Thai giáo theo nhà Phật trong từng giai đoạn mang thai

4.7/5 (223 đánh giá)

Tâm lý người mẹ và những thành viên khác trong gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. Vì thế, những phụ nữ vừa là mẹ, vừa là cư sĩ tại gia, nếu thấy được những giáo lý cũng như những sự nhiệm màu của Phật giáo đối với con người thì nên ứng dụng cách thai giáo theo đạo Phật để đem lại lợi lạc cho bản thân và con cái về sau.

Thai giáo theo nhà Phật trong từng giai đoạn mang thai

9 tháng mang thai của người phụ nữ được chia làm 3 thời kỳ. Mỗi giai đoạn, đứa trẻ sẽ có sự phát triển khác nhau về hình dáng, nhận thức. Vì thế, tùy vào từng giai đoạn, người mẹ cần có sự giáo dục phù hợp.

Thai giáo theo đạo Phật trong 3 tháng đầu 

Vào tháng đầu tiên của thời kỳ thai nghén, cơ thể của bé nhỏ xíu như hạt lúa, bé lúc này gọi là phôi thai. Ngay từ lúc này, mẹ đã có thể áp dụng cách thai giáo theo nhà Phật cho bé.

Phôi thai tháng đầu tiên có chiều dài khoảng 1cm, nặng khoảng 2g.

Tháng thứ 2, chiều dài phôi thai được 4cm, phôi nặng khoảng 14 – 15 gam và bắt đầu có tim thai.

Tháng thứ 3, mí mắt đã phát triển và khép phủ lên mắt, cơ quan sinh dục bắt đầu hình thành, các ngón tay, ngón chân đã phân biệt rõ và có móng, chiều dài phôi khoảng 9cm nặng khoảng 90-100g.

Thời kỳ này, đa số các người mẹ hay bị các cơn nghén hành hạ rất khổ sở. Tâm lý người mẹ cũng có những biến đổi rất thất thường, dễ khóc, hay nổi cáu, tức giận…. Nhận thức được điều này, ngay từ những tháng đầu tiên của thai kỳ, người mẹ nên huân tập cho mình một tâm lý an nhiên, tự tại bằng phương pháp thiền định, làm chủ các cảm xúc của mình, không để những suy nghĩ tiêu cực kéo dài quá lâu.

thai giáo theo đạo Phật

Thai phụ nên nghe nhạc thiền Phật giáo vào 3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 20 phút. Chúng ta có thể chọn những loại nhạc Phật giáo không lời có giai điệu du dương, nhẹ nhàng hoặc những bản nhạc Phật giáo có lời như nhạc niệm Phật A Di Đà, nhạc Quan Thế Âm Bồ Tát hoặc kinh A Di Đà, kinh Địa Tạng, chú Đại bi… Âm lượng khi mở nên vừa phải, đủ nghe, nhất là mỗi khi ngủ nghỉ hoặc trong không gian tĩnh lặng, người mẹ nên quán tưởng đến hình ảnh của Đức Bồ Tát Quán Thế Âm, Đức Phật Di Đà, Phật Di Lặc… Với những việc làm trên, người phụ nữ khi mang thai sẽ có tâm trang thư thái, tự tại. Từ đó, đứa con cũng cảm thấy như được tưới mát, nhẹ nhàng.

Sau khi ăn cơm xong, chúng ta cũng nên dành khoảng 10-20 phút thiền hành. Các nhà khoa học cũng khuyên phụ nữ mang thai nên đi bộ nhẹ nhàng rất tốt cho thai nhi. Với những Phật tử khi mang thai vừa có thể kết hợp đi bộ chậm rãi vừa đi trong chánh niệm mà nhà Phật hay gọi là đi kinh hành. Mỗi bước chân của ta có thể niệm thầm hoặc niệm thành tiếng hồng danh Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát hoặc Nam mô A Di Đà Phật… Chí tâm, chí thành niệm Phật và cầu nguyện cho thai nhi khỏe mạnh là những điều vô cùng lợi lạc cho đứa trẻ.

Một điểm mà những người mẹ mang thai cần lưu ý là: nếu bạn có con khi tâm lý chưa chuẩn bị sẳn sàng như bị cưỡng hiếp, bị phụ tình hoặc đứa trẻ không được người cha hoặc hai bên gia đình chấp nhận thì người mẹ nên vững vàng về tinh thần. Chúng ta không nên mang tâm lý oán hận, buồn bã, bởi những ai làm sai đã có luật nhân quả trừng trị, phải suy nghĩ nuôi mầm sống đang hình thành trong cơ thể bằng một cái tâm vị tha thì đứa trẻ ra đời sẽ sống nhân ái, bao dung.

Thai giáo theo đạo Phật trong 3 tháng giữa

Từ tháng thứ 4, lông mày, lông mi và móng của bé bắt đầu phát triển, da bé vẫn còn rất mỏng.

Từ tháng thứ 5, mẹ có thể cảm nhận những cử động đầu tiên của bé con thân yêu của mình.

Từ tháng thứ 6, da bé dày hơn, lớp mỡ dưới da xuất hiện, bé cử động mạnh hơn và đã có phản xạ nuốt, chiều dài của bé khoảng 30cm và nặng khoảng 600-700g.

Khi siêu âm trong giai đoạn này, chúng ta đã có thể biết được giới tính của thai nhi. Vì thế, nếu bạn không quan trọng về giới tính thai nhi thì tâm lý của bạn sẽ thoải mái với kết quả siêu âm. Nhưng nếu bạn đang mong chờ đứa trẻ là công chúa hoặc một cậu nhóc kháu khỉnh thì đừng ức chế nếu giới tính của bé không như ta mong đợi. Nếu khởi tâm buồn rầu, chán chường thì đứa trẻ cũng sẽ cảm nhận được rất rõ.

Trong giai đoạn này, người mẹ cũng nên tích cực xem các bộ phim Phật giáo về những hạnh hiếu, hạnh bi, nhẫn của các vị Phật, Bồ tát, thiền sư… hoặc những bộ phim xã hội có tính giáo dục cao. Các bạn nên tránh xem những bộ phim thuộc các thể loại như kinh dị, ủy mị, chiến tranh… Khi nghe nhạc cũng tránh nghe những loại nhạc như rock, nhạc sến… Những bộ phim hay thể loại nhạc nêu trên rất dễ làm cho tâm lý người mẹ bị chìm xuống vực sâu.

Đồng thời, nếu bạn có những khúc mắc, những nỗi buồn cất giấu trong lòng thì nên chia sẻ với chồng, người thân hoặc bạn bè, những người mà bạn cảm thấy tin tưởng, tránh để tinh thần ủ dột, đau buồn. Chúng ta cần tạo ra tâm lý vui vẻ, thường xuyên tâm sự với đứa trẻ. Thêm vào đó, trong thời gian mang thai, chúng ta nên học hạnh bao dung, vị tha, không cằn nhằn, chì chiết chồng con, gia đình.

Để thai giáo theo đạo Phật, những lúc có thời gian rảnh rỗi, đặc biệt vào ngày rằm, mồng 1 và lễ lớn, người mẹ nên đến chùa để tụng kinh, lạy Phật, phóng sanh, cúng dường… Với những công đức, phước lành mà chúng ta có được, người mẹ nên hồi hướng cho con, nguyện cho đứa con sinh ra khỏe mạnh, sống biết thương người, có đạo nghĩa và được bén duyên với đạo Phật.

Thai giáo theo đạo Phật trong 3 tháng cuối 

Tháng thứ 7, bé có cân nặng khoảng 1000 – 1100g. Thính giác phát triển.

Tháng thứ 8, bé có thể nghe được những âm thanh bên ngoài cơ thể mẹ.

Tháng thứ 9, đầu bé bắt đầu xoay xuống, phần đầu và thân mình của thai nhi tương xứng với nhau, cuối tuần lễ thứ 36, cân nặng bé khoảng 2700g, sự phát triển của lớp mỡ hai bên gò má và của các lớp cơ tại đây đã khiến cho khuôn mặt bé giờ đây trông rõ nét và hoàn thiện hơn. Từ tuần thứ 38, Bé bắt đầu chuẩn bị cho việc chào đời, cân nặng bé khoảng 3.100 gram.

Trong quý 3 này, các cơ quan thính giác của bé đã hình thành trọn vẹn. Vì thế, việc các bạn thường xuyên nghe nhạc Phật giáo, nhạc Thiền với tiết tấu du dương, nhẹ nhàng, vừa phải là đủ để bé có thể nghe và tiếp nhận âm thanh ấy. Đây cũng là kỹ năng thai giáo theo đạo Phật đơn giản mà rất hiệu quả.

Trong giai đoạn này, người mẹ còn có thể tìm các loại sách ngụ ngôn Phật giáo, câu chuyện nhân quả, hiếu thảo hoặc các truyện cổ dân gian mang tính giáo dục cao để đọc cho con nghe. Chúng ta không nên nghĩ phải đợi con chào đời thì mới làm những chuyện này. Người mẹ cũng có thể hát ru cho con bằng những lời ru nhẹ nhàng hoặc hát nhạc niệm Phật, nhạc niệm Quan Thế Âm Bồ Tát… Đây chính là những hạt giống tốt lành cho sự phát triển và hình thành nhân cách đứa trẻ về sau.

Trong suốt 9 tháng mang thai, người mẹ vẫn nên vận động nhẹ nhàng, đừng nên quá yếu đuối, ỷ lại để đứa trẻ sinh ra đời không mang tâm lý dựa dẫm vào cha mẹ. Bên cạnh việc thực hành các phương pháp giáo dục thai nhi theo quan điểm Phật giáo, người phụ nữ khi mang thai cũng nên chú ý chăm sóc sức khỏe của mình bằng việc bổ sung các chất dinh dưởng, viatmin… cho cơ thể khỏe mạnh.

3 phương thức thai giáo theo đạo Phật

Tóm lại, từ các vần đề nếu trên, trong suốt hơn 9 tháng mang thai, người mẹ nên áp dụng phương pháp thai giáo theo đạo Phật bằng những phương thức sau:

Thai giáo bằng cảm xúc

Tránh tối đa các phản ứng tiêu cực trong thời gian mang thai: vui, buồn, mừng, giận đồng thời phát triển các nhân cách tích cực: thương người (từ), cảm thông trước nỗi khổ, niềm đau của người khác (bi), tâm lúc nào cũng vui vẻ (hỷ), buông bỏ những uất hận, nỗi buồn (xả). Đứa trẻ khi đầu thai vào cha mẹ đã có thần thức, ý niệm, có sóng, cho nên khởi tâm động niệm và hành động của người mẹ đều ảnh hưởng đến thai. Nên trong thời gian người mẹ mang thai, nếu khởi tâm động niệm thiện, thanh tịnh thì thai nhi sẽ nhận được rất nhiều lợi lạc. Ngay trong lúc mang thai, chính bản thân chúng ta phải thực hành tận hiếu thảo, sóng hiếu thảo đó sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Thai giáo bằng nhạc thiền: thường xuyên nghe nhạc thiền không lời, nhạc thiền có lời, nhạc thiền bằng tiếng Anh hoặc tiếng Hoa, chọn nghe những bản nhạc mà mà thấy tâm rũ bỏ được những khổ đau, nhạc kinh A Di Đà, nhạc Vu lan, nhạc kinh Phổ Môn….

thai giáo theo đạo Phật

Thai giáo bằng ngôn ngữ 

Có 4 cách truyền thông bằng ngôn ngữ: nói lời sự thật; nói lời xây dựng, hòa hợp, hàn gắn; nói bằng ngôn ngữ, ngữ điệu hòa ái, không văng tục, không nói châm biếm, nói lưỡi hai chiều làm người khác phải buồn; nói những điều thật sự có lợi ích. Người mẹ khi mang thai không nên nghe chuyện thị phi, cũng không nên mang những chuyện thị phi ở ngoài đường vào nhà mình và ngược lại. Phát ngôn bằng lời từ ái, ngữ điệu từ ái, xuất phát từ tâm chúng ta. Tránh các ngôn ngữ căng thẳng. Ngày nay, với thời đại kỹ thuật số, các phương tiện như điện thoại, blog, Facebook cũng là nơi để chúng ta phát ngôn tuy không thành tiếng. Vì vậy, bất cứ một thông tin nào được đăng tải trên các phương tiện trên, người mẹ cũng nên biểu đạt bằng ngôn ngữ dễ nghe, thân thiện.

Thai giáo bằng mĩ học

Mĩ học là quan niệm thẩm mỹ lệ thuộc vào lối sống của con người. Người mẹ khi mang thai đừng bỏ quên cách giáo dục con trẻ bằng mĩ học. Chúng ta nên thường xuyên treo những hình ảnh cao đẹp ở nhà như tượng Bồ tát, hình Phật hoặc hình các em bé dễ thương để nhìn ngắm. Điều này sẽ tác động rất tốt đến đứa trẻ sau khi ra đời.

Trên đây là các phương pháp thai giáo theo đạo Phật cơ bản. Mamibabi hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức khi thai giáo cho bé yêu trong 9 tháng 10 ngày. 

Theo phatphapungdung.com

---

Mamibabi là app Thai giáo phong phú hàng đầu tại Việt Nam với hơn 3000 hoạt động Thai giáo và 1 triệu mẹ tin dùng. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app

BÀI LIÊN QUAN
ĐÁNH GIÁ
4.7 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Thai giáo theo đạo Phật
KHO NỘI DUNG THAI GIÁO
BÀI MỚI ĐĂNG