Thai nhi phát triển bình thường, khoẻ mạnh là mong muốn của rất nhiều cặp vợ chồng. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp không may, thai ngừng phát triển - hay còn gọi là thai lưu. Trong bài viết dưới đây, Mamibabi sẽ đề cập đến tất cả những vấn đề về thai lưu mà mẹ bầu nào cũng nên biết.
Thai lưu là tình trạng thai nhi ngừng phát triển mà mất trong bụng mẹ hoặc trong khi sinh. Sảy thai hay thai lưu đều được hiểu là thai nhi đã mất nhưng lại là 2 tình trạng hoàn toàn khác nhau.
Chẳng hạn như sảy thai là tình trạng em bé mất trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Thai lưu là tình trạng em bé mất sau 20 tuần của thai kỳ.
Tuỳ theo thời điểm xảy ra sự việc, thai lưu được phân loại như sau:
Thai lưu dưới 20 tuần thường không có những triệu chứng rõ ràng, cụ thể. Tuy nhiên, một số bà bầu phát hiện thai lưu khi có những triệu chứng dưới đây:
Trong thời điểm trên 20 tuần của thai kỳ, lúc này bà bầu đã bước sang giai đoạn muộn của thời kỳ nghén. Bởi vậy, các triệu chứng cũng đã trở nên rõ ràng hơn. Các triệu chứng cụ thể như sau:
Nhiều bà bầu cảm thấy day dứt, hối hận, không ngừng đổ lỗi cho bản thân khi thai chết lưu. Trong thực tế, chưa thể xác định rõ được nguyên nhân thai chết lưu. Tuy nhiên một nghiên cứu mới đây về vấn đề thai chết lưu được hỗ trợ bởi NICHD - Viện quốc gia nghiên cứu về Sức khoẻ trẻ em và phát triển con người của Hoa Kỳ (SCRN) đã chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến thai chết lưu:
Các vấn đề với nhau thai: Gần một phần tư trong bốn thai chết lưu có thể là vấn đề với nhau thai. Ví dụ như nhau thai gây ra chết lưu là do nhau thai không đủ cung cấp máu cho trẻ. Bên cạnh đó, các vấn đề về nhai thai cũng là nguyên nhân hàng đầu của thai chết lưu xảy ra trước khi sinh.
Mang thai và những cơn đau đẻ do biến chứng: Đây là một vấn đề khiến cho một phần ba thai nhi chết lưu. Nó bao gồm các biến chứng như sinh non, mang thai song sinh hai hoặc ba. Biến chứng khi mang thai và đau đẻ là nguyên nhân dẫn đến thai chết lưu trước 24 tuổi.
Các vấn đề với dây rốn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai chết lưu. Ví dụ dây bị thắt nút hoặc vắt làm ngừng cung cấp oxy cho thai nhi đang phát triển.
Tăng huyết áp: Đối với trường hợp mẹ bầu bị cao huyết áp - dù là cao huyết áp mãn tính hay tiền sản giật cũng là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ tử vong cao cho trẻ.
Một số nguyên nhân khác: Ví dụ căng thẳng về vấn đề tài chính, thay đổi cảm xúc, stress vì công việc, gia đình; sử dụng các chất có hại cho sức khoẻ như thuốc lá, cần sa,... cũng là nguyên nhân dẫn đến thai chết lưu
Với những trường hợp thai nhi chết lưu, bác sỹ sẽ đề xuất phương án lấy thai nhi ra sớm. Bởi nếu để thai lưu lâu ngày trong thành tử cung sẽ làm tăng nguy cơ rối loạn đông máu, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng huyết gây nguy hiểm đến tính mạng của bà bầu.
Để lấy thai nhi chết lưu ra khỏi bụng mẹ bầu, mẹ cần phải làm các xét nghiệm cần thiết trước khi cho thai ra ngoài. Ngoài ra, tránh mổ lấy thai trừ khi không sinh được bằng được âm đạo hoặc thai chết lưu có nguy cơ đe doạ đến tính mạng của mẹ.
Mang thai là niềm vui của bất cứ cặp vợ chồng nào. Tuy nhiên, không phải ai cũng hưởng trọn niềm hạnh phúc lớn lao ấy. Việc mất con là nỗi đau đớn khiến cha mẹ day dứt. Cả bố mà mẹ cũng chẳng thể làm được gì khi thai đã chết lưu. Tuy vậy, bố mẹ hoàn toàn có thể lên kế hoạc để xác suất này xảy ra ít nhất có thể. Dưới đây là một số cách ngăn ngừa thai chết lưu và giúp mẹ mang thai an toàn trong suốt thai kỳ của mình:
Với những bà bầu có tiền sử thai lưu, để lần mang thai tiếp theo an toàn, mẹ bầu cần tuân thủ một số hướng dẫn dưới đây:
Việc sàng lọc các nguy cơ mang thai và xác định những bất thường trong quá trình tăng trưởng của thai nhi giúp hạn chế tối đa việc thai nhi chết lưu. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần có chế độ sinh hoạt và duy trì lối sống lành mạnh.