Cảnh báo nguy hiểm tiền sản giật thai kỳ: mối đe dọa tiềm tàng cho mẹ bầu và thai nhi

5/5 (283 đánh giá)

Tiền sản giật là hội chứng bệnh lý nghiêm trọng, xuất hiện ở giai đoạn sau của thai kỳ. Tình trạng tăng huyết áp ở thai phụ nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm với cả mẹ và thai nhi. Để có 1 thai kỳ khỏe mạnh an toàn, mẹ cần nắm được những thông tin quan trọng về bệnh tiền sản giật, nguyên nhân, triệu chứng và biến chứng của bệnh. 

Cảnh báo nguy hiểm tiền sản giật thai kỳ: mối đe dọa tiềm tàng cho mẹ bầu và thai nhi

Tiền sản giật là bệnh lý phức tạp, thường xảy ra khi mẹ mang thai từ tuần thứ 21 của thai kỳ. Theo số liệu thống kê từ tổ chức y tế thế giới (WHO) thì có khoảng 2-8% bà bầu bị tiền sản giật. Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc bệnh cũng khác nhau tùy vào từng khu vực trên thế giới. Bà bầu bị tiền sản giật nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, nguy hiểm nhất là bệnh có thể gây tử vong cho cả mẹ và bé. 

Tìm hiểu chung về bệnh tiền sản giật

Bệnh tiền sản giật là biến chứng nghiêm trọng trong giai đoạn thai nghén. Bệnh xuất hiện khi mẹ bầu có huyết áp tăng cao, kéo theo các dấu hiệu tổn thương các bộ phận khác, dễ gặp nhất là thận. Tiền sản giật có thể xảy đến với bất cứ ai, ngay cả với mẹ bầu có huyết áp bình thường cũng có thể mắc bệnh. 

Tiền sản giật là giai đoạn trước khi bắt đầu cơn sản giật ở sản phụ. Giai đoạn sản giật có thể kéo dài khoảng vài giờ, vài ngày và thậm chí là vài tuần. Mẹ bầu đừng chủ quan khi kiểm tra thấy huyết áp tăng nhẹ, bởi rất có thể đây là dấu hiệu của triệu chứng tiền sản giật. Qua thăm khám định kỳ, bác sĩ sẽ xác định xem mẹ có nằm trong nguy cơ bị tiền sản giật hay không để đưa ra cách điều trị tốt nhất.

Nguyên nhân tiền sản giật khi mang thai

Cho đến tận bây giờ, các bác sĩ vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính gây bệnh tiền sản giật ở phụ nữ mang thai. Theo các chuyên gia sản khoa nguyên nhân gây bệnh có thể là từ nhau thai (cơ quan nuôi dưỡng thai kỳ khi ở trong bụng mẹ). 

Khi mẹ mới mang thai, các mạch máu trong cơ thể bắt đầu phát triển để đảm bảo đủ lượng máu vào nhau thai. Với mẹ bầu bị tiền sản giật, các mạch máu phát triển không bình thường hoặc không phát triển đủ. Các mạch máu hẹp hơn so với bình thường và không đáp ứng được các kích thích nội tiết tố, gây cản trở hoạt động dẫn máu vào nhau thai. Nguyên nhân của sự bất thường kể trên xuất phát là do lượng máu vào tử cung không đủ, mạch máu bị tổn thương , do gen hoặc hệ miễn dịch đang gặp vấn đề.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ tiền sản giật

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị tiền sản giật của mẹ bầu có thể kể ra như:

  • Mẹ bầu hoặc người thân trong gia đình có tiền sử tiền sản giật
  • Bị tăng huyết áp mãn tính
  • Mang thai lần đầu
  • Có con với người chồng thứ 2 trở lên
  • Phụ nữ mang thai trên 40 tuổi và trẻ vị thành niên
  • Phụ nữ da màu (da đen) 
  • Sản phụ bị béo phì làm tăng nguy cơ bị tiền sản giật
  • Khoảng cách giữa các lần mang thai dưới 2 năm hoặc trên 10 năm
  • Mẹ có tiền sử của các bệnh lý khác như đau nửa đầu, tiểu đường tuýp I, tiểu đường tuýp II, lupus ban đỏ, bệnh thận…
  • Thụ tinh trong ống nghiệm

Triệu chứng tiền sản giật phổ biến

Biểu hiện bệnh tiền sản giật gồm 3 triệu chứng chính: tăng huyết áp, tăng protein niệu và phù.

Tăng huyết áp

Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất nếu mẹ bị tiền sản giật đó là tăng huyết áp thai kỳ. Trong đó:

  • Huyết áp tối đa ≥  140mmHg và/ hoặc huyết áp tối thiểu ≥  90mmHg. Mẹ đo 2 lần cách nhau ít nhất 4 tiếng khi nghỉ ngơi. Tình trạng tăng huyết áp này thường xảy ra ở phụ nữ mang thai từ 20 tuần trở lên, có huyết áp bình thường trước đó.
  • Với các trường hợp mẹ bầu có huyết áp tối đa ≥  30mmHg hoặc huyết áp tối thiểu ≥  15mmHg so với trước khi mang thai được xếp vào đối tượng có thể xuất hiện tiền sản giật. Mẹ bầu cần phải được quan tâm, chú ý đặc biệt hơn.
  • Huyết áp tâm thu ≥ 160mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥  110mmHg cần nhanh chóng xác định và kịp thời chỉ định thuốc hạ huyết áp.
  • Diễn biến bệnh tỷ lệ thuận với chỉ số huyết áp của mẹ, huyết áp càng cao thì mức độ tiền sản giật càng nặng.

Protein niệu

Qua xét nghiệm nước tiểu trong vòng 24 giờ, các bác sĩ sẽ các định được mức độ protein niệu của bà bầu. Hàm lượng protein niệu > 0,3g/l nếu mẫu nước tiểu được lấy trong vòng 24h, với nước tiểu lấy ngẫu nhiên nếu lượng protein niệu > 0,5g/l chứng tỏ protein niệu dương tính. 

Phù

Mẹ bầu hay nhầm lẫn giữa tình trạng phù sinh lý và phù bệnh lý. Phù sinh lý hay gặp khi mẹ ở giai đoạn cuối của thai kỳ, mẹ có thể bị phù nhẹ ở chân, thường hay phù vào buổi chiều tối. Lúc này, mẹ chỉ cần nằm nghỉ ngơi, kê chân trên gối cao thì tình trạng phù sẽ tự động hết.

Biểu hiện phù bệnh lý là tình trạng phù trắng mềm, khi ấn vào vị trí phù thì da lõm xuống. Thời gian phù kéo dài cả ngày, phù từ buổi sáng và không hết. Tình trạng phù hay thấy ở mu chân, mu tay, mặt trước xương chậu. Mẹ bầu có thể phát hiện phù bệnh lý bằng cách ấn trên nền cứng, kéo theo với đó là việc mẹ tăng cân quá nhanh và quá nhiều trong thai kỳ. 

Các triệu chứng khác

Bên cạnh những dấu hiệu trên thì mẹ bầu bị tiền sản giật còn có những triệu chứng khác như:

  • Nhức đầu, đau đầu dữ dội
  • Đau bụng trên, thường mẹ sẽ hay bị đau ngay dưới sườn bên phải (hạ sườn phải)
  • Buồn nôn hoặc nôn thường xuyên
  • Giảm thị lực, nhìn mờ, thay đổi tầm nhìn, mất tầm nhìn tạm thời, nhạy cảm với ánh sáng
  • Tiểu ít, tiểu không có nước tiểu, lượng nước tiểu giảm nhiều
  • Số lượng tiểu cầu giảm khi làm xét nghiệm phân tích tế bào máu
  • Chức năng gan suy giảm
  • Khó thở
  • Có đạm trong nước tiểu (tiểu đạm)
  • Xuất hiện các dấu hiệu tổn thương của thận

Biến chứng bệnh tiền sản giật ở thai phụ

Tiền sản giật nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của cả 2 mẹ con.

Với mẹ

  • Biến chứng sản giật
  • Phù não, xuất huyết não – màng não
  • Xuất huyết võng mạc, phù võng mạc, mù mắt
  • Rau bong non
  • Chảy máu trong gan, chảy máu dưới bao gan, vỡ gan, suy gan
  • Phù phổi cấp, suy tim cấp
  • Giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu – chảy máu
  • Viêm thận mạn

Với thai nhi

  • Chậm phát triển, thai non tháng, suy dinh dưỡng
  • Thai chết lưu
  • Sinh non
  • Tỷ lệ mổ khi sinh cao
  • Nguy cơ tử vong ngay sau khi sinh

Hiện nay, chưa có 1 phương pháp chuyên biệt nào để điều trị tiền sản giật khi mang thai. Bà bầu cần phải đi thăm khám thường xuyên để sớm phát hiện bệnh nếu chẳng may mắc phải. Bên cạnh phác đồ điều trị của bác sĩ thì mẹ bầu cũng cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học. Đừng quên liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa khi thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường mẹ nhé!

BÀI LIÊN QUAN
ĐÁNH GIÁ
5 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sức khỏe
BÀI MỚI ĐĂNG