Buồn nôn (hay còn gọi là ốm nghén) là tình trạng phổ biến bà bầu khi mang thai gặp phải. Đây là thời kỳ mà bà bầu cảm thấy mệt mỏi và áp lực nhất trong thời gian mang bầu. Vậy nghén là gì là sao để giảm nghén cho bà bầu khi mang thai? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Mamibabi tìm hiểu mẹ bầu nhé!
Hãy xem tâm sự của một mẹ: “bầu bí nghén ngẩm nghĩ nó chán các mẹ ạ, sáng mở mắt ra là thấy một bầu trời u ám rồi, khó ăn, khó tiêu, ngửi mùi gì cũng sợ, ăn vào ngồi thở cũng mệt, ngày ói vài bận là ít. Chiều đi làm về tới nhà chỉ nằm bệt, không muốn làm gì hết (may chồng thương, chồng bao sân hết từ nấu cơm, giặt giũ, tắm gội cho đứa lớn), thi thoảng khó chịu quá lại tu lên khóc nức nở như ai làm gì các mẹ ạ?.
Mình mang bầu lần 2 mà chẳng thấy nó dễ chịu chút nào, mong lắm cái cảm giác thèm ăn, mong hết nghén hết ói, hic hic”
Bầu người nghén ngọt nghén chua
Bầu này nghén ngủ say sưa đêm ngày
Bầu này bầu ở trên mây
Chồng thời để đấy, ai thương, bầu mời…
Nghén là tình trạng gặp phải khi bà bầu ở tuần thứ 6-7 của thai kỳ. Biểu hiện rõ ràng nhất của nghén là tình trạng buồn nôn, nôn mửa vào buổi sáng. Thông thường, tình trạng ốm nghén của bà bà bầu sẽ tự ngưng ở tuần thứ 12-14 của thai kỳ.
Ngoài ra, nghén còn được xem là một tình trạng tích cực bởi khi mẹ bầu có tình trạng nghén thông thường sẽ ít có dấu hiệu sẩy thai hay thai lưu hơn những bà bầu không gặp tình trạng nghén trong thai kỳ.
Tình trạng nghén hầu như không ảnh hưởng gì đến thai nhi. Tuy nhiên, nghén là thời kỳ bà bầu cảm thấy mệt mỏi và áp lực nhất. Nhiều bà bầu nghén đến nỗi thậm chí không thể đi làm hay sinh hoạt như bình thường được.
Mỗi bà bầu sẽ có những triệu chứng ốm nghén khác nhau. Nhưng tựu chung lại, dưới đây là những triệu chứng ốm nghén thông thường mẹ bầu gặp phải:
Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, thai nhi sẽ bắt đầu hình thành và phát triển trong bụng mẹ gây ra sự thay đổi nội tiết; Điều này dẫn đến tình trạng buồn nôn, nôn mửa của bà bầu vào mỗi buổi sáng.
Trong giai đoạn nghén, bà bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi, tiểu ít, mất nước; trong người lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi kèm hoa mắt, chóng mặt. Nhiều bà bầu còn không thể đi làm hoặc sinh hoạt bình thường vì tình trạng ốm nghén.
Khi mang bầu, khứu giác của mẹ bầu thường rất nhạy cảm. Bởi vậy, khi gặp phải mùi đồ ăn nặng mùi mẹ bầu cảm thấy rất sợ. Nhiều bà bầu còn ám ảnh mùi đồ ăn đến khi đẻ xong vẫn chưa dám ăn vì “nỗi ám ảnh ốm nghén” còn chưa nguôi ngoai.
Ốm nghén khi mang thai do sự tác động của nhiều yếu tố. Tuy nhiên, thông thường nguyên nhân của ốm nghén được xác định từ những điều sau:
Sự thay đổi nội tiết tố HcG hay còn gọi là human chorionic gonadotropin là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra triệu chứng ốm nghén của bà bầu khi mang thai. Khi bà bầu mang thai, nội tiết tố hcG sẽ tăng lên gấo đôi và ảnh hưởng của nó gây ra cho bà bầu chính là tình trạng buồn nôn, khó chịu, nôn mửa.
Khi bà bầu bắt đầu mang thai, nồng độ estrogen cũng tăng lên gấp 3 bởi vậy khứu giác cũng sẽ nhạy hơn gấp 3 lần. Bởi vậy, mẹ bầu thường cảm thấy sợ mùi thức ăn hay những mùi thông thường như nước hoa, khói thuốc lá, thực phẩm tươi sống.
Khi mang thai, những thay đổi trong hệ tiêu hoá cũng làm triệu chứng ốm nghén trở nên nặng hơn. Những tháng đầu mang thai, mức độ progesterone tăng lên đáng kể trong tử cung để hỗ trợ phôi thai phát triển. Điều này gây ra tình trạng chậm tiêu hoá, làm tích tụ thức ăn trong dạ dày dẫn đến tình trạng buồn nôn.
Nghe chừng có vẻ không liên quan nhưng mẹ bầu biết không? Những mẹ bầu có tiền sử say xe thì dạ dày thường rất dễ nhạy cảm. Vì thế khi mang bầu cũng dễ xảy ra những tình trạng ốm nghén, nôn mửa trong những tháng đầu mang thai.
Nếu mẹ bầu là lần thứ hai mang thai, lần đầu tiên đã xảy ra tình trạng ốm nghén thì lần bầu thứ hai, tình trạng ốm nghén sẽ rất dễ xảy ra. Thậm chí ốm nghén còn có thể nặng hơn lần đầu đó mẹ bầu.
Ngoài ra, nếu trong gia đình mẹ bầu có tiền sử ốm nghén như mẹ, chị ruột trong nhà đều bị ốm nghén thì có thể gen di truyền đó sẽ di truyền đến mẹ bầu. Và nguy cơ mẹ bầu bị ốm nghén khi mang thai sẽ cao hơn nhiều.
Khi mẹ bầu mang thai bé gái thì trạng ốm nghén sẽ có thể nặng hơn khi mang thai bé trai. Đây cũng là cách mà nhiều mẹ bầu dùng để phân biệt giới tính con cái. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là dự đoán mang tính tương đối, chưa có gì là chắc chắn.
Để giảm bớt tình trạng ốm nghén, bà bầu có thể tham khảo một số cách giảm nghén an toàn dưới đây nhé:
Để đảm bảo thai nhi luôn được cung cấp đầy đủ các loại chất dinh dưỡng, mẹ bầu nên bổ sung các loại vitamin dạng nước hoặc dạng như sắt, axit folic,... Các chất dinh dưỡng này có thể giúp mẹ bầu giảm được phần nào tình trạng ốm nghén khi mang thai.
Tuy nhiên, mẹ bầu không nên tự ý sử dụng các loại vitamin bừa bãi. Trước khi bổ sung các loại vitamin thì mẹ bầu nên tham vấn ý kiến của bác sỹ để lựa chọn được những loại vitamin phù hợp với bản thân.
Để giảm nghén an toàn, bà bầu cũng có thể sử dụng chanh tươi để tránh tình trạng buồn nôn. Mẹ bầu lấy một cốc nước ấm sau đó thả một vài lát chanh tươi, vừa làm việc vừa nhấm nháp; Đây cũng là một cách chống buồn nôn hiệu quả đó mẹ.
Khi mang bầu, việc cung cấp đủ nước là việc rất quan trọng. Đặc biệt trong những tháng đầu tiên khi mang thai, khi tình trạng ốm nghén bắt đầu, việc bổ sung đầy đủ nước giúp mẹ bầu giảm thiểu đáng kể tình trạng ốm nghén. Mỗi giờ mẹ bầu nên bổ sung 1 cốc nước để giảm thiểu tình trạng buồn nôn và khó chịu.
Để giảm nghén an toàn, mẹ bầu nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắc như: trứng, thịt bò, cá, các loại rau xanh,... Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên bổ sung các loại thực phẩm giảm nghén như táo và bánh mì.
Cơ thể của mẹ bầu không ngủ đủ giấc sẽ khiến mẹ bầu không thể chống chọi được các triệu chứng ốm nghén. Do đó, mẹ bầu cần ngủ đủ 8 giờ mỗi đêm và nghỉ ngơi bất cứ khi nào mẹ bầu cảm thấy cơ thể mệt mỏi.
Ngoài ra, để hạn chế tình trạng mệt mỏi vì ốm nghén, lo lắng và stress; Mỗi sáng ngủ dậy mẹ bầu hãy cố gắng dậy từ từ thay vì bật dậy ngay lập tức.
Khi tình trạng ốm nghén trở nên phức tạp khiến cơ thể mẹ bầu trở nên suy kiệt, mệt mỏi. Mẹ bầu có thể xem xét sử dụng một số loại thuốc sau:
Vitamin B6 là loại thuốc rất hữu ích đối với một vài trường hợp bị ốm nghén ở mức độ thông thường. Đây là một trong những phương pháp điều trị hàng đầu và hiệu quả chứng ốm nghén
Các loại thuốc chống trào ngược dạ dày như Zantac hoặc Pepcid cũng rất hiệu quả trong trường hợp bà bầu thường xuyên bị nôn bởi các ảnh hưởng về dạ dày hay đường ruột.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể sử dụng thuốc kháng histamine để điều trị chứng buồn nôn trong thai kỳ. Tuy nhiên, thuốc kháng histamine có triệu chứng phụ gây buồn ngủ. Bởi vậy, mẹ bầu cần cẩn trọng khi sử dụng.
Ngoài các loại thuốc kể trên để điều trị các triệu chứng buồn nôn và nôn thông thường. Khi tình trạng mẹ bầu trở nên phức tạp hơn, mẹ bầu có thể đến gặp bác sỹ và tham khảo những loại thuốc dưới đây:
Những loại thuốc trên có những rủi ro đến nhất định, bởi vậy mẹ bầu không được tự ý sử dụng mà phải tham vấn ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng mẹ bầu nhé.
Ngoài ra, khi tình trạng ốm nghén của mẹ bầu trở nên nghiêm trọng hơn, mẹ bầu nên lập tức đến gặp bác sỹ: