Mẹ bầu nên ăn gì vào tháng thứ 6?

4.9/5 (346 đánh giá)

Mang thai tháng thứ 6 là giai đoạn cuối cùng của tam cá nguyệt thứ 2 với những sự phát triển đáng kể của thai nhi dẫn tới sự gia tăng nhanh chóng của vòng bụng người mẹ. Do đó, dinh dưỡng cho mẹ bầu trong giai đoạn này là hết sức quan trọng vì các chất sẽ được chuyển hóa gần như hoàn toàn cho cơ thể thai nhi.

Mẹ bầu nên ăn gì vào tháng thứ 6?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Lê Hồng Liên - Bác sĩ Siêu âm thai - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Những thay đổi về nhu cầu dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 6

Khi mang thai tháng thứ 6 thì thai nhi đã có được sự phát triển đáng kể với trọng lượng có thể đạt đến 320-350g, chiều dài khoảng hơn 25,5 cm. Trọng lượng chuẩn của người mẹ trong giai đoạn này nên tăng khoảng 4,5 kg và không nên thừa cân quá nhiều.

Vào tháng thứ 6 của thai kỳ, người mẹ đã dẫn kiểm soát được những cơn buồn nôn, ốm nghén nên có thể ăn ngon miệng hơn, cảm giác đói bụng cũng có thể tăng vì thai nhi đã cần nhiều chất dinh dưỡng hơn. Nhu cầu dinh dưỡng của mẹ và bé tăng cao trong giai đoạn này có thể dẫn tới thiếu máu ở người mẹ vì vậy cần tăng cường mức dinh dưỡng tập trung vào vitamin, canxi, các thực phẩm dinh dưỡng đến từ nhiều nguồn khác nhau.

Phụ nữ mang thai tháng thứ 6 nên ăn gì?

Trong giai đoạn này thực phẩm dành cho thai phụ cần chú ý cả về số lượng lẫn chất lượng, có thể chia ra các nhóm thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu vitamin C: Cần thiết cho sự duy trì và hồi phục các mô trong cơ thể, giúp cải thiện hiện tượng chảy máu chân răng có thể gặp trong giai đoạn này thông qua các thực phẩm như cam chanh, dâu tây, bắp cải, khoai lang, ớt chuông
  • Các loại rau quả và trái cây: Giúp cải thiện tình trạng táo bón thường gặp trong thai kỳ, đặc biệt là khi thai nhi bắt đầu phát triển lớn hơn.
  • Thực phẩm giàu acid folic: Là một loại acid quan trọng trong sự phát triển của não bộ thai nhi ở cuối tuần thai thứ 24. Các thực phẩm giàu acid folic có thể là bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, hạt hướng dương, bí ngô, hạt vừng, đậu phộng, hạnh nhân, đậu bắp, đậu Hà Lan, nho, chuối
  • Thực phẩm giàu carbohydrate: Là nguồn năng lượng chính cho cơ thể người mẹ, tùy thuộc vào cân nặng của mẹ mà có thể xây dựng chế độ ăn phù hợp. Một số loại thực phẩm chứa nguồn carbohydrate tốt gồm yến mạch, chuối, khoai lang, cam, bưởi, việt quất, táo, tuy nhiên những loại thực phẩm chứa lượng đường huyết cao như khoai tây, bánh mì nên được giới hạn số lượng vừa phải
  • Thực phẩm giàu protein: Thịt nạc, cá, trứng, đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu nành là những thực phẩm chứa nguồn protein lành mạnh mà thai phụ có thể sử dụng
  • Lượng nhỏ chất béo lành mạnh từ dầu thực vật, dầu đậu nành, hoặc quả bơ
  • Ngoài ra, việc uống nhiều nước cực kỳ quan trọng, nên uống tối thiểu 8 ly nước mỗi ngày, có thể thay đổi bằng các loại nước trái cây, sinh tốt

Các loại thực phẩm phụ nữ mang thai tháng thứ 6 nên tránh

Ngoài việc xây dựng chế độ ăn phù hợp với những thay đổi trong giai đoạn quan trọng này thì thai phụ cũng cần lưu ý một số loại thực phẩm nên tránh như sau:

  • Hải sản sống: Có khả năng mang hàm lượng methyl thủy ngân cao gây ra các bệnh lý nguy hiểm hoặc ngộ độc thực phẩm
  • Thịt chưa chín hẳn: Các món tái cũng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm, rất cần được phòng tránh trong quá trình mang thai
  • Thức uống nhiều caffeine: Có thể khiến thai nhi bị tăng nhịp tim và tiềm ẩn nguy cơ nghiện cà phê ngay từ trong bụng mẹ. Cơ thể thai nhi cũng chưa hoàn thiện trong cơ chế thải độc khi phải hấp thu một lượng lớn caffeine có thể gây hại cho cơ thể của trẻ
  • Đậu nành: Mặc dù là một thực phẩm được tiêu thụ nhiều nhưng đậu nành chứa phytoestrogen là hợp chất làm tăng khả năng sinh sản sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của não, cơ quan sinh dục và hệ miễn dịch của trẻ nếu sử dụng một lượng quá lớn
  • Thức ăn nhiều dầu mỡ: Lượng calo lớn trong đồ ăn nhanh có thể khiến chỉ số đường huyết của mẹ bầu tăng đột biến rồi hạ xuống gây nên cảm giác khó chịu, mệt mỏi và suy yếu các cơ quan về lâu dài trong cơ thể
  • Thức quá cay: Các gia vị cay nồng khi vào cơ thể có thể khiến dạ dày khó chịu dẫn tới ợ nóng, khó tiêu không tốt cho sức khỏe của thai phụ
  • Đồ ăn nhiều đường, nước ngọt có gas: Việc nạp quá nhiều đường vào cơ thể có thể khiến thai phụ hao tổn lượng canxi gây loãng xương sau này, hơn nữa còn làm tăng nguy cơ đái tháo đường thai kỳ
  • Đồ ăn quá mặn: Có thể làm tình trạng tích nước gây phù nề, tăng huyết áp, gây áp lực lên thận và thậm chí là nhiễm độc thai nghén

Nguồn: vinmec.com 

---

Mamibabi hướng dẫn mẹ cách ăn đầy đủ trong 40 tuần mang thai để bé tăng cân, mẹ khỏe mạnh. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app

ĐÁNH GIÁ
4.9 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Dinh dưỡng
BÀI MỚI ĐĂNG