Thai giáo tháng thứ 5 như thế nào để thai nhi thông minh vượt bậc? Tháng thứ 5 là thời điểm đa số mẹ bầu đã cảm nhận được những cú đạp nhẹ đầu tiên của bé. Một số mẹ nhạy cảm hơn đã cảm nhận được từ tháng trước đó. Những cú đạp này chính là một “bước tiến diệu kỳ” trong sự phát triển của bé. Trong bài viết này, Mamibabi sẽ chia sẻ những thay đổi của mẹ và bé. Bên cạnh đó là cách thai giáo cho thai nhi tháng thứ 5 hiệu quả nhất.
Giống như tháng thứ 4, trong tháng thứ 5, mẹ có thể cảm thấy mình nhiều năng lượng hơn so với 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Tuy vậy, mẹ vẫn có thể gặp phải một số triệu chứng khó chịu dưới đây:
Đau lưng: Khi thai nhi to lên, trọng tâm cơ thể của mẹ sẽ thay đổi; kéo theo tư thế, dáng đi cũng thay đổi. Điều này có thể gây ra việc căng cơ ở lưng dưới. Lúc này, các cơ của mẹ phải làm việc nhiều hơn để hỗ trợ nâng đỡ cơ thể nặng nề. Để giảm chứng đau lưng, mẹ nên tập các bài thể dục hoặc yoga bầu giúp cải thiện cơ lưng. Mỗi khi ngồi, mẹ nên dùng ghế có lưng tựa mềm mại hoặc kê thêm một chiếc gối ra sau lưng. Nếu đau lưng quá nhiều gây ảnh hưởng tới sinh hoạt, mẹ nên gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
"Não cá vàng": Nếu bạn làm mất chìa khóa hoặc không thể nhớ mật khẩu điện thoại là gì, đừng lo lắng. Nhiều mẹ vẫn thường tự nhận mình “não cá vàng” trong thời gian mang thai. Đây là hiện tượng bình thường, xảy ra do thay đổi hóoc-môn, căng thẳng hoặc thiếu ngủ. Để đỡ quên, mẹ có thể ghi lại những việc cần làm hoặc nhờ người thân nhắc nhở.
Khó ngủ: Bụng to lên có thể khiến mẹ bầu khó ngủ hơn, dù ở bất cứ tư thế nào. Mẹ hãy thử nằm nghiêng với một chiếc gối kẹp giữa hai đầu gối, và một chiếc gối mỏng hơn (hoặc khăn gập) đỡ dưới bụng. Hiện trên thị trường có nhiều loại gối bà bầu tiện dụng, mẹ có thể chọn mua để có những giấc ngủ dễ chịu hơn.
Cơn gò: Tháng 5 là thời điểm mẹ có thể phải trải qua những cơn gò tử cung. Đây là hiện tượng co thắt, có lúc là những cơn thắt nhẹ, có lúc lại đau quặn. Mẹ có thể gặp phải hiện tượng này vào cuối ngày hoặc sau khi quan hệ tình dục. Có những mẹ hoang mang không biết đây là gò sinh lý hay gò chuyển dạ (xảy ra khi sinh quá non). Thông thường, mẹ chỉ cần di chuyển hoặc thay đổi vị trí, cơn gò sẽ biến mất. Nhưng nếu cơn gò đến liên tục và quá đau, mẹ hãy tới gặp bác sĩ ngay.
Ngoài ra, trong tháng này, mẹ vẫn có thể gặp các triệu chứng giống những tháng trước như mệt mỏi, chóng mặt, nghẹt mũi, chán ăn… Tùy vào sức khỏe của mình và sự phát triển của bé, mẹ hãy chọn các cách thai giáo tháng thứ 5 phù hợp nhất.
So với tháng trước, trong tháng 5 này, thai nhi đã có nhiều thay đổi:
- Bé năng động hơn với những “cú đá ra trò”. Đôi khi, những cú đá này diễn ra rất nhanh, giống như một cái búng nhẹ. Những cú đạp của bé là một trong những điều “kỳ diệu” và giàu ý nghĩa nhất trong thai kỳ:
+ Nhờ những cú đạp của bé, mẹ nhận ra rằng đang thật sự có một sinh linh bé bỏng tồn tại trong mình
+ Nhiều mẹ rất xúc động, thậm chí có thể khóc trong lần đầu tiên cảm nhận bé đạp
+ Những cú đạp của bé khiến một số mẹ có cảm giác mình trở nên “ích kỷ”, dường như đây là “vật báu” của riêng mình và không muốn chia sẻ cùng ai
+ Những cú đạp “thay lời muốn nói” của bé là mẹ hãy an tâm, con vẫn khỏe mạnh và lớn lên mỗi ngày
+ Với những ngày bé đạp nhiều lên hoặc ít đi đột ngột, mẹ có thể cảm nhận được sự “bất ổn” của bé và tới gặp bác sĩ
+ Sau khi sinh, nhiều mẹ cho biết họ rất nhớ cái bụng tròn tròn và những cú đạp nhột nhột của thai nhi
- Cũng trong tháng 5 này, bé ngủ và thức dậy đều đặn. Bé có thể bị đánh thức bởi tiếng ồn bên ngoài. Vì vậy, mẹ đừng ngạc nhiên khi thấy bé đạp phản ứng sau khi nghe thấy một âm thanh lớn nhé
- Da của bé bắt đầu sản xuất lớp sáp (Vernix) và lông tơ trong tháng này. Lớp sáp là một lớp phủ bóng mượt, giúp bảo vệ da của bé trong túi ối. Lớp sáp này sẽ bao phủ toàn thân bé khi ra đời. Còn lông tơ mềm mịn sẽ giúp giữ lớp sáp trên thân bé. Đa số lông tơ biến mất trước khi bé được sinh ra. Nhưng một số bé sau khi sinh vẫn có những mảng nhỏ lông tơ ở các vùng khác nhau trên cơ thể.
- Cuối tháng thứ 5, bé sẽ rất hay mút ngón tay cái. Phản xạ mút chính là phần “khởi động" để chuẩn bị cho phản xạ ăn của bé sau khi sinh
- Kích cỡ của bé trong tháng này ngang với một quả ớt chuông hoặc quả chuối
Thật tuyệt vì mẹ và bé đã đi được hơn một nửa hành trình yêu thương của mình. Bên cạnh việc quan tâm tới sức khỏe của mình và sự phát triển của bé, mẹ đừng quên thai giáo tháng thứ 5 cho bé nhé!
1. Hỏi: Khi biết tôi mang thai, nhiều người xung quanh cho rất nhiều lời khuyên: Ăn cái này, uống cái kia, khám bác sĩ này, đẻ ở viện nọ… Quá nhiều lời khuyên làm tôi thấy rất hoang mang, không biết ai đúng ai sai để nghe theo nữa.
Trả lời: Trước tiên, hãy cảm ơn tất cả những người đã cho bạn lời khuyên. Tuy vậy, trước những lời khuyên, bạn nên chọn lọc và kiểm chứng. Ví dụ, đối với vấn đề dinh dưỡng, bạn nên đi khám để nghe bác sĩ tư vấn xem bạn đang thiếu chất gì, nên bổ sung gì; nên ăn nhiều thứ gì và cần tránh món gì. Đừng chỉ nghe theo những lời khuyên “uống cái này bổ lắm” hoặc “thuốc kia nhiều mẹ cũng uống lắm”.
Với các vấn đề như chọn bác sĩ nào hay đẻ ở viện nào, bạn nên làm theo 2 bước:
1. Xem các thông tin chính thức của bệnh viện đó, bác sĩ đó trên website hoặc mạng xã hội (nếu có). Từ đó bạn sẽ biết được giá thành, quy trình, cách thức làm việc của họ
2. Nếu thấy một bệnh viện hay một bác sĩ nào đó phù hợp với mình, bạn có thể tới đó khám hoặc nói chuyện trực tiếp để tìm hiểu rõ hơn. Sau đó mới quyết định có sinh ở viện đó hoặc có chọn bác sĩ đó hay không
Điều quan trọng là bạn có những lựa chọn phù hợp nhất với mình. Bệnh viện tốt và bác sĩ tốt rất nhiều, nhưng không phải ai cũng phù hợp với bạn.
2. Hỏi: Trong tháng này, tôi có thể biết được giới tính của bé chính xác 100% không?
Tháng thứ 5 là thời điểm bộ phận sinh dục của bé đã phát triển hơn. Và đa số bố mẹ sẽ biết được chính xác giới tính của con. Tuy nhiên, không có gì chính xác tuyệt đối 100% được. Sai sót vẫn có thể xảy ra do các yếu tố kỹ thuật khi siêu âm, do sự nhầm lẫn từ bác sĩ hoặc do tư thế nằm của bé không thật sự lý tưởng để biết được giới tính.
3. Hỏi: Con tôi là con gái. Tôi và chồng rất hạnh phúc vì điều này. Nhưng nhiều người hay nói những câu khó nghe như kiểu “Thôi cố đứa sau con trai” hoặc “Thôi thì con gái cũng được vậy”. Những lúc như vậy tôi rất muốn “nổi điên” và thấy không kiềm chế được. Có phải do “bầu bí” nên khó tính hơn không?
Trả lời: Đúng như bạn nói, việc “bầu bí” thường gây ra khó tính hơn bình thường. Tuy nhiên, ngay cả với các ông bố, những người không mang bầu, nếu nghe người khác... chê con gái của mình, chắc chắn nhiều bố cũng không thoải mái.
Trong trường hợp này, bạn không nên “nổi điên” bởi điều đó không tốt cho cả bạn và bé. Bạn nên:
- Dừng cuộc nói chuyện lại luôn, nói rằng bạn đang bận và hẹn gặp lại sau
- Niệm Phật, cầu nguyện hoặc hát thầm để xoa dịu cảm xúc khó chịu trong bạn
- Nói chuyện với những người đã có con gái để biết điều đó tuyệt vời như thế nào
- Đưa tay lên bụng, nhẹ nhàng xoa bụng và nói với con rằng con chính là điều quý giá nhất. Cảm ơn vì con đã đến với gia đình chúng ta
- Chia sẻ cùng chồng những cảm xúc khó chịu bạn vừa trải qua. Đồng thời cùng chồng lên kế hoạch thai giáo tháng thứ 5 và mua đồ cho bé trong các tháng tới
Dù ai nói gì đi nữa, cuộc sống của bạn sẽ do bạn quyết định. Hãy giữ tâm trạng tốt nhất trong thai kỳ. Tránh việc “nổi điên” vì bất cứ lý do gì vì điều này có thể ảnh hưởng không tốt tới bé yêu của bạn.
Tam cá nguyệt thứ 2 được cho là thời điểm lý tưởng nhất để thực hành thai giáo. Đây là lúc cơ thể mẹ bầu nhiều năng lượng nhất. Mẹ không bị nghén nhiều như 3 tháng đầu. Và cũng chưa cảm thấy quá nặng nề như 3 tháng cuối. Mẹ hãy cùng bố thai giáo tháng thứ 5 cho bé yêu thật tốt nhé!
Nhạc thai giáo tháng thứ 5 mp3 là một trong những nội dung được nhiều mẹ bầu tìm kiếm nhất khi muốn thai giáo cho con bằng âm nhạc. Mẹ hãy vào ngay mục "Nhạc thai giáo" của Mamibabi để cùng bé nghe nhạc mỗi ngày nhé.
Tháng thứ 5, bé đã nghe rõ các âm thanh bên ngoài bụng mẹ. Vì vậy, âm nhạc tiếp tục là yếu tố không thể thiếu khi bố mẹ thực hành thai giáo tháng thứ 5.
- Mẹ có thể cho bé nghe đa dạng loại nhạc như nhạc thiếu nhi, nhạc cổ điển, nhạc không lời… nhưng nhạc cần có tiết tấu vừa phải. Nên tránh các loại nhạc ồn ào hoặc tiết tấu dồn dập. Chúng có thể khiến bé cảm thấy mệt mỏi và tim đập nhanh hơn
- Nên cho bé nghe nhạc mỗi lần khoảng 10 phút và mỗi ngày 1 – 3 lần tùy thuộc thời gian rảnh rỗi của mẹ
- Nên tránh áp tai nghe vào bụng bé bởi bố mẹ sẽ khó kiểm soát được âm lượng bé nghe vào. Trong môi trường nước ối, âm thanh thường được khuếch đại và điều này dễ khiến bé khó chịu
- Nếu sở thích của mẹ là cho bé nghe nhạc thai giáo tháng thứ 5 vui nhộn, tốt nhất, mẹ nên cho bé nghe nhạc thiếu nhi, nhạc trẻ; nên tránh các loại nhạc ồn ào như nhạc rock.
Mẹ có thể cùng bé nghe nhạc thai giáo tháng thứ 5 mỗi ngày tại đây.
Để tìm hiểu kỹ hơn, bố mẹ có thể tham khảo các bài viết trong mục “Thai giáo bằng âm nhạc”.
Nếu đã đợc cuốn “Mẹ Nhật thai giáo”, hẳn bố mẹ đều hiểu rõ tầm quan trọng của việc trò chuyện cùng con yêu trong bụng. Việc trò chuyện không chỉ làm tăng sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, mà còn đem lại nhiều tác dụng diệu kỳ: Một số bé ngôi ngược sau một thời gian nói chuyện với bố mẹ đã trở nên ngôi thuận. Có những bé nhẹ cân sau khi được thai giáo trò chuyện đã tăng cân đúng chuẩn và phát triển khỏe mạnh. Lại có những bé tự mình tháo được dây rốn quấn cổ đúng như lời bố mẹ thủ thỉ…
Hãy để việc trò chuyện cùng con yêu trở thành một phần không thể thiếu khi thai giáo tháng thứ 5. Bố mẹ hãy nói với bé về những kỳ vọng và mong muốn của mình. Kết quả nhất được sẽ rất ngọt ngào.
Để việc trò chuyện với bé trở nên thú vị hơn, mẹ có thể đọc truyện thai giáo tháng thứ 5 cho bé nghe mỗi ngày. Sau khi đọc truyện, mẹ hãy kể chuyện thai giáo tháng thứ 5 cho bé mà không cần nhìn văn bản, đồng thời nói cho bé những bài học ý nghĩa của truyện. Mẹ có thể cùng bé đọc truyện thai giáo tháng thứ 5 tại mục "Truyện thai giáo" của Mamibabi nhé.
Ngoài truyện, thơ thai giáo tháng thứ 5 cũng là một nội dung rất hữu ích và thú vị mẹ có thể đọc để thai giáo cho bé mỗi ngày.
Mamibabi hiện đã có sẵn hàng trăm bài thơ hay cho mẹ bầu và thai nhi, mẹ có thể tham khảo tại đây.
Đây là phương pháp nhẹ nhàng và đơn giản, mẹ bầu nên thực hiện khi thai giáo tháng thứ 5. Nếu có thể, mỗi ngày, mẹ hãy dành thời gian ngồi thiền ở không gian yên tĩnh. Điều này giúp mẹ giảm căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian mang thai. Mẹ cũng sẽ kiểm soát tốt hơn những cơn nóng giận và bực bội của mình nếu có. Các triệu chứng ốm nghén khi mang thai cũng sẽ giảm đi phần nào.
Ngoài thiền, mẹ cũng nên dành 10 phút mỗi ngày để tưởng tượng về bé yêu của mình: Bé sau khi ra đời sẽ có khuôn mặt giống ai, đôi môi chúm chím của bé trông dễ thương thế nào, tóc bé sẽ màu đen nhánh hay nâu tơ… Điều này giúp bạn có những phút giây tĩnh lặng và hạnh phúc trong thai kỳ. Đồng thời, bé yêu sẽ cảm nhận rất rõ tình yêu mẹ dành cho mình.
Để hiểu rõ hơn về phương pháp này, mẹ có thể tham khảo bài viết “Cách thai giáo của người Nhật: Sức mạnh của trí tưởng tượng”, hoặc đọc cuốn sách “Thai giáo diệu kỳ theo phương pháp Shichida”.
Nếu đã từng tìm hiểu phương pháp thai giáo kiểu Do Thái, chắc mẹ biết rằng người Do Thái rất trọng việc học tập và nâng cao tri thức trong quá trình mang thai. Mẹ Do Thái tin rằng điều này sẽ giúp bé yêu ham học và thông minh ngay từ trong bụng mẹ. Đây cũng là một trong những lý do khiến Do Thái được mệnh danh là dân tộc thông minh nhất thế giới.
Khi thực hành thai giáo tháng thứ 5, mẹ hãy chú trọng tới việc đọc sách và chơi các trò chơi trí tuệ. Điều này mang lại nhiều lợi ích như: Giúp mẹ thư giãn, có thêm kiến thức và kỹ năng ở nhiều lĩnh vực, giúp bé yêu thông minh ngay từ trong bụng mẹ…
Tùy sở thích của mình, mẹ có thể đọc đa dạng các loại sách như sách thai giáo, sách nấu ăn, sách tâm lý, sách văn học… miễn sao các loại sách này có nội dung tích cực và giúp tâm trạng mẹ cảm thấy tốt hơn. Mẹ nên kết hợp cả đọc thầm và đọc thành tiếng để bé yêu có thể nghe được những gì mẹ đọc.
Mẹ cũng có thể chơi các trò chơi trí tuệ như Sudoku, ghép hình, tìm điểm khác nhau… Mẹ có thể tải các ứng dụng trò chơi trí tuệ về điện thoại của mình. Và mỗi ngày dành khoảng 10 - 15 phút để chơi các trò chơi này. Việc để trí não được “vận động” mỗi ngày không chỉ tốt cho việc thai giáo, mà còn giúp hạn chế hội chứng “não cá vàng” thường gặp ở bà bầu.
Trên đây là những điều cần lưu ý khi thai giáo tháng thứ 5 cho thai nhi. Mamibabi hy vọng mẹ và bé sẽ có những khoảng thời gian tuyệt vời bên nhau trong tháng này.
Nếu mẹ đang tìm kiếm các giáo trình thai giáo miễn phí, mẹ có thể tham khảo:
Để học thai giáo miễn phí cùng Mamibabi, mẹ chỉ cần làm 2 bước đơn giản:
---
Mamibabi là app Thai giáo phong phú nhất trên thị trường với hơn 3000 hoạt động Thai giáo. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: http://onelink.to/jfhnzv