Sàng lọc trước sinh sẽ giúp cho mẹ hiểu rõ về sự phát triển của thai nhi và những nguy cơ mà bào thai có thể gặp phải. Vậy trong trường hợp kết quả sàng lọc trước sinh bất thường mẹ bầu nên làm gì để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con?
Bài viết được viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Lệ - Bác sĩ Sản Phụ khoa - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng
Khi mang thai, người mẹ rất dễ chịu ảnh hưởng bởi những tác động bên ngoài làm ảnh hưởng đến sức khỏe, bởi vậy có nhiều khả năng thai nhi cũng bị ảnh hưởng bởi những tác nhân đó. Hơn thế nữa, trong quá trình mang thai có những đột biến mà người mẹ không thể kiểm soát được. Để biết được tình trạng phát triển của thai nhi, các mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh sớm nhất có thể nhằm nắm được tình trạng phát triển của con.
Sàng lọc trước sinh bao gồm:
Thông thường những xét nghiệm sinh hóa, huyết học để sàng lọc gồm những xét nghiệm sau:
Thalassemia là nhóm bệnh thiếu máu tan máu di truyền phổ biến nhất tại Việt Nam và trên thế giới, tạo gánh nặng lớn cho gia đình và xã hội. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác định thalassemia là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và khuyến cáo các nước Đông Nam Á nên chọn thalassemia là một trong những ưu tiên hàng đầu về di truyền người.
Các thai phụ có thể thực hiện kết hợp giữa phương pháp siêu âm và xét nghiệm NIPT hoặc Double test. Thực hiện siêu âm với mục đích kiểm tra và đo các chỉ số về độ mờ da gáy cùng với chiều dài mũi của em bé,... để đánh giá các dị tật bẩm sinh sớm và các dấu chỉ bất thường nhiễm sắc thể.
Với trường hợp làm double test sẽ được đánh giá nguy cơ rối loạn nhiễm sắc thể qua combined test, sau khi được hiệu chỉnh với những yếu tố nguy cơ như tuổi mẹ, chủng tộc, cân nặng mẹ, tình trạng hút thuốc, thai IVF.... Đánh giá nguy cơ cao nếu > 1/250, nguy cơ thấp nếu < 1/1000, nguy cơ ngưỡng nếu trong giới hạn 1/250 đến 1/1000
Ở giai đoạn này, với những bào thai có nguy cơ cao mắc dị tật bẩm sinh sau khi sàng lọc ở giai đoạn đầu các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra dịch ối cho mẹ bầu. Để kiểm tra dịch ối, bác sĩ dùng một ống chích hút để lấy 20ml nước ối của mẹ bầu tiến hành phân tích đánh giá mẫu.
Ngược lại, nếu trong giai đoạn đầu của thai kỳ sàng lọc nguy cơ dị tật bẩm sinh thấp, mẹ bầu sẽ không cần thực hiện chọc ối. Lúc này mẹ bầu chỉ cần thực hiện siêu âm hình thái học nhằm chẩn đoán dị tật qua hình ảnh.
Nếu giai đoạn đầu thai phụ chưa làm những xét nghiệm sàng lọc thì có thể lựa chọn xét nghiệm NIPT hay Triple test. Nguy cơ đánh giá của Triple test cũng tương tự như double test qua tỉ lệ >1/250 nguy cơ cao, nguy cơ thấp nếu < 1/1000, nguy cơ ngưỡng nếu trong giới hạn 1/250 đến 1/1000.
Chỉ cần thực hiện siêu âm đánh giá sự phát triển của thai hay siêu âm hình thái khi cần thiết để chẩn đoán kỹ và chính xác hơn về những dị tật có thể gặp ở bé.
Với những kết quả trong nhóm nguy cơ nguy cơ cao về sàng lọc (double test, triple test hay NIPT) sẽ được tiến hành có thủ thuật xâm lấn (kiểm tra dịch ối) để làm xét nghiệm chẩn đoán gen, nhiễm sắc thể.
Kết quả sẽ được bác sĩ chuyên khoa tiền sản hoặc di truyền tư vấn nguyên nhân, hướng theo dõi, điều trị, can thiệp hoặc chấm dứt thai kỳ với những dị tật bẩm sinh nặng.
Tốt nhất, khi nhận thấy kết quả sàng lọc trước sinh bất thường mẹ bầu không nên quá hoang mang mà cần gặp bác sĩ để được tư vấn cũng như có hướng giải quyết tránh ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của bản thân cũng như thai nhi.
Nguồn: vinmec.com
---
Mamibabi là app Thai giáo phong phú hàng đầu tại Việt Nam với hơn 3000 hoạt động Thai giáo và 1 triệu mẹ tin dùng. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app