Ra dịch nhầy cổ tử cung khi mang thai – Những điều không phải ai cũng biết

4.8/5 (178 đánh giá)

Dịch nhầy cổ tử cung là hiện tượng tiêu biểu trong giai đoạn mang thai của người phụ nữ. Nhưng không phải ai cũng hiểu hết về nó, nhất là những mẹ mới mang thai lần đầu. 

Ra dịch nhầy cổ tử cung khi mang thai – Những điều không phải ai cũng biết

Bà bầu bị ra dịch nhầy cổ tử cung có sao không? Liệu có ảnh hưởng gì đến em bé trong bụng không? Ra dịch nhầy như vậy là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì? Đây đều là những thắc mắc của không ít mẹ bầu gửi về cho Mamibabi. Ngay bây giờ, Mamibabi sẽ giải đáp tất cả các câu hỏi của mẹ thông qua nội dung bài viết dưới đây. Mẹ hãy tham khảo ngay nhé!

Dịch nhầy cổ tử cung là gì?

Chất nhầy hay dịch nhầy cổ tử cung chính là ống chất nhầy nằm ở cổ tử cung của mẹ. Nó là tập hợp của các niêm mạc tử cung dày tạo thành 1 nút nhầy có tác dụng bảo vệ, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công. Dịch nhầy cổ tử cung là yếu tố đặc trưng khi mẹ có thai. Khi dạ con bắt đầu co thắt, nút nhầy bắt đầu bung ra và thoát ra ngoài qua âm đạo.

Chất nhầy cổ tử cung thường trong suốt hoặc có hơi nâu hoặc nhuốm chút màu đỏ của máu. Dịch nhầy tiết ra có thể ở dạng đặc, dính, hơi keo. Dịch nhầy có thể chảy ra nhiều trong cùng 1 thời điểm, mà cũng có thể ra ít, lắt nhắt vài ngày mới hết.

Lý do vì sao lại xuất hiện dịch nhầy ở bà bầu?

Cơ thể người mẹ khi mang thai có không ít thay đổi, một trong số đó là những thay đổi về nội tiết tố bên trong. Lượng hormone estrogen tăng cao tác động khiến việc lưu thông máu đến bộ phận sinh dục nhiều hơn. Đây là nguyên nhân chính khiến dịch nhầy cổ tử cung tiết ra ở mẹ bầu.

Bên cạnh đó, khung xương chậu và thành âm đạo của bà bầu cũng trở nên mềm hơn. Vì thế mà lượng chất nhầy cũng tăng nhiều hơn để ngăn ngừa sự xâm nhập của nấm và vi khuẩn. Mẹ cũng không cần quá lo lắng khi gặp hiện tượng này, bởi đó hoàn toàn là cơ chế tự động để bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ nhiễm trùng.

Dịch nhầy cổ tử cung khi nào mới đáng lo ngại?

Khi mới mang thai, dịch nhầy có màu trắng đục như sữa hoặc lòng trắng trứng. Dịch tiết ra không mùi hoặc có mùi tự nhiên. Khi mẹ ở giai đoạn cuối của thai kỳ, tử cung lúc này mỏng dần và giãn ra để sẵn sàng cho em bé ra đời. Chính sự co giãn này khiến các mạch máu ở cổ tử cung bị rách, chất nhầy bị nhuốm chút máu nên có màu hồng hồng. Hiện tượng này rất bình thường và không ảnh hưởng đến sức khỏe của hai mẹ con.

Không loại trừ khả năng việc tiết dịch nhầy cổ tử cung là dấu hiệu cảnh báo của sự viêm nhiễm, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của em bé trong bụng. Ngay khi thấy những biểu hiện bất thường dưới đây, mẹ cần phải đi khám ngay:

  • Dịch nhầy ra quá nhiều
  • Một ít máu ra cùng với dịch nhầy là điều bình thường nhưng nếu lượng máu ra nhiều thì mẹ cần phải lưu tâm.
  • Dịch tiết ra có mùi hôi, tanh hay có màu trắng như bột, màu lạ như vàng, xanh…
  • Ra huyết trắng bất thường đi kèm với tình trạng đau bụng, đau lưng
  • Có biểu hiện ngứa, vùng kín sưng đỏ

Phải làm gì khi ra dịch nhầy lúc mang thai?

Những biện pháp dưới đây sẽ giúp mẹ hạn chế được viêm nhiễm, giữ cho mẹ 1 thai kỳ khỏe mạnh:

  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng kín, trong giai đoạn thai kỳ dịch nhầy cổ tử cung tiết ra nhiều hơn nên mẹ nên thay quần lót ít nhất 2 lần trong ngày. Mẹ cũng không nên mặc quần lót quá chật, quá bó và chất liệu kém thấm hút, thoáng mát.
  • Tránh thụt rửa âm đạo quá mức khiến môi trường âm đạo thay đổi, tạo điều kiện để vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập.
  • Sau khi đi vệ sinh, mẹ nên dùng khăn bông mềm lau vùng kín từ trước ra sau, giúp vi khuẩn không có cơ hội đi từ hậu môn vào âm đạo.
  • Mẹ có thể sử dụng các loại dung dịch vệ sinh có độ pH cân bằng, thích hợp cho phụ nữ mang thai để vệ sinh vùng kín. Để tốt nhất mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại dung dịch nào.
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc điều trị hoặc thuốc rửa âm đạo nào nếu không có chỉ định của bác sĩ.
  • Thăm khám định kỳ và báo cho bác sĩ khi gặp các biểu hiện bất thường. Với mẹ bị viêm âm đạo thì cần tuân thủ tuyệt đối theo đơn thuốc của bác sĩ.

Nhìn chung, dịch nhầy cổ tử cung khi mang thai là hiện tượng bình thường nên mẹ cũng không cần lo lắng nhiều. Dịch nhầy được cho là bình thường nếu mẹ không có bất cứ triệu chứng bất thường nào. Do đó, nếu mẹ tiết nhiều dịch nhầy, đau bụng, choáng, sốt… thì hãy đến ngay bác sĩ để được thăm khám.

Mẹ cũng đừng quên tải app Mamibabi để tham gia vào cộng đồng thai giáo hành động tại đây nhé. Mẹ không chỉ có thêm kiến thức về việc mang thai mà còn có cơ hội trải nghiệm những hoạt động thai giáo thú vị, mới mẻ từng ngày. Sẽ thật là hối tiếc nếu mẹ bỏ qua việc thai giáo cùng Mamibabi, bỏ qua cơ hội nuôi dạy con từ trong bụng mẹ, giúp con sinh ra khỏe mạnh, thông minh vượt trội!

ĐÁNH GIÁ
4.8 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sức khỏe
BÀI MỚI ĐĂNG