Thai 7 tuần chưa có tim thai? Việc mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm có thể là hiện tượng bình thường, nhưng cũng có thể là dấu hiệu nguy hiểm. Trong bài viết này, Mamibabi xin chia sẻ tất cả những điều cần biết về hiện tượng đau bụng khi ở tuần thứ 7 của thai kỳ. Bên cạnh đó là những kiến thức quan trọng về sức khỏe và thai giáo cho mẹ và bé.
Kích thước thai nhi 7 tuần đạt tương đương quả việt quất, nặng khoảng 1g và dài từ 6 - 10mm.
Về tim thai, tuần thứ 7 có thể nói là 1 tuần nhạy cảm khi nhắc tới vấn đề tim thai bởi đây là tuần đa số thai nhi đã có tim thai rồi. Vì vậy mẹ nào đi khám mà thấy con chưa có tim thai, thì rất lo lắng hoang mang. Tuy nhiên, cụ thể phải làm những gì thì khi các mẹ đi khám, chắc chắn bác sĩ sẽ tư vấn, và thông thường là phải làm xét nghiệm.
Có những trường hợp chưa thấy tim thai do yếu tố khách quan như tính sai tuổi thai hoặc thai nhi phát triển chậm. Nếu mẹ không có dấu hiệu đau bụng hay ra máu thì thường bác sĩ sẽ chỉ định chờ thêm vài ngày hoặc 1 tuần nữa rồi khám lại. Ở những trường hợp có nguy cơ, việc phải khám thai nhiều lần là điều cần thiết để có kết luận chính xác các mẹ nhé.
Nhưng cũng có những trường hợp đáng tiếc, thông qua xét nghiệm, bác sĩ có thể kết luận luôn là thai nhi đã không còn nữa rồi. Và trong mọi trường hợp, mẹ hãy làm theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn nhé.
Tuần thứ 7 thai kỳ là khoảng thời gian quan trọng mà các bà bầu cần hết sức chú ý để bảo vệ sức khỏe, an toàn cho bản thân và cho con. Đây là thời điểm thai nhi bắt đầu có sự phát triển mạnh mẽ ở nhiều bộ phận. Khi so sánh hình ảnh thai 7 tuần tuổi với 6 tuần tuổi, mẹ sẽ thấy sự khác biệt khá rõ rệt.. Chính vì thế, mẹ cần đảm bảo một hệ miễn dịch khỏe mạnh để tạo điều kiện thuận lợi cho bé tăng trưởng mạnh mẽ, ổn định. Vào tuần thứ 7 của thai kỳ, vùng bụng đã nhô ra một chút nên mẹ bầu đã có thể cảm nhận được sự tồn tại của con yêu.
Thai nhi 7 tuần tuổi phát triển nhanh cả về hệ thống xương khớp cũng như các cơ quan nội tạng và thần kinh. Các ngón tay, ngón chân dần dần hình thành và được bảo vệ bởi một lớp màng bao bọc bên ngoài.
Nhịp tim thai 7 tuần trung bình từ 90 – 110 nhịp/phút và có sự tăng nhẹ mỗi ngày. Các tế bào của hệ thần kinh liên kết với nhau tạo thành một chỉnh thể hoàn thiện, giúp điều khiển và quản lý hoạt động của các cơ quan khác trong cơ thể. Hệ thống tiêu hóa và bài tiết cũng đang trong quá trình cải thiện về mặt chức năng.
Kết quả siêu âm thai 7 tuần sẽ cho thấy khuôn mặt của thai nhi cũng có sự biến đổi nhỏ, mắt phát triển với kích thước lớn hơn, phần tai đã dần nhô ra và hình thành cấu tạo căn bản.
Đa số mẹ bầu tới tuần thứ 7 đã có yolksac, tức là túi noãn hoàng và có phôi thai rồi. Nhưng một số trường hợp thai 7 tuần có yolksac nhưng chưa có phôi thai, có thể là do thai phát triển chậm, phôi thai có thể đã hình thành nhưng còn quá nhỏ nên siêu âm chưa nhìn rõ được và mẹ cần chờ thêm để phôi thai lớn hơn. Nhưng cũng có những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra nếu chưa thấy phôi thai ở tuần 7. Vì vậy cũng giống như với vấn đề tim thai, mẹ hãy làm theo chỉ dẫn của bác sĩ sau khi khám thai cụ thể nhé.
Một số mẹ có thắc mắc về tình trạng ra dịch nâu hoặc dịch hồng ở tuần thứ 7 thai kỳ. Nếu dịch này màu nâu hoặc hồng thì thường là an toàn mẹ nhé. Đáng lo nhất là khi mẹ bị ra máu có màu đỏ tươi, kèm theo đau lưng, đau bụng… Khi đó mẹ cần đi khám ngay vì có thể thai nhi đang gặp nguy hiểm.
Còn với dịch nâu hoặc hồng thì đó thường là máu báo thai, hoặc do quan hệ tình dục, hoặc ảnh hưởng của việc khám thai. Khi đó lượng dịch chảy ra sẽ chỉ có một ít thôi và sẽ sớm hết sau 1, 2 ngày.
Một số mẹ thắc mắc thai 7 tuần đã máy chưa. Đây chính là điểm đặc biệt nhất của thai nhi ở tuần này bởi đây là thời điểm đầu tiên con biết máy. Một số bé máy chậm hơn chút thì có thể đến tuần thứ 8 mới máy. Nhưng nhìn chung, giai đoạn tuần 7 - 8 sẽ là lúc con có những cử động đầu tiên của mình. Tuy vậy, rất tiếc là ở thời điểm này do con còn quá bé nên mẹ sẽ chưa thể cảm nhận được. Mẹ hãy chờ thêm một thời gian nữa nhé.
Cơ thể người mẹ khi bước sang tuần thai thứ 7 sẽ có một số thay đổi nhỏ với những biểu hiện cụ thể sau:
Những cơn đau bụng âm ỉ trong thời gian này là một trong những triệu chứng khá phổ biến ở mẹ bầu. Tuy nhiên, các thai phụ cũng cần quan tâm tới một số lưu ý sau đây, tránh chủ quan dẫn đến hậu quả không đáng có.
Sau khi kết thúc quá trình thụ tinh để tạo thành các tế bào phôi thai ban đầu, hợp tử này sẽ chuyển sang giai đoạn “làm tổ”. Giai đoạn này có thể sẽ kéo dài khoảng hơn 1 tuần và kèm theo những cơn đau bụng lâm râm do các tế bào phôi thai hoạt động tại vùng tử cung gây áp lực tới vùng bụng. Vậy nên, thai phụ không cần lo lắng bởi đây là một trong những triệu chứng cơ bản, thường gặp khi mang thai.
Cảm giác đau quặn, khó chịu ở vùng bụng có thể là triệu chứng do tình trạng nôn nghén gây ra. Hệ thống tiêu hóa trong thời gian mang thai sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi nôn mửa liên tục, cơ thể bị mất nước, chức năng của hệ bài tiết suy giảm. Hậu quả của tình trạng này là táo bón kéo dài và những cơn đau bụng lâm râm vô cùng khó chịu.
Hiện tượng này tương tự như tình trạng đau bụng kinh ở phụ nữ khi đến kỳ. Khi mang thai 7 tuần, mẹ bầu cũng phải trải qua những thời điểm xương chậu và tử cung co bóp gây đau bụng, nhức mỏi lưng. Mẹ sẽ cảm thấy đau nghiêm trọng nhất khi đứng trong một thời gian dài hay khi cơ thể phải trải qua những cử động mạnh như hắt ho, ho, thậm chí cả khi cười.
Sự hình thành và phát triển của thai nhi dựa vào hoạt động của hệ thống nội tiết trong cơ thể mẹ. Hệ này giúp kích thích hoạt động của các tế bào bằng cách ức chế gia tăng hàm lượng hóoc-môn thai kỳ. Quá trình này sẽ gây ra một số tác động tới cơ thể mẹ bầu, điển hình là những cơn đau bụng âm ỉ xảy ra thường xuyên.
Nếu gặp phải một trong những dấu hiệu sau đây với những cơn đau bụng, mẹ bầu không nên chủ quan. Hãy tiến hành kiểm tra ngay để được phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời.
Nếu hiện tượng đau bụng thuộc trường hợp an toàn với các triệu chứng thường gặp, mẹ bầu có thể uống trà gừng, bổ sung thực phẩm thanh đạm, giàu chất xơ... để làm ấm bụng, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa và làm giảm cơn đau. Tuy nhiên, khi phát hiện bản thân có những triệu chứng bất thường, mẹ nên đi khám bác sĩ để kịp thời điều trị.
Thai nhi 7 tuần tuổi đã có những bước phát triển nhất định cả về hình dáng bên ngoài cũng như các chức năng bên trong của cơ thể. Chính vì thế, đây là giai đoạn thích hợp để mẹ bầu tiến hành siêu âm hình ảnh thai nhi và kiểm tra quá trình phát triển của bé yêu. Hình ảnh siêu âm thai 7 tuần tuổi sẽ cho biết nhiều chỉ số sức khỏe quan trọng giúp mẹ hình dung rõ ràng, cụ thể mức độ phát triển của bé yêu vào thời điểm này.
Trong thời gian này, mẹ bầu nên chuẩn bị đầy đủ kiến thức sinh sản để có thể bảo vệ sức khỏe thai nhi tốt nhất. Những điều nên làm khi bước sang tuần thứ 7 của thai kỳ là:
Trong 7 tuần đầu thai kỳ, mẹ bầu cần tạo dựng một chế độ sinh hoạt lành mạnh, tránh những thói quen dưới đây:
Thai 7 tuần đã có những bước phát triển rõ rệt. Đây cũng là thời điểm mẹ nên tiếp tục thai giáo mỗi ngày cho bé với những cách thức phù hợp như:
Trên đây là những kiến thức thai giáo cho mẹ bầu mang thai 7 tuần và các thông tin cần thiết để mẹ có sức khỏe tốt và con yêu phát triển khỏe mạnh. Để tìm hiểu thêm những nội dung thai giáo tương tự, mẹ hãy tải siêu ứng dụng Mamibabi ngay mẹ nhé!
---
Mamibabi là app Thai giáo phong phú nhất trên thị trường với hơn 3000 hoạt động Thai giáo. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: http://onelink.to/jfhnzv