với sản phụ, sảy thai dễ xảy ra trong tam cá nguyệt đầu hay thai lưu hoặc vỡ ối sớm, nhau bong non, sinh non trong tam cá nguyệt cuối. Đồng thời, giai đoạn thai kì cũng phải đối diện với nguy cơ cao bị tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật - sản giật, nhiễm trùng ối, ối vỡ sớm; giai đoạn chuyển dạ dễ bị chuyển dạ kéo dài, băng huyết sau sanh, nhiễm trùng hậu sản. Khi trẻ chào đời, bà mẹ có thể bị thiếu sữa nuôi con, dễ suy kiệt...

Đối với bào thai, tình trạng suy thai trường diễn do suy dinh dưỡng thường gặp. Trẻ sinh ra hay bị nhẹ cân, sinh non tháng, vàng da sau sinh, thời gian điều trị dưỡng nhi kéo dài. Bên cạnh đó, con của những bà mẹ thiếu máu trong thai kỳ sẽ bị tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch cao hơn trẻ khác về sau này. Mặt khác, nếu chế độ ăn uống còn thiếu acid folic kèm theo có thể gây dị tật ống thần kinh ở thai nhi như tật vô sọ, cột sống chẻ đôi; thiếu i-ốt làm con sinh ra bị suy giáp bẩm sinh, chậm phát triển tâm thần - trí tuệ...

Chính vì vậy, việc duy trì hemoglobin trong giới hạn sinh lý là rất quan trọng ở dân số bình thường nói chung, các phụ nữ mang thai nói riêng. Đồng thời, thai kỳ có thiếu máu do thiếu sắt sẽ được xem là một thai kỳ nguy cơ cao.

3. Chọn lựa thực phẩm cho sản phụ bị thiếu máu như thế nào?

Chế độ dinh dưỡng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các mẹ bầu, tuy nhiên khi phụ nữ mang thai thiếu máu nên ăn gì lại cần có sự hướng dẫn cụ thể.

Trong đó, điều kiện tiên quyết là một thực đơn phải đáp ứng yêu cầu cung cấp đầy đủ năng lượng phù hợp với từng giai đoạn thai kỳ và phải phong phú các thành phần. Song song đó, các mẹ bầu nên tập trung nhiều vào các nguồn thực phẩm giàu chất sắt.

Chất sắt được quan sát thấy có nhiều trong các thực phẩm có màu đỏ đậm và xanh đậm, như thịt đỏ (thịt bò, thịt heo, thịt cừu... thịt càng sẫm màu thì càng chứa nhiều chất sắt), cá béo, động vật thân mềm (sò, ốc, trai...), gan, lòng đỏ trứng, đậu đỗ và các loại rau ranh (cải xoong, cải xanh, mồng tơi, tần ô,...). Sắt từ thức ăn có nguồn gốc động vật sẽ có khả năng hấp thu tốt hơn so với sắt từ nguồn gốc thực vật. Cụ thể là từ chất đạm động vật như thịt, cá và nhất là trứng gia cầm. Trứng gà, vịt hay các loại gia cầm nói chung là nguồn thực phẩm dồi dào chất sắt cũng như các chất dinh dưỡng khác như protein, canxi, photpho, chất khoáng và nhiều vitamin có lợi cho sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của thai phụ. Trong đó, hầu hết các chất dinh dưỡng trong quả trứng đều tập trung ở lòng đỏ trong khi lòng trắng chỉ chứa chất đạm đơn thuần. Chính vì vậy, nguồn dinh dưỡng đơn giản nhất mà các bác sĩ thường khuyến cáo là mỗi tuần mẹ bầu nên ăn từ ba đến bốn quả trứng để vừa tăng thể lực cho mẹ và vừa cung cấp dưỡng chất cho thai nhi.

Việc hấp thu chất sắt sẽ trở nên hiệu quả hơn nếu các mẹ bầu đồng thời tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu vitamin C sau bữa ăn. Lúc này, nguồn trái cây tươi vùng nhiệt đới sẽ cho phép các sự lựa chọn đa dạng cho sản phụ. Đó là các loại hoa quả có tính chua như ổi, cam, quýt, bưởi, dâu, cà chua, kiwi, đu đủ, sơ ri... Nên ăn nguyên trái thay vì ép lấy nước, vì trái cây còn cung cấp lượng lớn chất xơ, giúp mẹ bầu đi đại tiện dễ dàng, phòng tránh táo bón.

Bên cạnh đó, việc cung cấp chất sắt sẽ gặp hạn chế nếu như sản phụ vô tình dùng chung với những chất làm ức chế hấp thu sắt. Đó là chất tannin có trong trà hay chất phytat có trong ngũ cốc thô. Ngoài ra, cũng hạn chế dùng các sản phẩm từ sữa bởi vì các sản phẩm từ sữa ngăn chặn sự hấp thụ chất sắt từ thực phẩm, đặc biệt là đối với phụ nữ; nếu dùng thì nên dùng cách xa bữa ăn chính. Tương tự, chất caffeine cũng kìm hãm sự hấp thụ chất sắt từ thực phẩm; do đó, cũng không uống cà phê, coca hay nước ngọt có gas trong bữa ăn mà chỉ uống sau ăn 2 tiếng.

Thịt bò

100g thịt bò sẽ cung cấp khoảng 3,1mg sắt. Bổ sung thịt bò vào thực đơn mỗi ngày là cách cung cấp sắt cho bà bầu hiệu quả.

Gan động vật

100g gan động vật cung cấp khoảng 6,1mg sắt. Đây là nguồn cung cấp hàm lượng sắt cao, đặc biệt là gan bò. Tuy nhiên, bởi gan là cơ quan đào thải các chất độc của cơ thể nên mẹ bầu cần hết sức lưu ý lựa chọn loại gan động vật an toàn, không mắc bệnh để đảm bảo không gây hại cho sức khỏe mẹ và con.

Các loại hạt chứa nhiều sắt

Hạnh nhân, đậu phộng, hạt vừng,… vừa giúp bổ sung sắt cho cơ thể vừa tốt cho sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, trong các loại hạt còn rất giàu omega 3 là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển não bộ của thai nhi.

Rau xanh

Rau xanh là nguồn cung cấp chất sắt hiệu quả. Đảm bảo chế độ ăn uống có nhiều rau xanh như cần tây, rau bina, bông cải xanh, củ cải đường,… vừa giúp cung cấp sắt cần thiết cho mẹ bầu vừa cung cấp các vi khoáng chất khác như canxi, acid folic, chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa và sự phát triển của thai nhi. Rau bina rất giàu canxi và sắt, chú ý nên nấu chín loại rau này vì trong lá thô của rau bina có chứa acid oxalic làm hạn chế sự hấp thu của sắt và canxi trong cơ thể. Củ cải đường giàu acid folic và sắt nên được coi là “chất tạo máu” của cơ thể.

Các loại trái cây giàu sắt như: nho, sung, lựu,…

Nho được coi là một loại “thuốc bổ” tuyệt vời, rất giàu sắt, canxi, photpho và vitamin, giúp mẹ bầu tránh khỏi tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Lựu rất giàu acid folic, sắt, đồng, kali,… Sử dụng các loại hoa quả giàu sắt thường xuyên sẽ giúp đảm bảo lưu lượng cũng như chất lượng máu trong cơ thể thai phụ.

Bổ sung thêm Vitamin C

Ngoài tác dụng làm tăng sức đề kháng, khả năng miễn dịch, giúp chống oxi hóa,… vitamin C còn được biết đến với tác dụng làm tăng hấp thu sắt vào cơ thể, vì vậy, khi bổ sung sắt, bạn nên uống thêm một cốc nước cam, hoặc sử dụng các loại trái cây giàu vitamin C như dâu tây, đu đủ, kiwi,… Nên uống ít nhất 1000mg vitamin C tương ứng khoảng 2 quả cam mỗi ngày để đảm bảo đủ lượng canxi cơ thể cần.

4. Các nguồn bổ sung chất sắt khác cho cho sản phụ bị thiếu máu

Để kiểm soát tình trạng thiếu máu thiếu sắt nói riêng hay thiếu vi chất dinh dưỡng trong thai kỳ nói chung, ngoài chế độ ăn hàng ngày, các mẹ bầu cần chủ động bổ sung thêm bằng các viên sinh tố tổng hợp đặc chế riêng cho phụ nữ có thai.

Riêng với các sản phụ gặp vấn đề thiếu máu hồng cầu nhỏ do thiếu sắt nổi bật thì còn phải dùng thêm viên thuốc sắt phối hợp acid folic. Việc này cần duy trì đều đặn ngay từ lúc phát hiện có thai cho đến khi sau sinh ít nhất một tháng, bởi lẽ trẻ sơ sinh vẫn có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt khi nguồn sữa mẹ không được đảm bảo.

Để tăng hàm lượng Hemoglobin trong máu, các mẹ bầu cần phải bổ sung các sắt thông qua ý kiến của bác sĩ. Sử dụng các loại chế phẩm chứa sắt giúp mẹ bầu đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu sắt mà thai phụ cần. Dựa vào các thông số xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ bầu bổ sung sắt như thế nào là tốt nhất và hiệu quả nhất. Ngoài ra, để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng tăng cao của thai phụ trong suốt giai đoạn mang thai, các mẹ bầu cũng cần chú ý bổ sung thêm các loại khoáng chất cần thiết khác như canxi, acid folic, omega 3, vitamin A, B, E, K,… Trong đó:

  • Canxi cần thiết cho sự phát triển và hoàn thiện hệ xương, răng của bé, giúp mẹ hạn chế được tình trạng loãng xương, giòn xương sau sinh,… Tuy nhiên, mẹ bầu cần chú ý không nên bổ sung canxi và sắt cùng thời điểm vì sẽ làm giảm khả năng hấp thu của nhau.
  • Acid folic: Giúp thai nhi phát triển các tế bào ống thần kinh, từ đó hình thành nên tủy sống và não bộ. Bổ sung đầy đủ acid folic đặc biệt trong 3 tháng đầu giúp bé tránh khỏi được các dị tật ống thần kinh,…
  • Omega 3 (EPA/DHA): là các chất béo chưa bão hòa, có tác dụng giúp thai nhi hình thành và phát triển não bộ, giúp trẻ thông minh, tư duy nhanh nhạy hơn.

Trên đây là những lời khuyên hữu ích cho các mẹ bầu giúp khắc phục cũng như phòng ngừa được tình trạng thiếu máu do thiếu sắt thường xuyên xảy ra. Hãy lựa chọn cho mình những loại thực phẩm giàu dưỡng chất cũng như loại chế phẩm bổ sung các vitamin, khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và đảm bảo cho sức khỏe của mẹ trong suốt thai kỳ.


Nguồn: Website bệnh viện Vinmec

---

Mamibabi là app Thai giáo phong phú hàng đầu tại Việt Nam với hơn 3000 hoạt động Thai giáo và 1 triệu mẹ tin dùng. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app

ĐÁNH GIÁ
4.6 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sức khỏe
BÀI MỚI ĐĂNG